Chuyện sau ngày xử tử tử tù đầu tiên
“Nhờ chính sách thi hành án tử hình thay đổi, gia đình tôi mới được mang thi hài con nguyên vẹn về quê mai táng”, tâm sự của ông Tỉnh cũng chính là nỗi lòng của biết bao thân nhân tử tù. Nỗi đau như được an ủi khi chính tay bậc sinh thành được mang thi thể đứa con lầm lạc về quê nhà mai táng.
Nộp đơn xin xác con đúng giờ G
Sinh con ra, người làm cha làm mẹ nào cũng chỉ mong chúng sẽ khôn lớn nên người. Chẳng ai muốn đứa con do chính mình sinh thành dưỡng dục trở thành người xấu, thành kẻ sát nhân máu lạnh, tàn độc, nguy hiểm cho xã hội, để rồi bị loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi cuộc sống cộng đồng. Với ông Nguyễn Văn Tỉnh (51 tuổi, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội), cha của tử tù Nguyễn Anh Tuấn – người đầu tiên thi hành án tử hình bằng thuốc độc mới đây – cũng vậy. Đã 4 năm đằng đẵng trôi qua kể từ ngày con trai bị tuyên án tử, cuộc sống của ông bà như chìm trong địa ngục.
Trong ngôi nhà cấp 4 lụp xụp giữa thôn, người mẹ đau đớn quằn quại bên di ảnh tử tù gào khóc gọi con đến lạc cả giọng. Bà luôn dạy con điều hay lẽ phải để con làm người, nhưng bà bất lực khi phần con trong con người y lấn át, khiến y biến thành kẻ bất nhân. Ông Tỉnh ngồi bên cạnh, khuôn mặt hốc hác, bơ phờ, mệt mỏi, thỉnh thoảng ông lại lay vai vợ, giọng trầm buồn: “Thôi bà, để cho con nó ra đi thanh thản, đừng gọi nó nữa”. Cơn mưa chiều như làm cho ngôi nhà thêm lạnh lẽo, u ám.
Lúc này, người cha hết lòng vì con cái mới có thời gian trấn tĩnh nghĩ lại khoảng thời gian ông chạy nước rút mang xác đứa con tội lỗi về nhà. Ông kể, nếu chậm một chút nữa ông đã không thể làm được cho con cái điều mà chẳng bậc sinh thành nào muốn, ấy là được lo hậu sự cho con. Sáng 2/8, cũng như mọi ngày, thấy đồng chí công an viên đến nhà, ông hồi hộp lo lắng nghĩ đến điều mà mấy năm nay ông nơm nớp. Ông sợ phải nhận tin dữ, dù ông biết cái ngày ấy rồi cũng sẽ đến. Giọng ông Tỉnh run rẩy hỏi: “Có chuyện gì vậy chú?”. Cậu công an viên lặng lẽ đưa mảnh giấy rồi mời ông lên UBND xã gấp vì có công an thành phố cần gặp. Vợ ông đứng ngoài hiên nhà, nghe vậy bủn rủn chân tay khuỵu xuống gọi: “Con ơi”.
Giao thi thể tử tù Nguyễn Anh Tuấn cho gia đình tại viện 19/8
Cái ngày mà ông Tỉnh không mong muốn nhất rồi cũng đến. Tại trụ sở làm việc, ngoài ông Nguyễn Khắc Trung, Trưởng công an xã còn có mấy người mặc cảnh phục đang đợi sẵn. Ông Trung giới thiệu đấy là công an thành phố xuống gặp ông về việc của tử tù Nguyễn Anh Tuấn. Ông Tỉnh nhớ lại, ông cảm thấy tim như ngừng đập, hai chân đứng chết lặng mấy phút khi nghe đại diện cơ quan pháp luật thông báo kế hoạch thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc cho con mình. “Người ta không cho biết chính xác ngày nào tử hình nó, chỉ nhắc là gia đình chúng tôi chuẩn bị nhanh lên kẻo không kịp. Họ bảo chính sách mới của Nhà nước cho gia đình hai đặc ân, sau khi tử tù bị tử hình, gia đình có thể mang thi hài về quê mai táng hoặc cơ quan thi hành án sẽ lo hậu sự, ba năm sau cải cát mọi người đến mang về”, ông kể lại. “Sinh con ra không ai muốn mất con, nếu con tôi không bị tử hình bằng tiêm thuốc độc thì cũng bị xử bắn, tôi không oán thán một lời. Nó gây nên tội thì nó phải đền tội. Nhưng nhờ chính sách thi hành án tử hình thay đổi, gia đình tôi mới được mang thi hài con nguyên vẹn về quê mai táng”, ông rơm rớm nước mắt nói về điều cuối cùng mình làm được cho con.
