Chuyến thăm ‘điểm huyệt’ Mông Cổ của ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 21/8 đã cùng với phu nhân là bà Bành Lệ Viên tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ.
Trong chuyến thăm, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tình bạn giữa Trung Quốc và Mông Cổ, kêu gọi hai nước trở thành đối tác chiến lược đáng tin cậy và có trách nhiệm. Trong khi đó, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj cũng đánh giá cao việc ông Tập Cận Bình coi trọng Mông Cổ.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị nguyên thủ Trung Quốc đến Mông Cổ trong vòng 11 năm qua. Các nhà phân tích cho rằng ông Tập Cận Bình thăm Mông Cổ ngoài việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng để mở con đường nhập khẩu năng lượng cho Trung Quốc, còn nhằm mục đích cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản trong việc lôi kéo Mông Cổ, bảo đảm Mỹ-Nhật không thể sử dụng Mông Cổ làm “quân cờ” để kiềm chế Trung Quốc.
Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin (trái) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Elbegdorj tại Ulan Bator. Ảnh: AFP
Theo nhận định của giới phân tích, chuyến thăm Mông Cổ theo kiểu “điểm huyệt” của nhà lãnh đạo Trung Quốc càng cho thấy sự linh hoạt và thực dụng trong chính sách của Bắc Kinh. Là một nước láng giềng ở phía Bắc có vị trí đặc biệt quan trọng giữa khu vực Đông Bắc Á và Trung Quốc, Mông Cổ rất đáng được Trung Quốc “chú ý”.
Ngày 21/8, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Elbegdorj đã ký một tuyên bố chung, thông báo nâng cấp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mông Cổ lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên cũng chứng kiến lễ ký một loạt văn bản hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, tài chính, văn hóa và các lĩnh vực khác.
Video đang HOT
Mông Cổ với diện tích hơn 1,56 triệu km2, dân số chưa đầy 3 triệu, có đến 4.700 km biên giới với Trung Quốc. Trước khi tách ra trở thành quốc gia độc lập, Mông Cổ được Trung Quốc gọi là “Ngoại Mông”.
Thống kê cho thấy Trung Quốc trong nhiều năm liền luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ, hơn 90% các sản phẩm xuất khẩu của Mông Cổ được xuất sang Trung Quốc, trong đó chủ yếu là các loại khoáng sản như than đá, đồng. Trong số các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký đầu tư vào Mông Cổ, doanh nghiệp Trung Quốc chiếm tới 49%.
Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của Vương triều Mãn Thanh, dưới sự ủng hộ của chính quyền Nga hoàng và sau này là Liên Xô, những người Ngoại Mông chủ trương độc lập đã tuyên bố độc lập và đứng lên thành lập chính quyền, song gặp phải sự đàn áp mạnh mẽ của chính phủ Bắc Dương Trung Quốc.
Tháng 2/1945, Mỹ, Anh và Liên Xô ký “Hiệp định Yalta”, trong đó quy định “Hiện trạng của Ngoại Mông (nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ) cần được duy trì”. Tháng 8/1945, chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã ký kết với chính phủ Liên Xô “Hiệp ước đồng minh hữu nghị Trung-Xô”, đồng ý sẽ căn cứ vào kết quả bỏ phiếu của người dân Mông Cổ để quyết định xem có nên thừa nhận nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ hay không, với điều kiện Liên Xô tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phía Đông Bắc; không can thiệp vào công việc nội bộ của Tân Cương, không trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 20/10/1945, Mông Cổ tổ chức trưng cầu ý dân, kết quả bỏ phiếu cho thấy đa số người dân Mông Cổ ủng hộ độc lập. Tháng 1/1946, Trung Hoa Dân Quốc đã ra thông báo, thừa nhận “nền độc lập của Ngoại Mông”. Cũng tháng 2 năm đó, chính phủ Quốc Dân Đảng thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.
Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, và nửa năm sau đó, ngày 16/10/1949 đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ. Sau những năm 1960, quan hệ Trung-Xô xấu đi, quan hệ Trung Quốc-Mông Cổ trong một thời gian dài không có sự phát triển. Năm 2003, Trung Quốc-Mông Cổ thiết lập quan hệ đối tác láng giềng tin cậy, và đến năm 2011 nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Trước tình hình nền kinh tế gặp khó khăn do giá cả hàng hóa tăng và đầu tư nước ngoài giảm, Mông Cổ rất hy vọng chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình có thể thúc đẩy việc thực hiện các dự án lớn như xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường sắt xuyên qua biên giới hai nước.
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc-Mông Cổ lần này tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, bao gồm cả khu vực thương mại tự do, không chỉ mở thêm một nhánh mới cho “Con đường tơ lụa” được ông Tập Cận Bình đề ra, mà còn giúp cho Mông Cổ vốn giàu tài nguyên khoáng sản có thể tìm được thị trường.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể thực hiện ý đồ tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng đất liền, cùng với các nguồn năng lượng đến từ Nga và các nước Trung Á hình thành mạng lưới cung cấp năng lượng hoàn thiện hơn, giảm bớt áp lực phải khai thác năng lượng trên biển. Đó quả thực là một mũi tên trúng hai đích.
Theo Baotintuc
Đã có 80 người thương vong trong vụ "khủng bố" ở Tân Cương
Tin cho biết vụ tấn công xảy ra vào khoảng 19h10' và nhà ga đã khôi phục hoạt động bình thường 2 giờ sau đó.
Theo hãng tin Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 30/4 đã kêu gọi có "những hành động quyết liệt" với các vụ tấn công khủng bố bạo lực sau khi xảy ra vụ nổ tại một ga tàu hỏa ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương vào tối 30/4.
Ông Tập Cận Bình nêu rõ: "Trận chiến chống bạo lực và khủng bố sẽ không cho phép một thoáng lơ là và cần thực hiện các hành động quyết liệt để kiên quyết ngăn chặn chiều hướng lan tràn của khủng bố".
Theo Đảng ủy khu vực, điều tra ban đầu của cảnh sát cho biết những đối tượng cầm dao đã đâm chém người dân tại lối ra của nhà ga trên và kích hoạt thuốc nổ.
An ninh đưọc siết chặt tại nhà ga tàu hỏa ở Tân Cương (Nguồn: AFP)
Theo Tân Hoa xã, cơ quan điều tra Trung Quốc đã xác nhận có 3 người thiệt mạng và 79 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố trên. Tất cả những người bị thương đã được đưa đi bệnh viện và cảnh sát đang điều tra vụ việc.
Vụ tấn công này xảy ra hai tháng sau vụ một nhóm những kẻ tấn công bằng dao đã xuống tay ở nhà ga xe lửa tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, khiến 29 người chết và 143 người bị thương hôm 1/3.
Vụ việc này được báo chí Trung Quốc ví như "vụ 11/9 của Trung Quốc". Có 4 thành viên nhóm "khủng bố" trên còn sống sót và đã bị truy tố với tội danh có thể phải nhận án tử hình.
Trong một vụ việc đáng chú ý khác diễn ra hồi tháng 10/2013, một gia đình người Tân Cương đã tông xe vào du khách ở quảng trường Thiên An Môn khiến 2 người thiệt mạng khiến chiếc xe sau đó bốc cháy./.
Theo VNE
Nữ giới tạo kỷ lục mới trên Time 100 Tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ Time đã công bố danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới gồm các chính trị gia, doanh nhân, nghệ sĩ và những người có thành tựu nổi bật. Điểm nổi bật của lần công bố thứ 11 này là sự hiện diện ấn tượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin và gần một...