Chuyện “tây” ở tù “ta”
Một vị quản giáo già – người trông coi những vị khách không mời này – đã kể cho tôi nghe những câu chuyện đầy chất bi hài của những ông Tây trong những tháng ngày phía sau song sắt.
Muôn nẻo đường phạm tội
Hiện trong trại giam Chí Hòa có khoảng hơn 100 phạm nhân người nước ngoài, nhiều nhất là mang quốc tịch châu Á như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc tiếp đến là châu Phi: Nigeria, Cameroon, Congo ngoài ra còn có: Ấn Độ, Iran rồi cả: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Canada cũng góp mặt vào cái nơi mà chẳng có ai muốn vào này.
Randi – quốc tịch Canada
Thôi thì đủ mọi loại hình phạm tội, nếu như phạm nhân Lào, Campuchia thường phạm các tội liên quan đến ma túy thì các phạm nhân Đài Loan Trung Quốc thường hay phạm tội liên quan đến lưu hành tiền giả các tội phạm gốc Phi thường liên quan đến lừa đảo, trộm cướp các phạm nhân châu âu cũng hay liên quan đến lừa đảo nhưng trên qui mô đa quốc gia và liên quan đến ngân hàng, tập đoàn, công ty. Nhóm tội phạm Hàn Quốc và Trung Quốc thường có tính chất băng đảng xã hội đen, nhiều nhóm là tội phạm công nghệ cao.
Năm ngoái, công an TPHCM bắt 2 nhóm đối tượng lớn: 99 người Trung Quốc, 13 người Đài Loan là những tội phạm công nghệ cao. Bằng các kịch bản hoàn hảo chúng lừa con mồi chuyển tiền vào những tài khoản ma của bọn chúng. Không ít người phần vì thiếu hiểu biết, phần vì tham lam đã là nạn nhân của chúng với từ vài chục triệu đồng tới hàng vài chục ngàn đôla.
Nhóm tội phạm gốc Phi thường có trình độ thấp, nhưng đói quá hóa liều, thường rất liều lĩnh và manh động. Cách đây hơn 1 năm có phạm nhân người Nigeria tên là Obed phạm tội cướp giật. Trong phòng xử anh ta miệng thì gào khóc, hai tay vái lạy, chân thì quỳ luôn miệng van xin: “Nhà tôi rất nghèo, theo bạn qua Việt Nam buôn bán quần áo kiếm tiền sinh sống chứ không phải để cướp giật. Nhưng làm ăn thất bại, không có tiền ăn cơm, đói quá mới làm liều. Xin đừng bỏ tù tôi.
Video đang HOT
Chung một đoạn kết: Trại giam
Bộ luật Hình sự của Việt Nam quy định tất cả các đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài hoạt động ở Việt Nam khi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Thế nên khi đã phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam dù mang quốc tịch gì cũng bị xử lý theo pháp luật Việt Nam và nếu vào tù phải chấp hành tất cả các nội qui, qui định trong trại.
Những nguyên tắc không có ngoại lệ đối với phạm nhân người nước ngoài, mọi sinh hoạt, ăn uống, thói quen của họ đều khác với người Việt thì còn khó khăn hơn rất nhiều.
Rào cản về ngôn ngữ là khó khăn lớn nhất: Phạm nhân mang nhiều quốc tịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Nigeria… khi về trại đều không nói được tiếng Việt, thậm chí còn không biết cả tiếng Anh.
Thôi thì giám thị nói gì mặc giám thị, phạm cứ ngơ ngơ như bò đội nón đứng nhìn. Một người thì ra sức dùng động từ to quơ (quơ tay, quơ chân loạn xạ) một người thì ra sức dùng động từ to lắc (lắc đầu không hiểu).
Nhưng đó chỉ là thời kỳ đầu, phạm nhân nước ngoài đã vào trại thì thường 3 – 4 tháng là có thể nghe hiểu và nói được một vài câu tiếng Việt đơn giản. 1 – 2 năm là có thể giao tiếp bằng tiếng Việt thông thường. 3 – 4 năm có thể nói nghe nói tiếng Việt rất chuẩn, cá biệt có trường hợp dùng được cả tiếng lóng, viết truyện ngắn bằng tiếng Việt. Đó là do các phạm nhân người Việt thường rất nhiệt tình dạy tiếng Việt cho họ.
Hussain Ajmal – quốc tịch Pakistan
Xét trên phương diện nào đó, có lẽ trại giam là nơi đào tạo ngoại ngữ tốt nhất – Vị quản giáo già hóm hỉnh. Thế nên mới có chuyện một phạm nhân không biết một chữ tiếng Việt sau một tháng bị giam, khi một giám thị trẻ nhắc nhở phạm nhân (dĩ nhiên bằng tiếng Anh) sau đó hỏi: “Do you understand?”, phạm nhân cúi đầu: “Dạ thưa cán bộ, tôi hiểu”.
Nói đã vậy ăn uống, sinh hoạt cũng khó hơn rất nhiều, như ở nước ta các vùng miền khác nhau ăn đã khác xa nhau không nói đến các nước khác nhau, thức ăn của người Việt phạm nhân người nước ngoài không ăn được là bình thường. Nhưng cũng như ngôn ngữ, chỉ một thời gian ngắn hầu hết phạm nhân đều thích nghi được, đa số khi thụ án được 1 năm trở lên họ ăn uống không khác các phạm nhân người Việt.
Khó khăn nhất là những phạm nhân theo đạo, như đạo Hồi không ăn thịt heo. Tiêu chuẩn của phạm nhân mỗi tháng được ăn 0, 7 kg thịt, mà thịt heo là thứ phổ biến nhất ở Việt Nam, hơn nữa thường các trại còn tăng gia được chứ lấy đâu ra thịt gà, hay thịt bò cho phạm nhân thay thế. Người theo đạo Hồi còn có tháng nhịn ăn nên kể cả khi đã vào trại rồi họ vẫn không ăn thịt heo và nhịn ăn trong tháng Ramadan.
