Chuyện ở nơi điều trị những em bé sơ sinh bị bỏ rơi
Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận điều trị khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội. Với những đứa trẻ này, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình.
Nghe tiếng Bình An khóc rất lớn, điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan vội chạy đến bên giường bệnh, nhanh chóng sát khuẩn tay rồi kiểm tra tình trạng của bé. “Không phải vấn đề vệ sinh, cũng không phải con đói đâu”, chị Loan mỉm cười, thủ thỉ.
Nói rồi, chị vội ẵm Bình An khỏi giường, ôm ấp và vỗ về bé. Em bé nín khóc ngay, mắt tròn xoe ngước nhìn, đôi tay huơ huơ muốn chạm vào nữ điều dưỡng.
“Những lúc như thế này, chỉ được ôm một chút là con không khóc nữa. Có thể vì con thiếu thốn tình cảm nên luôn mong được bế ẵm, vỗ về”, chị Loan chia sẻ.
Bình An là thai nhi bị phá bỏ ở tuần thai 31, được một nhóm thiện nguyện phát hiện và giải cứu, sau đó đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu hồi đầu tháng 7. Thời điểm nhập viện, bé chỉ nặng 1.6kg, tím tái, ngừng tim, ngừng thở, hy vọng sống rất mong manh.
Tuy nhiên, con đã may mắn vượt qua “cửa tử”, khỏe mạnh, hồng hào sau hơn 2 tháng điều trị. Hiện tại, bé tiếp tục được chăm sóc tại bệnh viện trong khi chờ hoàn tất thủ tục để đưa về trung tâm bảo trợ.
Điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan ôm ấp, vỗ về bé Bình An
Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là đơn vị thường xuyên tiếp nhận, điều trị cho các em bé sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn Hà Nội như Bình An.
Bác sĩ Thái Bằng Giang, trưởng Khoa cho biết, ngoài những trường hợp thai nhi bị nạo phá, được nhóm thiện nguyện giải cứu; còn có những bé bị bỏ ngoài trời như bãi rác, cổng chùa,… sau đó người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu.
Một số trường hợp khác đặc biệt hơn, là do chính người thân của bé mang đến viện rồi bỏ lại, cắt đứt liên lạc. Thời gian sau, có gia đình đổi ý nên đến đón về, cũng có những gia đình cứ thế “bặt vô âm tín”.
Trung bình mỗi năm, Khoa Sơ sinh tiếp nhận khoảng 5,6 em bé bị bỏ rơi. Tuy nhiên, chỉ riêng từ đầu năm 2020 tới nay, đã có tới 5 bé được đưa vào cấp cứu.
Video đang HOT
Những bé sơ sinh bị bỏ rơi đa phần nhập viện trong tình trạng nặng. Bác sĩ Giang chia sẻ, thông thường, ở bệnh viện chuyên khoa Sản, các khoa Sản của bệnh viện hay thậm chí trạm y tế xã, trẻ sơ sinh đều được chăm sóc rất chu đáo. Em bé sau sinh phải được lau khô, ủ ấm, hút sạch đờm rãi, cắt rốn với điều kiện vô khuẩn,…
Em bé bị vứt bỏ không được đáp ứng các điều kiện ấy. Kết hợp với việc phải nằm ngoài môi trường, các con dễ bị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm trùng máu, hạ thân nhiệt, tổn thương tất cả cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp. Chưa kể, với trường hợp nạo phá, người phá sẽ làm mọi cách để đưa trẻ ra ngoài, không thực hiện nhẹ nhàng, khéo léo như các ca đỡ đẻ bình thường khiến trẻ sang chấn.
17 năm công tác tại Khoa Sơ sinh, bác sĩ Giang đã cấp cứu cho rất nhiều trẻ bị bỏ rơi. Trong đó, anh nhớ nhất là trường hợp bé Nguyễn Văn An, vào viện hôm 8/6.
Cháu bé đã bị bỏ lại ngoài trời một vài ngày, được người dân phát hiện tại hố ga bỏ hoang thuộc xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Lúc này, trên người con không có quần áo, không có giấy tờ, xung quanh nhiều kiến và giòi, dây rốn đã bị ăn cụt.
