Chuyện quản lý: Hàng nghìn hộ dân mong mỏi một con đường
Kon Chiêng, Kon Thụp, Đăk Djrăng, Lơ Pang (huyện Mang Yang) và Pờ Tó ( huyện Ia Pa) là 5 xã khó khăn của tỉnh Gia Lai với hàng nghìn hộ dân đang sinh sống, trong đó gần 80% là người dân tộc thiểu số.
Nhiều năm nay, người dân nơi đây vẫn mong mỏi Dự án tỉnh lộ 666 hoàn thiện để thuận tiện trong quá trình đi lại, giao thương và vận chuyển nông sản.
Những đoạn đường đất sẽ lầy lội và không thể đi lại vào mùa mưa.
Chờ vốn ngân sách để hoàn thiện dự án
Tuyến tỉnh lộ 666 (km0 00 – km60 550) là tuyến đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa với tổng chiều dài 59,05 km đi qua 5 xã trên, kết nối Quốc lộ 19 đến đường Trường Sơn Đông. Theo Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 1652 và Quyết định điều chỉnh dự án số 990 được UBND tỉnh Gia Lai (năm 2010 và 2015), dự án này được khởi công vào tháng 9/2016 và hoàn thành vào năm 2020 theo kế hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do chưa bố trí đủ nguồn vốn nên đến nay, công trình vẫn đang dở dang, khiến hàng nghìn hộ dân vùng khó khăn này gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi, đặc biệt là vào mùa mưa.
So với kế hoạch phê duyệt ban đầu (năm 2010), thời gian triển khai dự án bị kéo dài, phải tạm dừng thực hiện từ năm 2011-2015 do chưa bố trí được nguồn vốn. Sau khi phê duyệt điều chỉnh, dự án được triển khai thực hiện giai đoạn 1 từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 231 tỷ đồng. Hiện tại, đã đến giữa năm 2020, nhưng vẫn còn hơn 65 tỷ đồng chưa được bố trí để hoàn thiện các hạng mục trong dự án khiến nhiều đoạn đường ở giai đoạn 1 của dự án vẫn dở dang, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Hiện tỉnh Gia Lai chỉ mới hoàn thiện được 22 km và 3 cây cầu trong tổng số 59,05 km của dự án.
Nhiều đoạn đường đang thi công phải tạm dừng vì chưa đủ vốn.
Video đang HOT
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư dự án) và UBND tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ địa phương số vốn còn lại để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch góp phần giải quyết an sinh xã hội địa phương.
Ông Phạm Xuân Điệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Gia Lai cho biết: Mặc dù đã được UBND tỉnh Gia Lai quan tâm, nhiều lần đề xuất nhưng do chưa bố trí được nguồn vốn nên dự án vẫn chưa thể hoàn thiện. Với những hạng mục đã được cấp vốn thi công, Ban Quản lý đã thực hiện kịp thời để giải quyết nhu cầu bức thiết của người dân.
Mong mỏi một con đường
Theo ghi nhận của phóng viên, tuyến tỉnh lộ 666 gần như đã dừng hẳn việc thi công, đất đá ngổn ngang, những cơn mưa đầu mùa xói mòn những đoạn đường đã xuống cấp. Chỉ còn vài công nhân đang dùng máy móc hoàn thiện phần đê chắn chân cầu. Ở những đoạn đường đất, mùa nắng bụi mù mịt, ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân bên đường. Mùa mưa đường lầy lội, các hộ dân ở đoạn đường này phải lội bộ nhiều cây số để di chuyển về nhà vì không thể đi bằng xe máy.
Điểm cầu duy nhất còn được thi công tại Dự án tỉnh lộ 666.
Ông Đinh Măng, dân tộc Bahnar, xã Kon Thụp, cho biết: Người dân trong làng đi lại rất khó khăn, mùa mưa sắp tới lại tiếp tục đi bộ lên rẫy. Nhân dân mong sớm có con đường để đưa nông sản đi bán, đưa nông sản về nhà vì mùa mưa nếu để lại trên rẫy dễ hư hỏng, đời sống người dân gặp khó khăn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Chủ tịch UBND xã Kon Thụp Phan Nguyễn Vi Sa cho hay, đoạn tỉnh lộ 666 có 9 km đi qua xã Kon Thụp. Trước đây, khi chưa có cây cầu Đờ Gơ (km6 641.39), mùa mưa, người dân xã Kon Thụp bị cô lập hoàn toàn. Năm 2019, cây cầu được hoàn thiện, người dân vui mừng vì không bị cô lập vào mùa mưa nhưng nhiều đoạn đường qua xã lại kết dính đất đỏ, lầy lội không thể đi được. Các hoạt động giao thương phải đi đường vòng qua xã Đê Ar. Đây là một trong những thiệt thòi của nhân dân xã Kon Thụp vì hàng hóa, nông sản không thể giao thương, buôn bán trong khoảng 5-6 tháng mùa mưa.
