Chuyến thám hiểm Nam Cực 10 ngày giữa đại dịch
Dừng trên đảo, Sadie Whitelocks bất ngờ lao xuống nước lạnh, người tê cóng đến mức khi lên bờ cô phải uống một ly rượu để lấy lại cảm giác.
Sadie Whitelocks trong một lần vượt Đại Tây Dương.
Sadie Whitelocks (Anh) là một người đam mê phiêu lưu, chuyên viết và chụp ảnh du lịch cho các trang Mail Online, Metro, Independent… Cô còn là thành viên của câu lạc bộ Các nhà thám hiểm và Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh. Dưới đây là câu chuyện của Sadie về chuyến đi khám phá Nam Cực – lục địa lạnh nhất thế giới vào năm 2020:
Theo Adam, trưởng đoàn du thuyền Hondius thuộc công ty Oceanwide Expeditions chuyên tour thám hiểm, kế hoạch 10 ngày khám phá Nam Cực được đề ra ban đầu đã thay đổi, do đó chúng tôi đi xuống Vòng Cực Nam – nơi hầu hết tàu phá băng chở khách đều đi qua mỗi năm một lần.
Vì Nam Cực là châu lục lạnh lẽo và gió dữ dội nhất trái đất, các hải trình đều có thể thay đổi đột ngột không có lý do rõ ràng. Sau khi hướng 66,5 độ về phía nam đường Xích Đạo, hải trình của bạn sẽ phụ thuộc vào thời tiết.
Adam nói: “Không việc gì phải vội, hãy tận dụng thời gian mà tận hưởng hiện tại. Nam Cực là một trong những điểm du lịch đắt đỏ nhất mà không phải ai cũng tới được”.
Đi cùng tôi trên du thuyền là một nhóm du khách chuyên nghiệp. Một phụ nữ là nghệ sĩ ở Maryland (Mỹ) đi cùng một người bạn, đang đùa: “Chiếc thuyền này như một Liên Hợp Quốc nổi”.
Nhận xét của cô ấy khá đúng, bởi trên thuyền có khách tới từ khắp nơi, từ một đôi trẻ đi trăng mật, bác sĩ về hưu, người làm công nghệ, cho tới một tiếp viên hàng không đam mê tới bất kể vùng đất nào trừ ra phi trường. Điều ngạc nhiên nữa là lượng khách đi một mình như tôi có tới 30 người.
Chuyến du thuyền Nam Cực 10 ngày của Oceanwide Expedition sẽ tiếp tục ra khơi vào tháng 10 tới với giá từ 7.150 USD một người.
Video đang HOT
Chắc chắn khi nói đến các hành trình Nam Cực, nếu khởi hành từ cảng Ushuaia ở Argentina thì du khách sẽ phải băng qua eo biển Drake. Đó là nơi phân cách Nam Mỹ và châu Nam Cực, có vùng biển khó đi qua nhất nhì trên thế giới. Nhiều du khách trên thuyền Hondius đã say sóng và nằm bệt giường tận 2 ngày khi đi qua eo biển Drake nhưng tôi thì khác hẳn vì đã có kinh nghiệm.
Du thuyền Hondius có thể chứa tối đa 170 khách với 80 phòng, đặc biệt nhất trong số đó là 6 phòng grand suite có ban công riêng. Ngoài ra có rất nhiều phòng chức năng khác như quầy bar, rạp chiếu phim, phòng sinh hoạt chung có cửa kính lớn để khách vừa ăn uống, trò chuyện, thư giãn vừa quan sát, ngắm cảnh bên ngoài.
Với tôi, phòng nghỉ trên thuyền rất hiện đại, trang bị chăn lông vũ ấm áp, tivi chứa sẵn các chương trình truyền hình của David Attenborough – nhà tự nhiên học người Anh, làm lâu năm tại BBC.
Chuyến đi Nam Cực hiếm hoi của năm 2020 này vì đại dịch mà số khách ít hơn hẳn 32 người so với dự kiến. Tôi quyết định nâng cấp hạng phòng từ phòng chung 4 người lên phòng đôi nhưng chỉ ở một mình nên không gian và cửa sổ rộng rãi hơn hẳn.
