Chuyện ông lão sửa xe không lấy tiền học trò lay động trái tim dân mạng
Ông lão sửa xe đề biển không lấy tiền học sinh cấp 1, cấp 2 và còn đưa các cháu đến trường cho kịp giờ học.
Hiện nay, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau bức ảnh lời nhắn nhủ của ông lão sửa xe gửi tới các cháu học sinh. Lời nhắn viết trên bảng đen đã nói lên nhân cách đáng quý của một con người. Tấm bảng có dòng chữ: “Sửa xe đạp. Các cháu học sinh cấp 1, 2 đi học qua đây nếu bị hỏng xe ông sửa ông không lấy tiền, (nếu) ông chưa sửa kịp (thì) ông đưa đến trường. Ông Tâm”.
Bức ảnh đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng
Thông điệp ngắn ngủi mà chứa đựng tình người sâu sa của ông lão sửa xe khiến cho dân mạng rung động tới mức nghiêng mình kính cẩn.
Dẫn lời người đăng tải bức ảnh trên mạng: “Không cần phải là một vĩ nhân, bạn mới có thể làm được những điều tốt đẹp cho xã hội. Chỉ như một ông lão sửa xe đạp, cũng đã làm được những việc thật có ích.
Video đang HOT
Với học sinh cấp 1, cấp 2, ông không lấy tiền sửa xe. Mà nếu không sửa kịp, ông sẵn lòng đèo đến trường. Một việc làm nhỏ, rất nhỏ bởi nếu quy ra giá trị thì nó chỉ vài nghìn đồng nhưng thật ít người làm được như vậy. Ông Tâm, cái tên đã nói lên được con người”.
“Việc làm của ông lão sửa xe tên Tâm tuy rằng quy ra giá trị vật chất không đáng kể nhưng nó thể hiện tấm lòng của một con người. Tôi ngưỡng mộ ông”, bạn Nguyên Vũ chia sẻ.
“Cháu cảm thấy xấu hổ trước ông. Giá như cuộc đời này ai cũng biết sống vì người khác như ông thì tốt biết mấy”, bạn Hà Phương Anh bình luận.
Chuyện ông Tâm khiến dân mạng xúc động, nể phục
Một câu chuyện tương tự được dân mạng chia sẻ
Mai Châm
Theo Dantri
Không được bồi thường oan sai bằng ngân sách
Ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng chia sẻ đôi điều về công tác xét xử, thi hành án hiện nay với phóng viên ANTĐ, tại hành lang Quốc hội hôm qua (7-11).
- Ông đánh giá ra sao về công tác xét xử của ngành Tòa án trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến oan sai?
- Ngành Tòa án đã có nhiều tiến bộ trong công tác xét xử, hiện tượng xử án oan sai đã giảm nhiều. Tuy nhiên, cũng vẫn còn xảy ra một số vụ xử oan sai gây bức xúc dư luận. Bởi lẽ, ở lĩnh vực cầm cân nảy mực mà để xảy ra oan sai là không chấp nhận được dưới mọi góc độ. Theo tôi, những vụ xử án oan sai phải được xử lý nghiêm túc theo đúng luật, để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đảm bảo tính công bằng xã hội.
- Có tình trạng cứ mỗi khi xảy ra oan sai, lại lấy tiền ngân sách Nhà nước để bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao và nên xử lý như thế nào cho phù hợp?
- Bồi thường oan sai đang là một trong những vấn đề mà tôi cũng như không ít ĐBQH rất trăn trở. Không thể bồi thường danh dự cho người bị oan sai bằng ngân sách Nhà nước. Việc cần làm là truy rõ người đã làm oan, sai thì người đó phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Nhà nước những thiệt hại bởi những sai phạm mình gây ra. Qua báo cáo của Bộ Tư pháp, tôi thấy trong Luật Bồi thường Nhà nước vẫn chưa thể hiện được điều đó. Theo tôi, tới đây Quốc hội cần giám sát chặt chẽ vấn đề xử lý trách nhiệm với đối tượng làm oan sai cho người khác. Ai làm oan sai phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra, thậm chí tùy theo mức độ nặng, nhẹ phải bị xử lý bằng hình sự.
Theo ANTD
Nghiện game, cháu ngoại thành kẻ sát nhân giết ông ngoại Đang chơi game thì hết tiền bị chủ quán đuổi, Hòa trở về nhà thấy ông ngoại nằm ngủ một mình. Biết ông ngoại có tiền, Hòa đã dùng dây điện thoại siết cổ ông Tư để lấy 3 triệu đồng rồi đi chơi game tiếp. Vụ án gây xôn xao dư luận, bởi hung thủ giết người chẳng ai phải ai xa...