Nhưng việc mang thi hài của tử tù về quê đâu đơn giản. Ông nói tiếp: “Theo nguyên tắc, gia đình tôi muốn mang thi thể con mình về sau khi bị tử hình thì phải làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương rồi nộp lên Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội. Hôm cơ quan chức năng thông báo lịch thi hành án cho con tôi là thứ 6, mà hôm sau là thứ 7 và chủ nhật. Hai ngày ấy, cơ quan hành chính đều nghỉ hết. Từ hôm đấy, tôi lúc nào cũng nơm nớp, chỉ sợ không xin được dấu xác nhận, không nộp đơn kịp thì sẽ không mang được thi hài con về nhà”.
Ba ngày trôi qua, mà sao ông Tỉnh thấy thời gian dài đằng đẵng. Cả đêm chủ nhật, ông thức trắng nhìn đồng hồ tích tắc từng giây. “Tôi sốt ruột không ngủ được, lòng như lửa đốt, 5h thứ hai sáng tôi đã lên UBND xã đợi xin dấu xác nhận của địa phương. Nhưng sáng hôm ấy, cơ quan họp giao ban đầu tuần. Mãi gần trưa, tôi mới xin được dấu, buổi chiều lại tất tả nộp đơn lên Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội. Sáng hôm sau (6/8), con tôi tử hình”, nói đến đây ông không cầm được những giọt nước mắt.
Tình người đọng lại
Sáng 6/8, trước khi bị dẫn tới khu vực thi hành án tại Trại giam Công an TP. Hà Nội, tử tù Anh Tuấn được tắm giặt, làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo mới, ăn sáng, uống ly cà phê và hút thuốc. Sau một tiếng rưỡi chuẩn bị các thủ tục và tiêm thuốc, đến 10h sáng, việc thi hành án cho tử tù kết thúc. Thi thể của Nguyễn Anh Tuấn sau đó được chuyển về nhà tang lễ Bệnh viện 19/8 để hoàn tất các thủ tục cần thiết trước khi bàn giao cho người thân.
Video đang HOT
Lúc nhà ông Tỉnh đang ăn cơm trưa thì công an xã đã cử người xuống thông báo cho gia đình biết về lịch thi hành án và địa điểm để gia đình ông đến nhận thi thể con mình về nhà mai táng. Tâm lý đã chuẩn bị từ trước nhưng khi nhận được tin ấy, nước mắt ông trào ra nghẹn đắng, miếng cơm như chặn ngang cổ họng. Ông vội vàng gọi mấy người anh em ruột thịt lên Bệnh viện 19/8 nhận thi thể con trai về nhà. “Giẫm phải mảnh sành, chân chảy máu loang lổ trên đất, tôi mới biết mình đang đi chân trần. Lúc làm thủ tục bàn giao thi thể cháu, cơ quan thi hành án cho biết sẽ hỗ trợ gia đình một chiếc áo quan và làm lễ mai táng cho con tôi tại nhà tang lễ của bệnh viện. Nhưng gia đình chúng tôi xin cho cháu về nhà nên được nhà tang lễ Bệnh viện 19/8 giúp một chuyến xe đưa thi thể cháu về quê”, ông Tỉnh ngậm ngùi kể.
Tất cả các đồ đạc của con ông được cán bộ thi hành án giao lại cho gia đình. Người đội trưởng già như thấu hiểu nỗi đau mất con của những người làm cha làm mẹ, vỗ nhẹ lên vai ông Tỉnh an ủi rồi lặng lẽ đưa cho ông lá thư, mà trước khi trả án Anh Tuấn đã viết những lời cuối cùng cho gia đình. Khi vào nhận xác tử tù, nhìn con vẹn nguyên nằm đó, ông khóc nấc lên. Bốn năm trôi qua, ông luôn cầu ước con mình được có thêm một ngày để sống trên cõi đời. Cứ đến ngày 2/9 hàng năm, trong ông luôn nhen nhóm lên một tia hy vọng mong manh rằng, biết đâu, tên của con ông sẽ có trong danh sách đặc xá. Vậy mà giờ, Anh Tuấn nằm đó…
Ông Tỉnh nghẹn ngào: “Mấy năm trời, nó luôn hối hận về những việc đã làm. Sáng 2/8, cả gia đình tôi vừa vào thăm. Nó thương chúng tôi đi lại nhiều vất vả, còn dặn: “Tháng sau bố mẹ không phải vào thăm con đâu”. Vậy nhưng, chẳng còn cái tháng sau ấy nữa…”. Sáng 8/8, dù mưa gió bão bùng nhưng nhà ông vẫn chật kín người bởi bà con làng xóm đến chia buồn đưa tiễn tử tù về bên kia thế giới, kết thúc cuộc đời của một đứa con lầm lỗi. Dù con trai ông gây tội ác tày trời nhưng “nghĩa tử là nghĩa tận”, người dân xung quanh vẫn nặng tình làng nghĩa xóm khiến gia đình ông Tỉnh cũng được an ủi phần nào. Giờ đây khi con trai đã mồ yên mả đẹp, ông Tỉnh mới thật sự yên lòng.
