Chuyện nóng: Antifan và “bùng hàng” có chủ đích
Khi việc bùng hàng – một vấn nạn trong kinh doanh online vẫn chưa được xử lý tận gốc – thì lại có thêm lý do mới liên quan đến… cảm xúc.
Đặt hàng qua mạng xã hội nhưng lại không nhận khi được giao hay còn gọi là “bùng” hàng, “bom” hàng từ lâu đã trở thành một vấn nạn trong kinh doanh online. Lý do để người mua “bùng” hàng nhiều vô kể: khách nói đang ngồi điều hoà mát không ra ngoài lấy được, khách bảo chỉ đặt cho “vui”, rồi cả khách đi đẻ không nhận hàng… Mới đây, còn có thêm một lý do nữa – “khách ghét người livestream bán hàng nên bùng hàng”.
Những người thích mua sắm online sẽ mong ngóng đặc biệt với những ngày như 1/1, 2/2, 3/3… bởi đó là thời điểm nhiều sự kiện giảm giá sẽ bùng nổ trên các sàn thương mại điện tử. Mới đây nhất, ngày 5/5 vừa qua, bên cạnh sự bùng nổ thường thấy ấy còn có sự xuất hiện của một nỗi ám ảnh đối với bất cứ đơn vị kinh doanh online nào – những đơn hàng bị bùng.
Chỉ có điều, việc bùng hàng lần này lại được chuẩn bị từ trước, với số lượng lớn và nhắm vào một mục tiêu nhất định. Việc bùng đơn hàng có chủ đích này là nội dung của mục “Chuyện nóng” trong Chuyển động 24h trưa 09/5.
Nếu chia hành động bùng hàng thành cơ bản 2 loại theo góc nhìn từ phía người mua hàng thì gồm bùng hàng không có chủ đích và có chủ đích.
“Bùng hàng không có chủ đích” nghĩa là lúc mua thì muốn nhưng đến khi hàng giao tới nơi thì lại không muốn nhận. Lý do của trường hợp này thường là do mua theo cảm xúc chứ không phải nhu cầu. Khi hàng tới nơi thì cảm xúc đã hết, còn nhu cầu thì vốn đã chẳng có nên người mua sẽ có xu hướng bùng – không nhận hàng.
Ngược lại, “bùng hàng có chủ đích” nghĩa là ngay từ thời điểm đặt mua trực tuyến, việc không nhận hàng đã được xác định. Việc này thực sự trở thành một rắc rối lớn khi nó trở thành công cụ hoạt động của một nhóm antifan.
Vì là có chủ đích nên hoạt động “bùng hàng” này được nhóm antifan chuẩn bị khá kỹ càng từng bước với mục tiêu cụ thể là phá hỏng buổi bán hàng của đối tượng mà nhóm hướng tới. Cụ thể trong nhóm, các thành viên hướng dẫn nhau từng bước, từ việc nhắn tin cho thương hiệu để đề xuất không hợp tác với nhân vật mình ghét, tới việc đặt hàng rồi bùng hàng ra sao nếu hãng vẫn hợp tác. Kết quả là phiên bán hàng trực tuyến đã lập kỷ lục về lượng đơn hàng bị bùng, các thương hiệu liên quan phải tắt đánh giá, bình luận trên các kênh thông tin mạng xã hội của mình.
Trong câu chuyện bùng hàng, có một đối tượng người ta vẫn thường nhắc đến với nhiều sự thương cảm, chính là những shipper – người vận chuyển. Thế nhưng, trong nhóm antifan kia, có một bình luận:
“…Riêng kho của tôi, ai nấy đều vui, vì ai cũng được khách bo thêm 30-50 ngàn, riêng tôi giao 20 đơn bị hoàn về, tổng cộng được 800 ngàn, hiện tại chưa thấy thiệt hại gì cho shipper”. Đây chỉ là một bình luận đơn lẻ, không thể đại diện cho ý kiến của toàn bộ các shipper, và cũng chưa thể kiểm chứng tính chính xác của bình luận ấy. Nhưng nếu thực sự có trường hợp người mua không nhận hàng nhưng vẫn gửi tiền bồi dưỡng, thì những shipper sẽ nghĩ gì đây?!
Shipper không quá bị ảnh hưởng, thậm chí còn vui vì được thêm tiền. Các nền tảng, sàn thương mại điện tử không mấy liên quan về quyền lợi. Người đặt hàng rồi bùng thì chưa có tiền lệ nào bị pháp luật xử lý, cùng lắm thì sẽ bị các sàn, nền tảng hạn chế một số dịch vụ nếu số lượt bùng đơn quá nhiều… Cuối cùng, chỉ có uy tín của nhân vật bị anti và nhãn hàng là ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thế mới thấy sức ảnh hưởng của lực lượng antifan lớn thế nào. Sức ảnh hưởng ấy càng lớn, việc kiểm soát nó càng quan trọng. Yêu – ghét thuộc về cảm xúc và chẳng thế ngăn cấm còn đúng – sai lại là chuyện của lý trí. Cảm xúc và lý trí khó mà luôn luôn cân bằng.
Nếu đang là một antifan của bất kỳ ai, liệu rằng chúng ta có đang bày tỏ bức xúc một cách văn minh?
Nể phục cách xử lý đầy nhân văn của chủ quán ăn bị khách bùng hàng
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc kinh doanh trực tuyến đã trở nên quá phổ biến và quen thuộc.
Đặt hàng và giao hàng online mang lại nhiều tiện ích cho cả người mua lẫn người bán. Ngoài ra, điều này còn tạo thêm công ăn việc làm cho không ít shipper. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì công việc kinh doanh online cũng ẩn chứa không ít rắc rối và phiền phức. "Bom hàng" chính là một trong những phiền muộn mà các chủ kinh doanh và shipper phải đối mặt.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc kinh doanh trực tuyến đã trở nên quá phổ biến và quen thuộc. Đặt hàng và giao hàng online mang lại nhiều tiện ích cho cả người mua lẫn người bán. Ngoài ra, điều này còn tạo thêm công ăn việc làm cho không ít shipper. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì công việc kinh doanh online cũng ẩn chứa không ít rắc rối và phiền phức. "Bom hàng" chính là một trong những phiền muộn mà các chủ kinh doanh và shipper phải đối mặt.
Bị "bom hàng" là nỗi lo của các chủ kinh doanh online và shipper. (Ảnh minh họa: VnExpress)
Mới đây, câu chuyện một chủ quán bún bò Huế bị "bom hàng" gồm 13 suất ăn đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là thay vì "giận tím người" vì vừa bị mất công, mất sức, lại phải chịu lỗ, người chủ quán này lại bình tĩnh, có cách xử lý khiến ai cũng nể phục.
Một chủ quán bún bò Huế bị khách bùng 13 suất ăn. (Ảnh: Thánh Riviu)
Theo đó, khi đang thưởng thức món ngon xứ Huế ở quán ăn này thì một thực khách đã được "tai nghe, mắt thấy" câu chuyện "bom hàng" oái oăm. Quá ấn tượng với cách xử lý của người chủ quán, thực khách này đã về chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội.
Một thực khách chứng kiến câu chuyện đã chia sẻ lại lên mạng xã hội. (Ảnh: Thánh Riviu)
Thực khách này kể lại, đang ăn thì thấy chú shipper của quán xách hơn chục suất bún được đóng gói cẩn thận về, nói với người chủ là: "Chạy đến gọi không nghe máy. Chờ hơn 20 phút, gọi quá trời xong thuê bao luôn. Chắc người ta phá rồi."
Nhân viên giao hàng đem 13 suất bún về trả lại cửa hàng. (Ảnh: Thánh Riviu)
Thấy vậy, chủ bài đăng đã bắt chuyện với người chủ, hỏi: "Sao không nói khách đặt qua app cho an toàn?". Lúc này, anh chủ mới tâm sự: "Họ gọi nói văn phòng gần đây nên sẵn tiện giao dùm cho họ. Họ còn nói mới ăn ở quán, thấy ngon nên mới giới thiệu đồng nghiệp đặt chung. Với lại có khách đặt mối như vậy cũng mừng nên không suy nghĩ nhiều."
Tin tưởng khách, chủ quán đã nhận đơn và đem giao hàng. (Ảnh: Thánh Riviu)
Hỏi tường tận hơn thì được biết, đơn hàng bị bùng có tổng cộng 13 suất bún, tính ra giá trị không hề nhỏ. Với nhiều người kinh doanh khác, khi bị "bom" một đơn hàng lớn như vậy, chắc hẳn sẽ rất tức giận và phải tìm cách bán gấp số hàng bị bùng để còn thu hồi vốn. Tuy nhiên, người chủ quán bún bò Huế này lại không làm như vậy. Thay vào đó, chủ quán đã đem số thức ăn này đi phát miễn phí cho những người bán vé số, người già qua đường.
Chủ quán đã đem số thức ăn bị bùng đi phát miễn phí cho những người yếu thế. (Ảnh: Thánh Riviu)
"Thôi, đem ra cho mấy cô chú đi đường, người bán vé số hay ve chai gì đó cho họ ăn trưa, làm từ thiện luôn. Chứ giờ bực tức cũng vậy, coi như một cơ hội để làm việc tốt." - Người chủ nói.
Thay vì tức giận, chủ quán đã chọn cách làm từ thiện để xử lý số hàng bị "bom". (Ảnh: Thánh Riviu)
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ lên mạng xã hội, cách xử lý đầy sự nhân văn của người chú quán đã nhận được đông đảo sự tán dương từ mọi người. Hầu như ai cũng dành lời khen cho sự tốt bụng của anh chủ quán. Ngoài ra, mọi người cũng không quên lên án hành động "bùng hàng" của nhiều người hiện nay.
Nhiều người bày tỏ sự nể phục với cách xử lý của chủ quán ăn. (Ảnh: TikTok 60giay.com)
Có thể thấy, trong kinh doanh, không phải lúc nào mọi việc cũng được như ý. Song, cách chúng ta xử lý các bất cập sẽ thể hiện ra rất nhiều đặc điểm tính cách của mỗi người. Trái với sự tử tế của chủ quán bún bò Huế trên, mới đây, câu chuyện một chủ cửa hàng kính mắt quát mắng shipper sau khi không giao được đơn hàng lớn đã khiến không ít người bức xúc.
Một chủ chủ cửa hàng kính mắt đã quát mắng shipper sau khi không giao được đơn hàng lớn. (Ảnh: T.B)
Theo đó, sau khi chủ cửa hàng này đặt giao hàng online để mang đơn đến cho khách, 4 anh shipper đã được gọi đến. Lúc này, chủ cửa hàng cũng ngỏ lời ứng tạm mỗi anh 6 triệu đồng để giao hàng, tổng số tiền là 24 triệu đồng. Vì thấy đây là cửa hàng lớn, lại có quy định về vấn đề ứng tiền hàng nên các anh shipper cũng đã đồng ý.
Các shipper cố gắng làm rõ "trắng đen" với chủ tiệm. (Ảnh: T.B)
Thế nhưng, khi giao hàng đến địa chỉ yêu cầu, vị khách này lại từ chối lấy đồ nên 4 người shipper đành phải mang kính về trả lại cho chủ cửa hàng. Song, không những không thông cảm cho nhân viên giao hàng, chủ cửa tiệm mắt kính này còn lớn tiếng quát mắng và quyết không chịu nhận lại hàng, bắt các shipper phải tự chịu toàn bộ giá trị đơn hàng. Trong khi đó, theo như chia sẻ từ phía shipper, theo đúng quy định, nếu shipper giao hàng cho khách mà khách không nhận thì shipper sẽ phải mang trả đồ về cho cửa hàng và chủ cửa hàng phải trả tiền lại cho shipper.
Các shipper bị đuổi ra khỏi cửa hàng khi sự việc vẫn chưa được giải quyết xong. (Ảnh: T.B)
Từ đây mới thấy, không phải người kinh doanh nào cũng có thể bình tĩnh xử lý việc bị bùng hàng như người chủ quán bún bò Huế trên. Bạn có đồng ý như vậy không? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Không được kiểm tra hàng, vị khách liền có thái độ gay gắt với shipper Từ trước đến nay, những câu chuyện oái oăm giữa shipper và người nhận hàng luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo dân tình. Rất nhiều trường hợp sau khi đặt hàng xong nhưng lại không chịu nhận hàng, hoặc những trường hợp shipper bị khách mắng... đều trở thành câu chuyện được mang ra bàn tán sôi...