Khi thuyền đi qua eo biển Drake, những con sóng thực ra không quá dữ dội như tôi nghĩ. Tới ngày thứ 4 của hành trình, thuyền băng qua vòng cực và dừng điểm đầu tiên là bờ biển phủ đầy tuyết ở đảo Detaille. Du khách xuống khỏi tàu và thám hiểm trên những chiếc thuyền nhỏ hơn. Còn tôi tranh thủ thời gian này để chèo kayak. Lần đầu tiên ra khỏi thuyền lớn này tôi có cảm giác khá kỳ quái. Tôi chọn chèo kayak và đã được tận hưởng sự yên bình khi đi giữa những tảng băng lấp lánh, hải cẩu và chim cánh cụt còn vẫy vẫy “chào” từ xa.
Nam Cực vào cuối mùa hè, thời tiết khá thất thường. Kế hoạch cắm trại qua đêm bị hủy bỏ và những cơn gió dữ dội khiến chúng tôi không thể chèo kayak thêm nhiều lần sau đó. Nhân viên thuyền tổ chức các buổi cung cấp thông tin để thay thế những hoạt động đã hủy. Họ nhắc đến tình trạng trái đất nóng lên là một vấn đề đáng lo ngại và tuyết mỗi năm mỗi ít hơn. Thật vậy, khi chúng tôi đi Nam Cực lại đúng lúc lục địa này ghi nhận nhiệt độ nóng nhất – 18,3 độ C.
Giữa những ngày lênh đênh trên biển, giữa băng và tuyết, du khách được tận hưởng những bữa ăn thực đơn đa dạng, từ thịt gà lôi, gan heo cho tới thịt gà trộn rau củ, kem cháy… Chia sẻ với tôi, một nhân viên tàu cho rằng trải nghiệm thám hiểm vùng đất mới, khám phá các loài động vật lạ được ưu tiên hơn thưởng thức những món ăn hào nhoáng như trong nhà hàng gắn sao Michelin. Nhưng thực tế, có lần chỉ mình tôi bỏ bữa sáng để ra ngoài ngắm cá voi lưng gù đang đùa vui với đàn con, trong khi nhiều vị khách không nỡ chối từ phần bánh nướng bông xốp vừa ra khỏi chảo.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều lần khách được “chạm trán” các loài vật hoang dã trong chuyến đi. Chuyến đó tôi đã tận mắt ngắm nhìn hải cẩu quý hiếm Nam Cực, thấy bốn loài chim cánh cụt khác nhau, và từng bỏ “giờ vàng” ưu đãi đồ uống ở quầy bar của du thuyền để ngắm nhìn một đàn cá voi sát thủ chơi đùa.
Sadie cởi đồ nhảy xuống làn nước lạnh cóng khi cả đoàn dừng chân ở đảo Deception.
Không chỉ có vậy, chuyến du thuyền đi Nam Cực còn đưa khách tới Cảng Lockroy – căn cứ lâu đời nhất của Anh ở lục địa lạnh giá. Hiện nơi này là bưu điện cho du khách và các nhà nghiên cứu trong khu vực. Tiếp đó, du khách tới trạm săn cá voi bị bỏ hoang trên đảo Deception để thấy những xác cá còn lại ẩn hiện giữa màn sương. Khi dừng trên đảo này, tôi bất ngờ quyết định cởi đồ lao mình xuống nước cùng với 15 người khác, tận hưởng làn nước lạnh cóng rồi uống một ly rượu để lấy lại cảm giác.
10 ngày hành trình Nam Cực kết thúc khi thuyền quay lại eo biển Drake để về đất liền. Cả đoàn khách cụng ly trong tiệc chia tay với thuyền trưởng và trao nhau những lời cảm ơn thân tình.
Loài chim ở nơi lạnh nhất thế giới
Nhiếp ảnh gia Stefan Christmann đã dành hai mùa đông để chụp lại từng khoảnh khắc của những đàn chim cánh cụt hoàng đế ở Atka, Nam Cực.
Stefan Christmann là một nhiếp ảnh gia, nhà làm phim chuyên về thiên nhiên vừa ra mắt cuốn sách ảnh Penguin - A story of Survival - chụp về đời sống của loài chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. Tay máy người Đức này từng đạt giải Nhiếp ảnh gia của năm chụp về đời sống hoang dã năm 2019 do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (London, Anh) tổ chức.
Mùa đông năm 2012, Stefan cùng BBC thực hiện bộ phim tài liệu về chim cánh cụt hoàng đế ở vịnh Atka, Nam Cực, từ đó anh đã "phải lòng" loài chim kỳ lạ này và chụp chúng liên tục qua nhiều mùa đông.