Trong thư gửi bố mẹ trước khi về bên kia thế giới Anh Tuấn bảo: “Con phải đi đây. Con gây nên tội ác con phải đền tội, nhưng mãi mãi con vẫn là con của bố mẹ. Dù phải chết nhưng con vẫn mãi khắc ghi công ơn sinh thành dưỡng dục và tình yêu thương bố mẹ dành cho con, kiếp sau con sẽ làm đứa con hiếu thảo, báo đáp công ơn này…”.
Những tử tù khét tiếng đang đợi tiêm thuốc Hơn 100 tử tù ở Hà Nội sắp bị thi hành án theo hình thức mới. Ngoài kẻ giết bạn gái dã man Nguyễn Đức Nghĩa thì một số sát thủ khác cũng từng gây nên những tội ác khiến dư luận xáo động như: Sát thủ cuồng dâm Đặng Trần Hoài: Hành vi của Hoài gây căm phẫn trong dư luận không chỉ bởi sự tàn ác mà còn vì cách hành xử đồi bại với nạn nhân. Ngày 29/7/2012, Hoài uống rượu tại đám cưới rồi phóng xe về thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Khoảng 15h30, thấy nhà anh Hiền mở cửa, hắn mò vào ăn trộm áo sơ mi phơi trong sân.Nhìn hai bé gái đang ngồi chơi trong nhà, Hoài nảy sinh ý định hiếp dâm. Biết trong nhà không có người lớn, hắn dùng dao khống chế đứa trẻ 8 tuổi, kéo vào buồng… Thấy chị kêu la, cô em 4 tuổi hoảng sợ khóc ầm lên và đã bị hắn xuống tay tàn độc. Giết xong đứa trẻ, Hoài tiếp tục làm bậy với bé gái 8 tuổi cho đến khi có người chạy sang nhà. Dọc đường bỏ chạy, kẻ cuồng bạo hai lần chặn đường để cướp xe máy và ôtô nhưng không thành.
Đặng Trần Hoài Gài thuốc nổ vào xe máy, hại chết chị dâu: Nguyễn Đức Tiềm lấy em gái của anh Nguyễn Văn Quế (chồng chị Quỳnh, ở Hải Dương). Đầu năm 2011, vợ chồng Tiềm về ở nhờ tại dãy nhà ngang của gia đình anh Quế. Trong quá trình sống chung, Tiềm nảy sinh mâu thuẫn với chị Quỳnh khi cho rằng chủ nhà cố tình quét sân gây bụi mù khi vợ chồng hắn đang ăn cơm; rồ ga, quay pô xe máy vào giường con mình đang ngủ…Giữa tháng 11/2011, Tiềm về quê ở xã Duy Tân (huyện Kinh Môn, Hải Dương) lấy thuốc nổ. Đêm 30/11/2011, phát hiện chìa khóa xe máy Dream của chị Quỳnh vẫn cắm ở ổ điện, Tiềm mở khóa yên, tháo bình xăng, gắn kíp điện vào khối thuốc nổ… Sáng hôm sau, chị Quỳnh chở con đi học, vừa ra khỏi nhà được 1-2 phút thì chiếc Dream phát nổ. Người phụ nữ đang mang thai và con gái 4 tuổi thiệt mạng.
Nguyễn Đức Tiềm Kẻ bất hiếu hạ sát cha mẹ: Lưu Văn Thắng (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) lập gia đình và được cha mẹ xây nhà cho ở riêng trong cùng lô đất tại quận Hoàng Mai. Thắng lười lao động, ham mê chơi lô đề nên mắc nợ 20 triệu đồng không có khả năng thanh toán. Thắng cho rằng cha mẹ có tiền nên nhiều lần xin để trả nợ và đi học lái xe. Ông Dơi, bà Gái không đáp ứng yêu cầu của đứa con lêu lổng, bảo phải tự xoay xở.