Thời điểm nhập viện Xanh Pôn, em bé có tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng, sau đó đi vào suy hô hấp, phải đặt ống thở máy. Bé còn nhiễm vi khuẩn gram âm, kháng hầu hết với các loại kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
Trong quá trình thở máy, con từng ngừng tim tới 4-5 lần. Kíp bác sĩ đã phải cố gắng ép tim, tăng liều thuốc vận mạch để cấp cứu; đồng thời liên tục hội chẩn với chuyên gia Nhi khoa hàng đầu trong và ngoài nước tìm phương hướng điều trị. Dù các y bác sĩ đã dồn toàn bộ sức lực để cứu bé, tuy nhiên do tình trạng nhiễm khuẩn quá nặng, bé Nguyễn Văn An đã qua đời ngày 29/6, sau 21 ngày điều trị.
Bác sĩ Thái Bằng Giang khám cho một bệnh nhi tại Khoa Sơ sinh
Điều dưỡng Ngô Thị Minh Loan không giấu được những giọt nước mắt xúc động khi nhắc đến cháu bé. Chị cho biết, bởi tình trạng của bé rất nặng, các y bác sĩ luôn phải túc trực bên con mọi thời gian.
“Chúng tôi đặt những chiếc ghế trong phòng bệnh để ngồi quan sát cháu, ngày nào cũng vậy, không rời mắt dù chỉ một phút. Thực sự đáng tiếc, bất lực khi không thể cứu bé. Khoảnh khắc tiễn con lên xe để về chôn cất tại địa phương, cảm giác rất lưu luyến”, chị Loan tâm sự.
Khoa Sơ sinh là khoa “tách mẹ”, bởi vậy y bác sĩ luôn dành rất nhiều tình yêu thương cho các bé. Chị Loan chia sẻ, điều dưỡng trong khoa thường xưng là “mẹ” và gọi các em bé là con.
Với những em bé bị bỏ rơi, các bác sĩ, điều dưỡng thực sự là gia đình. Mỗi ngày vào 10h sáng, Khoa thường mời tất cả người thân của bệnh nhi lên để giải thích cặn kẽ tình trạng từng cháu, giúp gia đình an tâm. Tuy nhiên, những em bé bị vứt bỏ không có bố mẹ lo lắng, các y bác sĩ cứ vậy mà âm thầm điều trị, chăm sóc cho các con.
Bác sĩ Giang cho biết, sau khi được điều trị khỏi, em bé sẽ được xác nhận tình trạng bỏ rơi bởi lãnh đạo bệnh viện, công an phường, UBND phường. Sau đó, những đơn vị này sẽ chuyển bé lên trung tâm bảo trợ trẻ em.
Y bác sĩ tại Khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Xanh Pôn hầu hết là những người đã theo ngành Nhi khoa hàng chục năm. Với họ, hạnh phúc là khi cứu sống được những đứa trẻ, nhìn chúng lớn lên mỗi ngày và có tương lai tươi sáng phía trước.
Những thói quen tai hại của người lớn vô tình đẩy con trẻ rơi vào nguy hiểm
Nhiều vụ trẻ bị ngộ độc, ngoài nguyên nhân do tuổi còn nhỏ, có tính tò mò và chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại, còn phải nhắc đến sự chủ quan, lơ là, thiếu cẩn thận của người lớn khiến trẻ rơi vào nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Mới đây, một bé trai 21 tháng tuổi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng miệng phồng rộp, có nhiều vết loét.
Khai thác tiểu sử được biết, trước đó, trong lúc chơi đùa ở nhà, cậu bé đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch.
Việc uống nhầm loại thuốc tẩy rửa này khiến bệnh nhi bị tổn thương nghiêm trọng vùng miệng, hạ họng; thực quản và dạ dày có nhiều vết loét. Bé phải nhập viện để điều trị và theo dõi sức khỏe.
Trên thực tế, việc trẻ nhỏ gặp họa khi ăn, uống nhầm các loại thuốc, dung dịch cọ rửa, bột thông cống, axit, xăng dầu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất độc hại không phải là hiếm. Như trường hợp bệnh nhi 15 tháng tuổi ở Long An đã rơi vào tình trạng nguy kịch khi "tu" nhầm thuốc trừ sâu được đựng trong vỏ chai nước ngọt.
Hay trường hợp bé trai 2 tuổi ở Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng ngủ mê mệt sau khi nhai 3 viên thuốc ngủ của người lớn vì tưởng là... kẹo.
Các loại thuốc, hóa chất độc hại cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
BS CKII Đặng Thúy Hà, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa (Trung tâm Gan mật - Tiêu hóa - Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, tại đây, các bác sĩ đã từng tiếp nhận một số trường hợp trẻ uống nhầm phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.
Bên cạnh đó, hiện tượng ngộ độc do uống, nhai nhầm thuốc tây ở trẻ em cũng rất phổ biến. Theo đó, nguyên nhân dẫn đến những sự việc trên là do trẻ còn nhỏ, có tính tò mò và chưa ý thức phân biệt được các loại hóa chất độc hại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến sự chủ quan, lơ là, thiếu cẩn thận của những gia đình có trẻ nhỏ khiến trẻ rơi vào nguy kịch, thậm chí mất mạng.
Chẳng hạn với ngộ độc thuốc, BS Cao Thu Quế, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho rằng, thực tế, rất nhiều loại thuốc có màu sắc bắt mắt khiến trẻ dễ nhầm là kẹo. Trong khi đó, không ít phụ huynh lại thiếu kiến thức hoặc chủ quan để thuốc trong tầm với của trẻ, đặc biệt là các loại thuốc an thần.
Còn với các ca ngộ độc hóa chất được ghi nhận, phần lớn trong số đó là do trẻ uống nhầm hóa chất đựng trong các loại cốc chén, chai lọ, nhất là chai nước ngọt đã dùng hết nhưng không cất cẩn thận hoặc có cất nhưng vẫn trong tầm với của trẻ.
Trước đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về việc tái sử dụng các vỏ chai nhựa để chiết, đựng xăng dầu, hóa chất là mối tiềm ẩn rất nguy hại với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây vẫn là thói quen khó bỏ của nhiều gia đình, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi.
Điều tai hại hơn là khi dùng lại các chai nhựa này, nhiều người vẫn để nguyên nhãn mác như nước có thể sử dụng khiến ngay cả trẻ lớn cũng dễ bị uống nhầm dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Theo BS Đặng Thúy Hà, khi trẻ không may nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn, việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu. Cùng với đó, người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ các bé uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bệnh nhi nhập viện.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, với những gia đình có trẻ nhỏ, bố mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Thuốc, hóa chất gây nguy hiểm cần được đặt xa tầm tay trẻ em, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.
- Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống để tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.
- Không để thuốc, hoá chất gần thức ăn, thức uống, nơi trẻ dễ nhìn thấy. Bất cứ loại thuốc nào không sử dụng hoặc đã hết hạn cần vứt bỏ không nên để cho trẻ chơi.
- Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Với những trẻ lớn hơn, đã biết đọc chữ, cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại. Dạy trẻ cách nhận diện và phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.
- Đặc biệt, trong quá trình cho trẻ uống thuốc, nhiều bố mẹ hay nói đó là kẹo để trẻ dễ uống. Tuy nhiên, đây là sai lầm nên bỏ vì sau này, có thể trẻ sẽ nghĩ một loại thuốc nào đó cũng là kẹo dẫn đến việc ăn thử và có thể gây ra ngộ độc nếu là thuốc không dùng cho trẻ nhỏ.
Chữa tưa lưỡi bằng thuốc cam, bé 3 tháng tuổi nguy kịch Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn kết luận bệnh nhi bị ngộ độc chì có trong thuốc cam. Vừa qua, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận bệnh nhi 3 tháng tuổi bị viêm màng não. Theo chia sẻ của gia đình, trước đó 2 ngày, bé đi ngoài, nôn, bỏ bú, sau...