Ăn uống phải theo khẩu phần và giờ qui định (nhưng nếu cả tháng họ không ăn thịt hay cả tháng họ không ăn) thì sao họ chịu nổi… Nhưng theo nguyên tắc nhân đạo và tôn trọng tôn giáo các giám thị trong trại vẫn luôn tạo điều kiện cho các phạm nhân được sinh hoạt theo tôn giáo của mình.
Sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa là rào cản rất lớn nhưng theo thời gian, các phạm nhân hội nhập rất nhanh thì khó khăn về tâm lý các phạm nhân ngoại rất khó vượt qua. Phạm nhân là người Việt một tháng được gặp thân nhân một lần, được nhận đồ tiếp tế, được điện thoại một lần, được viết 2 lá thư. Họ có quê hương chờ họ trở về, có người thân động viên chia sẻ, có những dự định những ước mơ chờ ngày ra trại để thực hiện.
Một số những phạm nhân châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia hay các phạm nhân châu Âu thì còn có người thân nhân hay lãnh sự 1 – 2 năm đến thăm một lần. Còn hầu hết những phạm gốc Phi hay Tây Á, Nam Á trong suốt quá trình thụ án không hề có thân nhân thăm nuôi.
Một số các phạm nhân người châu Á và châu Âu khi mới vào trại thường có biểu hiện của trầm cảm, stress quá mức: đầu tiên là lo lắng, sợ hãi, sau đến ủ dột, thẫn thờ, im lặng như những cái bóng, cá biệt có phạm nhân còn tìm đủ mọi cách để tự tử.
Riêng đối với các phạm nhân người châu Phi thì họ thể hiện theo một cách khác, với tâm lý của một con thú bị thương họ thường có biểu hiện bất chấp: không chấp hành cải tạo, gây rối, bạo loạn. Theo thượng tá Kết, các phạm nhân gốc Phi là thường là những phạm nước ngoài quậy và cứng đầu nhất. Họ có trình độ văn hóa thấp nên hay bị các phạm nhân khác xúi bẩy làm những việc sai trái mà không biết. Nhưng đằng sau, họ là những con người cô đơn nhất, đáng thương nhất.
Hiểu được điều đó nên các quản giáo và cán bộ trong trại giam thông cảm hơn với các phạm nhân này. Ngoài việc giáo dục họ về chính sách, pháp luật nhân đạo của Nhà nước ta các anh còn dạy các phạm nhân học đọc và viết tiếng Việt, dạy nghề để phạm nhân hòa nhập được với cộng đồng, bên cạnh đó mỗi quản giáo là một bác sỹ tâm lý động viên, an ủi kịp thời những khi tinh thần họ dao động, chán nản.
Bên cạnh đó cán bộ trại giam còn chủ động tăng tiêu chuẩn ăn cho các đối tượng này hơn do không có thân nhân tiếp tế. Do những chính sách nhân đạo đó, thường chỉ sau một thời gian ngắn các phạm nhân này đều hòa nhập rất tốt với cuộc sống và môi trường trong trại giam, phấn đấu cải tạo tốt.
Theo Nguoiduatin
Lừa đảo bán sim số "đẹp"
Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội vừa làm rõ hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Trần Xuân Triển, SN 1983, trú tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.
Đối tượng Triển
Qua công tác nắm tình hình trên mạng internet, Đội Chống tội phạm công nghệ cao (Đội 14), Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) - CATP Hà Nội phát hiện hoạt động lừa đảo của một đối tượng dưới hình thức rao bán sim điện thoại có số đẹp trên mạng internet. Ngày 20-4-2011, sau một thời gian điều tra, Đội 14, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) - CATP Hà Nội phát hiện hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Trần Xuân Triển, đã tiến hành bắt giữ để điều tra làm rõ.
Tại cơ quan công an, Triển khai sau khi nắm bắt được nhu cầu sử dụng sim điện thoại số "đẹp" trên thị trường, đối tượng này đã lên mạng internet để rao bán sim số "đẹp", nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Triển sử dụng chứng minh thư của người khác, rồi tạo lập tài khoản tại ngân hàng ở TP Hải Phòng. Sau đó, Triển rao bán những sim điện thoại có các bộ số đuôi "tứ quý" hoặc "kép đẹp" như 6688, 6666... với giá rẻ hơn gấp nhiều lần so với giá thị trường, để dụ "con mồi" vào bẫy.
Khi "cá đã cắn câu", Triển nhắn tin cho người bị hại chuyển tiền vào tài khoản bằng sim "rác", rồi hứa hẹn sẽ giao sim số "đẹp" cho họ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thấy tài khoản đã nhận được tiền của "đối tác", Triển liền hủy sim "rác" để cắt đứt liên lạc với người bị hại. Bằng thủ đoạn này, Triển đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của gần 200 người có nhu cầu mua sim số điện thoại "đẹp". Vụ việc đang được Đội 14, Phòng CSHS - CATP Hà Nội thụ lý điều tra, nhằm làm rõ hành vi phạm tội của Trần Xuân Triển.
Theo ANTD
Tâm sự của người canh trại giam đêm giao thừa Cán bộ quản giáo phải trực tại trại đảm bảo 100% quân số. Thời điểm năm mới, họ phải căng mình hơn bao giờ hết vì đây là lúc nhạy cảm rất dễ xảy ra bất ổn với phạm nhân. Trong cái giá lạnh của những ngày giáp Tết, cán bộ của Trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội tất bật...