Lưu Văn Thắng Khuya 23/6/2012, Thắng qua nhà bố mẹ xin tiền trả nợ thì bị đuổi về nên bực tức. Ngồi ở nhà một lúc, Thắng cầm dao tiếp tục sang nhà bố mẹ nhưng lúc này cổng đã khóa. Hắn trèo tường vào nhà, nấp ở phòng ngủ của bố mẹ, đợi thời cơ ra tay. Thấy tiếng động lạ, ông Dơi tỉnh dậy phát hiện Thắng đang cầm dao liền lao tới giằng lấy. Thắng đâm dao vào bụng bố. Ông Dơi cố tước hung khí trên tay con và tiếp tục bị đâm… Lúc này, bà Gái tỉnh dậy vừa hô hoán vừa lao vào giằng dao của Thắng. Nhưng trong lúc mất hết nhân tính, đứa con đã xuống tay với mẹ. Sau một lát bất tỉnh, ông Dơi vùng dậy liền bị Thắng tiếp tục sát hại… Nghịch tử đã cướp đi mạng sống của hai người sinh thành, nuôi nấng mình.
Theo Lê Nguyễn (Đời Sống & Hôn Nhân)
Tử tù đặc biệt nhất của lịch sử tố tụng
11 năm nằm phòng biệt giam chờ đợi ngày ra pháp trường, gã là tử tù bị bỏ quên.
Suốt thời gian ấy, gã đã bập bẹ viết một cuốn nhật ký nói lên sự sám hối của mình. Kỳ lạ hơn là cuốn tự truyện ấy vừa đạt giải nhất cuộc thi "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" do Tổng cục VIII Bộ Công an phát động.
Tử tù đặc biệt
"Tôi là Đặng Văn Thế, sinh ngày 22/07/1975. Năm mà trước ngày tôi chào đời hai tháng, quân và dân ta đã thẳng tiến về Dinh Độc Lập để bắt sống Dương Văn Minh để hai miền Nam Bắc được thống nhất thành một dải. Sinh tôi ra đúng vào tháng năm lịch sử đó, bố mẹ tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm được một việc gì đó, có ích cho gia đình và xã hội. Nhưng thật là đắng cay và đau xót, vì chẳng những tôi không làm được việc gì có ích cho xã hội mà tôi lại là kẻ tội đồ của gia đình và xã hội - khi tôi đang tâm gieo rắc cái chết trắng cho mọi người...". Đó là những dòng giới thiệu về bản thân của Đặng Văn Thế trong cuốn tự tuyện của gã.
Tử tù Đặng Văn Thế
Đặng Văn Thế "dính" án tử hình bởi tội danh buôn bán, vận chuyển 20kg thuốc phiện. Với công việc của một lơ xe đường dài, thuộc trục đường miền Tây Nghệ An - mảnh đất nóng của ma túy, Thế có điều kiện để kiêm thêm "nghề tay trái" là vận chuyển "cơm đen".
Sau 3 chuyến xuôi chèo mát mái, Thế ôm về 18 triệu tiền hoa hồng. Thấy làm giàu không khó, gã tiếp tục lao vào con đường gieo rắc cái chết như cần câu cơm. Lúc đó gã bước sang tuổi 22, vừa cưới vợ được hơn một tháng. Nhưng ngày 15/8/1997, trên đường vận chuyển 20kg thuốc phiện đi tiêu thụ, Thế đã bị bắt quả tang. Ngày 23/6/1998, Đặng Văn Thế đã bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt mức án cao nhất.
Giờ ngồi nhớ lại ngày mình đứng trước vành móng ngựa, gã vẫn rưng rưng buồn. Thế kể tôi nghe trong những dòng cảm xúc bị ngắt quãng. Giờ phút chủ tọa tuyên án bị cáo Đặng Văn Thế bị tử hình, người mẹ già 70 tuổi và cô vợ trẻ của gã bất tỉnh ngay tại hội trường xét xử. Gã được đưa ra xe thùng mà đầu cứ cố gắng ngoái lại tìm những hình ảnh thân quen. Trong tâm trạng rối bời, chồng chất cảm xúc, đôi mắt tuyệt vọng của gã tìm thấy ánh mắt khắc khoải của mẹ. Đôi mắt đó đã đi theo gã suốt những năm tháng bước trên đường hướng thiện.