Stefan chia sẻ: "Tụm thành đám đông chính là vũ khí để chim cánh cụt hoàng đế chống lại cái lạnh và sống sót. Những con chim sẽ đứng sát nhau chụm đầu vào vai nhau, từ đó chúng chia sẻ hơi ấm, nhiệt độ trung tâm đám đông đó có thể lên tới 37 độ C".
Cách túm tụm lại và tạo nhiệt như một lò ấp trứng đó, chim cánh cụt hoàng đế phải học từ khi còn là chim non bé xíu. Stefan kể cảnh những con chim non tụm vào nhau là cảnh tượng dễ thương nhất mà anh từng thấy. Mặc cho chim bố mẹ bình tĩnh và "ấp nhau" rất có tổ chức thì những con chim non lại chỉ chúi đầu tập trung vào giữa để được ấm trước.
Dù khi đàn chim cánh cụt có đang túm tụm và bảo tồn năng lượng để chống chọi những ngày đông giá rét ở Nam Cực, vẫn có những cá thể kỳ lạ, khi lấy đủ hơi ấm, chúng rời đàn.
Nói đến loài chim cánh cụt hoàng đế, chúng là những sinh vật hiếm hoi có thể chịu đựng được vùng khí hậu khắc nghiệt nhất trái đất. Ở Nam Cực, chúng sống ngay giữa các lớp băng giá mà không có sự che chắn nào.
Stefan đã dành nguyên hai mùa đông để quan sát, tìm hiểu đời sống và chụp lại những hình ảnh độc đáo này. "Chim cánh cụt sinh ra với cơ thể kỳ lạ, khó lấy thăng bằng nên chúng có cách giao phối rất hài hước. Con đực phải đứng lên lưng con cái nhưng rất khó khăn mới đứng vững mà không trượt ngã. Bạn tưởng tượng như một người lần đầu tập trượt ván vậy".
Một con chim cánh cụt cái đang rời khỏi đàn của nó để tiến về phía biển. Stefan cho hay, sau khi con cái đẻ trứng và chuyển lại việc chăm lo trứng cho con đực, nó có thể rời đàn. Con cái khi này rất cần ăn uống và hoạt động để nạp lại năng lượng cho bản thân. Chim cánh cụt cái sẽ có những chuyến đi bộ rất dài, lạnh lẽo và cô đơn.
Một nhóm chim cánh cụt đang vượt biển băng để trở về nơi tụ tập lập đàn và tạo thành trì để sinh nở. Theo nhiếp ảnh gia người Đức, cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là thời gian chim cánh cụt hoàng đế từ biển trở về bờ và bắt đầu mùa sinh sản.
Chim cánh cụt trưởng thành và chim non được 20 - 24 tuần tuổi đang kéo nhau nhảy xuống biển từ vách băng dựng đứng. Thường loài chim này sẽ sinh nở trên biển băng nhưng do băng tan nhiều thời gian qua nên chúng dần chuyển tới sinh sản trên các tảng băng chắc chắn.
Stefan chia sẻ, trên ảnh bạn nhìn trông có vẻ ngoạn mục nhưng thực tế không nên xảy ra điều này, bởi đây là hệ quả của biến đổi khí hậu.
Chim cánh cụt không làm tổ khi đẻ trứng mà chúng giữ trứng cẩn thận bằng hai chân, ấp bằng chính lớp lông dày ở bụng của mình. Khi ấp nó xoạy nhẹ nhàng để mọi mặt quả trứng đều ấm.
Du khách nếu tới Atka khám phá đời sống loài chim cánh cụt hoàng đế vào mùa đông còn có thể chiêm ngưỡng bầu trời cực quang rực rỡ. Để tới vịnh Atka du khách có thể mua tour đi Nam Cực bằng máy bay trực thăng và du thuyền, những chuyến đi đó cần lên kế hoạch trước cả nửa năm.
30 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới Nếu bạn chưa thể đi đâu trong thời gian này, hãy lưu lại ngay những kỳ quan tuyệt mỹ này cho chuyến du ngoạn tiếp theo của bạn. 1. Sông Cano Cristales, Colombia Sông Cao Cristales ở Colombia còn được gọi là "sông ngũ sắc" hay "sông cầu vồng". Từ một con sông bình thường như mọi con sông khác, từ tháng 7...