Chuyển quyền sở hữu 6,5 triệu cổ phiếu SRF
Ngày 22-6, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, đã chuyển quyền sở hữu 6,5 triệu cổ phiếu SRF (Công ty cổ phần Kỹ nghệ Lạnh) cho các nhà đầu tư.
Cụ thể: Căn cứ công văn số 3868/UBCK-PTTT ngày 20/06/2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán SRF, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phiếu SRF.Công ty cổ phần Kỹ nghệ Lạnh tiền thân là Xưởng cơ khí Phú Lâm, được thành lập ngày 1-4-1993. Từ tháng 11-1996, Bộ Thủy sản ra quyết định sáp nhập Xí nghiệp Cơ điện lạnh Đà Nẵng (SEAREE) thuộc Công ty Thủy sản Miền trung (Seaprodex Danang) vào Công ty Kỹ nghệ Lạnh trực thuộc Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam. Năm 1999, Công ty Kỹ nghệ Lạnh được cổ phần hóa.
HÀ THÀNH
Video đang HOT
Theo nhandan.com.vn
Nhà đầu tư nhỏ ngóng chờ sự công bằng
Việc thành công trong cải thiện tính công bằng và minh bạch trên TTCK không chỉ bảo vệ tốt hơn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn cải thiện niềm tin thị trường.
Ông Nguyễn Tiến Thọ, Tổng giám đốc CTCP Sản xuất và thương mại Nam Hoa (mã NHT- UPCoM) là lãnh đạo doanh nghiệp mới nhất bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) xử phạt và công khai ra toàn thị trường vì giao dịch "chui" cổ phiếu.
Cụ thể, ngày 9/1/2018, ông đã mua 59.800 cổ phiếu NHT nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch với UBCK, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Thọ bị xử phạt 35 triệu đồng.
Chỉ có ông Thọ mới biết quyết định mua cổ phiếu của mình vì sao được giấu kín. Tuy nhiên, có 2 điểm đáng chú ý sau thời gian vị này mua cổ phiếu. ầu tiên, tại ngày ông Thọ mua cổ phiếu, NHT có giá 30.400 đồng/cổ phiếu, nhưng sau đó 1 tháng tăng lên 43.400 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/2/2018), thậm chí có thời điểm còn vọt lên 52.000 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/3/2018). Tiếp đến, NHT công bố ngày 5/3/2018 là thời hạn đăng ký cuối cùng để Công ty trả cổ tức tới 60% bằng tiền...
ó là một trong những ví dụ khiến cổ đông nhỏ lẻ, nhà đầu tư nghi ngờ về việc có hay không lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp, người có liên quan của họ lợi dụng lợi thế biết trước, biết sâu về nội tình, thông tin của doanh nghiệp để đưa ra quyết định giao dịch cổ phiếu có lợi cho họ? Và khi những câu hỏi tương tự như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thì càng làm xói mòn 2 nguyên tắc quan trọng được ví như hai "mỏ neo" níu giữ niềm tin - yếu tố sống còn với sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) - đó là tính công bằng và minh bạch.
Ở góc nhìn của chuyên gia quốc tế, ông Eiichio Kawabe, Phó chủ tịch Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản cho rằng, trong số các giao dịch không công bằng trên TTCK, giao dịch nội gián là hành vi diễn biến phức tạp.
iều này xuất phát từ việc nhiều lãnh đạo công ty đã lợi dụng lợi thế nắm bắt sớm các thông tin hoạt động của doanh nghiệp để tiến hành các giao dịch không công khai nhằm hưởng lợi. Nếu cơ quan quản lý không có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng này, thì sẽ tác động xấu đến tính minh bạch và công bằng trên thị trường, làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào TTCK.
Từ thực tiễn phát triển của TTCK Việt Nam, cả chuyên gia trong và ngoài nước đều nhìn nhận, tính minh bạch và công bằng trên thị trường đang có không ít hạn chế, thể hiện qua tình trạng giao dịch thao túng, nội gián diễn biến phức tạp. ể khắc phục tình trạng này, ngày 20/6/2019, UBCK và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã khởi động dự án "Nâng cao năng lực về cải thiện tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam". Dự án này được triển khai trong 3 năm, từ tháng 3/2019 đến tháng 2/2022.
ể đạt mục tiêu nâng cao tính công bằng và minh bạch trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, theo Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng, dự án tập trung vào nâng cao năng lực của UBCK và các sở giao dịch chứng khoán về giám sát thị trường (bao gồm cả năng lực về thanh tra), các trung gian trên thị trường, quản lý niêm yết và chào bán chứng khoán ra công chúng, nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo công ty niêm yết, cũng như các đối tượng liên quan về trách nhiệm bảo vệ nhà đầu tư...
Việc thành công trong cải thiện tính công bằng và minh bạch trên TTCK không chỉ bảo vệ tốt hơn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn cải thiện niềm tin thị trường, từ đó rộng cửa cho doanh nghiệp huy động vốn, nâng tầm phát triển của TTCK trong đảm đương kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tương lai nào cho quỹ ETF nội? Dữ liệu công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho thấy, trong số 31 quỹ đầu tư chứng khoán cấp phép hoạt động tại Việt Nam, có 16 quỹ mở, trong đó có 2 quỹ hoán đổi danh mục là Quỹ ETF SSIAM VNX50 do SSIAM quản lý và ETF VFMVN30 của VFM. 2 quỹ, 2 thái cực Hiện tại,...