Những ngày đầu mới vào trại, được giam trong khu vực dành cho tử tù, gã nhớ mẹ, nhớ vợ da diết. Nước mắt cứ thế lăn dài hai gò má mỗi khi chiều buông ánh hoàng hôn. Nửa tháng sau, vào một ngày nắng nóng trung tuần tháng 7/2000, Đặng Văn Thế đón nhận thêm "bản án tử lần thứ hai"- án tử hình dành cho con tim (theo cách gã gọi nỗi đau của mình). Đang ngồi nghĩ vẩn vơ những tháng ngày sống sót ngắn ngủi, Thế được cán bộ thông báo có người nhà đến thăm. Gã biết đó là vợ mới cưới, nên khấp khởi vui mừng. Khoác lên người bộ quần áo vợ may cho ngày cưới, gã bước theo cán bộ trại...
"Sáng hôm đó trời mưa rất lớn, cơn mưa như trút nước từ đâu đổ về, làm ngập cả con đường từ nhà giam ra phòng tiếp dân, cho dù hôm đó là mùa hè", gã nhớ lại. Sau khi hỏi thăm sức khỏe của chồng, cô vợ hai hàng nước mắt ngắn dài tuôn trào. "Thú thực lúc ấy tôi nghĩ cô ấy khóc vì thương tôi, vì lo cho cuộc sống của tôi đang phải đếm từng ngày. Nhưng thật là cay đắng cho tôi, vì những giọt nước mắt đó là khúc dạo đầu cho "bản án tử hình" mà cô ấy đã tuyên cho tôi..." - Thế viết trong cuốn nhật ký của mình.
Một bài thơ Thế viết trong phòng biệt giam.
Đưa bàn tay run run vì cảm xúc bị nghẹn lại, gã ký vào lá đơn li dị vợ đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Lòng như bị xé nát trăm bề, nhưng gã vẫn mỉm cười, nắm tay vợ chúc hạnh phúc lần cuối, trước khi theo cán bộ về phòng. Gã ý thức được rằng, đây có thể là lần cuối gã nhìn thấy vợ mình và lần cuối cho cảm giác mình đã có một gia đình.
Gã về phòng nằm nhưng không sao chợp mắt. "Trong tôi luôn có cảm giác thật khó tả, tôi vui vì đã mang đến tự do cho vợ, và cũng rất buồn vì tôi đã đánh mất đi chỗ dựa và nguồn động viên lớn lao của mình. Tối hôm đó, tôi nghĩ đến cảm giác cô đơn gặm nhấm tâm hồn tôi trong những ngày còn lại của kẻ tử tội, nên tôi đã ném tung gói quà mà cô ấy gửi. Sau này, tôi đã viết mấy câu thơ về cô ấy rằng: Em ra đi khi bình minh tắt nắng/ Bỏ lại tôi một bóng tối hoàng hôn/ Lệ tuôn rơi nhưng sao không khóc nổi/ Bởi giờ đây em là vợ người ta", gã đã chia sẻ những cảm xúc trong lòng qua những trang nhật ký như vậy.
Sống như ngày mai sẽ chết
Một ngày thu nắng đẹp, gã vỡ òa khi được đọc tờ công văn hoãn thi hành án tử hình. Nhưng chờ đợi mãi hết năm này qua năm khác, vẫn không thấy một kết luận cuối cùng cho mình. Chính vì thế, suốt 11 năm, ngày nào gã cũng sống như ngày mai sẽ chết vậy. Để giết thời gian, gã bập bẹ viết nhật ký để ghi lại những tháng ngày ngắn ngủi còn tồn tại ở chốn dương gian. Trong đó là những dòng chia sẻ tâm trạng, và hơn hết là sự sám hối của một tử tù chờ thi hành án.
Những đêm dài mất ngủ làm cặp mắt của gã tử tù thâm quầng. Dẫu trong lòng vẫn le lói một tia hi vọng về sự đặc xá, nhưng sự im lặng đã khiến gã luôn mơ hồ đến cái ngày phải ra pháp trường. Trong cuốn tự truyện, gã đã nói về cảm xúc ấy. Giữa đêm khuya mưa to gió lớn, gã không tài nào chợp nổi mắt. Bất chợt nghe tiếng lenh keng mở khóa, giật bắn mình, gã bật dậy ngóng. Hay là thời khắc của mình đã điểm, tim gã đập mạnh liên hồi. Phải đến khi cán bộ trại giam ngó cổ vào hỏi thăm, gã mới hoàn hồn. Đặt lưng xuống xiềng, nước mắt gã cứ thế tuôn trào. Thế khóc ngon lành như một đứa trẻ.