Anh Triệu Văn Quốc, làng Đako 1, xã Kon Chiêng, cho biết: Mùa mưa, anh đưa con đi học phải đi đường tránh qua xã khác mới đến trường được, có gia đình không có xe nên phải cho con nghỉ học hoặc đi bộ đến trường. Người dân phải đi bộ vì không thể di chuyển bằng bất cứ loại phương tiện nào vào mùa mưa.
Ông Đinh Nguiy, Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng cho biết: Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân nhiều lần đã bày tỏ mong muốn có một con đường giao thông thuận tiện. Thay mặt cử tri xã Kon Chiêng, ông Đinh Nguiy mong dự án tiếp tục thi công các đoạn đường còn dang dở để người dân bớt khó khăn, nhất là vào mùa mưa năm nay.
Tỉnh Gia Lai chỉ có 2 Quốc lộ 19 và 25 là hai đường ngang chính, các đường tỉnh hiện tại khả năng lưu thông hạn chế và chưa kết nối với nhau hoặc chưa nối với Quốc lộ. Đây cũng là một trong những hạn chế về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhưng đời sống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mong muốn có đường giao thông thuận tiện đi lại là nhu cầu bức thiết, thực tế của hàng nghìn cử tri hai huyện Mang Yang và Ia Pa, tỉnh Gia Lai, nhất là khi mùa mưa sắp đến.
Yêu cầu thi công "cuốn chiếu" dự án gần 500 tỉ đồng ở "rốn ngập" TP HCM
Dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh - "rốn ngập" ở TP HCM được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là hệ thống thoát nước trước lo ngại mùa mưa đang đến.
Liên quan tình hình thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP HCM, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề nghị các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1 và Bình Thạnh), nhằm giảm ngập nước khi mùa mưa đang tới.
Dự án này với tổng mức đầu tư 472,9 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM làm chủ đầu tư. Dự án khởi công hồi tháng 10 năm ngoái, dự kiến hoàn thành sau gần 14 tháng.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đang thực hiện dự án sửa chữa
Theo Sở GTVT, trước tình hình mùa mưa đang tới, việc sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh phải đẩy nhanh, thi công "cuốn chiếu" để đảm bảo tiến độ hoàn thành theo kế hoạch.
Sở GTVT hiện đề nghị chủ đầu tư rà soát, điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công chi tiết trên từng phân đoạn. Đặc biệt đối với hệ thống thoát nước cần gấp rút để đảm bảo tiêu thoát nước trong mùa mưa.
Trong đó với đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến hầm chui Nguyễn Hữu Cảnh, Sở GTVT đề nghị chủ đầu tư phải hoàn thành trước ngày 2-9. Còn hệ thống thoát nước trên đường Điện Biên Phủ, đường Phú Mỹ hẻm 23, cũng phải hoàn thành trong tháng 10 năm nay.
Mưa lớn đổ xuống trong gần 1 giờ hôm 20-5, khiến nhiều đoạn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập cục bộ, giao thông khó khăn.
Liên quan những vướng mắc trong việc bàn giao mặt bằng dọc hành lang an toàn bảo vệ cầu Văn Thánh 2 (phường 22, quận Bình Thạnh), Sở GTVT đề nghị Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông phối hợp các bên, có báo cáo gửi về Sở để tổng hợp, trình UBND TP xem xét.
Ngoài ra, Sở GTVT cũng đề nghị đẩy nhanh hoàn thành thi công gói thầu xây lắp 4 - cầu vượt ống cấp nước D2000 tại giao lộ Nguyễn Văn Thương - Điện Biên Phủ (phường 25, quận Bình Thạnh) thuộc dự án Xây dựng bãi trung chuyển xe buýt tại khu B. Việc đẩy nhanh thi công tại đây sẽ làm cơ sở xây dựng phương án tổ chức thi công, phân luồng giao thông nhằm tránh gây kẹt xe cho khu vực.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh là một trong các trục đường cửa ngõ ra vào trung tâm TP, có lưu lượng giao thông rất lớn, thường xuyên xảy ra ngập nước vào mùa mưa. Hai hôm trước, mưa lớn đổ xuống trong gần 1 giờ khiến nhiều đoạn trên tuyến đường này ngập cục bộ, giao thông khó khăn.
Hoàn thành cầu Mỹ Thủy 3 trong năm 2020 Ban quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông TP.HCM phải cam kết đến tháng 12-2020, cầu Mỹ Thủy 3 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tại buổi giám sát về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành...