Chuyển sang BHYT hộ gia đình có mất quyền lợi 5 năm liên tục?
Khi tham gia BHYT hộ gia đình, từ người thứ 2 trở đi sẽ được giảm 1 phần chi phí.
Tôi đang làm việc cho một doanh nghiệp đã nắm năm và có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tại doanh nghiệp này.Tôi chuẩn bị nghỉ việc và định chuyển từ BHYT doanh nghiệp sang BHYT hộ gia đình. Xin hỏi, khi tôi chuyển từ BHYT doanh nghiệp sang BHYT hộ gia đình thì có bị mất quyền lợi của BHYT năm năm liên tiếp. Ngoài ra khi tham gia BHYT hộ gia đình thì mức đóng theo từng thành viên trong gia đình sẽ được giảm như thế nào?
Bảo hiểm Xã hội TP.HCM trả lời, khi chuyển từ BHYT doanh nghiệp sang hộ gia đình trong thời gian liên tục, thì quyền lợi của người tham gia không bị thay đổi.
Khi tham gia BHYT hộ gia đình, từ người thứ 2 trở đi sẽ được giảm 1 phần chi phí. Mức giải cụ thể như sau:
Video đang HOT
Người thứ nhất đóng 100%. (4,5% * 1.490.000 đồng * số tháng tham gia)
Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất
Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất
Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất
Từ người thứ 5 trở đi mỗi người sẽ đóng 40% của người thứ nhất.
Trường hợp khám bệnh trái tuyến vẫn hưởng 100% bảo hiểm
Nếu tôi tự ý đi khám ở bệnh viện tuyến Trung ương và điều trị nội trú ở bệnh viện tuyến trung ương thì tôi được hưởng mức bảo hiểm y tế ra sao?
Bảo hiểm y tế của tôi thuộc diện dân tộc (tôi là người dân tộc thiểu số, nơi sống thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn). Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến huyện.
Ảnh minh họa
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm y tế của bạn thuộc diện dân tộc (là người dân tộc thiểu số, nơi sống thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn), do đó bạn thuộc trường hợp nhóm do ngân sách nhà nước đóng theo quy định tại điểm h Điều 12 Văn bản số 10/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm y tế, gồm:
"Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;"
Theo Luật Bảo hiểm y tế tại Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
"5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này".
Theo đó trường hợp của bạn có khám chữa bệnh trái tuyến những vẫn được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Sơn La phấn đấu bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên Năm học 2020-2021, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đặt mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. Cán bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Để thực hiện mục tiêu này, ngành đã triển khai nhiều giải pháp như: tăng cường...