Từ ngày vào trại, gã liên tiếp nhận được những nỗi đau từ gia đình. Một buổi chiều cuối xuân, được cán bộ cho ra ngoài tập thể dục, Thế tình cờ phát hiện ra anh cả của mình đang đứng sau một nhà giam khác. Việc phải chứng kiến người thân của mình ở cùng cảnh trong trại giam là điều không một phạm nhân nào mong muốn. Đối với gã điều đó lại càng chua xót hơn, vì gã là một tử tù!
Sau những lời hỏi thăm, động viên anh cố gắng cải tạo tốt, Thế lặng người khi được biết, người anh trai ở quê nhà đã mất. "Lúc đó tôi vô cùng đau xót khi mà một lúc phải chứng kiến hai sự việc như vậy. Tối hôm đó khi bưng bát cơm lên chưa kịp ăn một thìa nào thì một lần nữa nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi khóc vì ân hận cho việc làm tội lỗi của mình, vì thương cho bố mẹ tôi. Chỉ vì suy nghĩ nông cạn của anh em tôi mà bố mẹ tôi đã gần như mất một lúc ba núm ruột của mình".
"Gần một tuần sau, tôi được gặp bố mẹ. Nhìn khuôn mặt nhăn nheo của mẹ, mái đầu bạc trắng của cha mà lòng tôi như có muối xát. Tôi quỳ xuống ôm lấy mẹ và khóc, tôi cũng cảm nhận được đôi vai gầy của mẹ tôi cũng đang run lên. Ngẩng đầu lên tôi thấy mẹ định nói câu gì đó thì bố tôi đã kịp ngăn lại. Bố tôi bảo: Con cứ yên tâm cải tạo cho tốt, cha mẹ và anh chị ở nhà đều khỏe cả con đừng bận tâm. Nghe câu nói của cha tôi mà tôi cảm thấy thật là đắng lòng". Đoạn nhật ký này của Đặng Văn Thế nhòe đi bởi giọt nước mắt thấm xuống trang giấy.
Nỗi đau này chưa đi, nỗi đau khác đã tới, Thế mệt mỏi, rơi vào trạng thái trầm cảm. Một giám thị trại giam đã cho Thế một con mèo tam thể để bầu bạn, hắn đặt tên là Mương. "Sau hơn 2 tháng mang thai, bạn Mương đã cho ra đời lần lượt 3 chú mèo con. 3 công dân mới của phòng biệt giam tử tù lần lượt được tôi đặt tên là Xe, Pháo, Mã. Sau này Pháo còn sinh hạ cho tôi 3 lứa nữa, lứa đầu được 3 con, đôi đặt tên theo các ngôi sao bóng đá: Beckham, Rooney, Totti. Lứa thứ 3 là lứa trước ngày tôi được xuống xiềng gần 1 tháng, lứa này được 4 con, tôi đặt tên là Mùa -Xuân- Đã- Đến và đem tặng cho cán bộ. 4 con mèo với 4 cái tên ý nghĩa này dường như đã mang lại điềm lành cho tôi, vì sau đó 1 tháng, tôi nhận được quyết định ân xá từ tử hình xuống chung thân. Đó là ngày 23/6/2009...
Đúng 17h, sau đúng 11 năm bị xiềng, tôi được khai sinh ra lần thứ hai. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ cải tạo thật tốt để xứng đáng với những ân huệ mà tôi nhận được. Tối hôm đó, tôi được chuyển vào buồng giam cùng với 4 phạm nhân thường án khác".
Cuốn tự truyện này, về sau đã nhận được giải cao nhất của cuộc thi "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện", do Tổng cục VIII Bộ Công an phát động.
Theo 24h
NÓNG 24h: Sắp xét xử vụ "quan tài diễu phố" chấn động Vĩnh Phúc Xét xử vụ quan tài diễn phố; Bị cha mẹ nhốt suốt 30 năm; Giải cứu cô gái trên đỉnh cột điện... là những tin tức nóng nhất 24h qua. Những hình ảnh nóng nhất trong 24h qua Nghẹt thở giải cứu người phụ nữ trên đỉnh cột điện Khoảng 16h30 ngày 24/8, nhiều người dân bất ngờ thấy một phụ nữ đứng...