Chuyển nhượng đất “ngầm”, vi phạm đất đai ở 3 đặc khu rất phức tạp
Từ khi có thông tin chuẩn bị thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tình trạng vi phạm trong sử dụng đất đai trên phạm vi các khu vực dự kiến thành lập đặc khu như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có diễn biến phức tạp. Nhất là tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép sang đất phi nông nghiệp, lấn chiếm đất đai.
Thực hiện chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, Chính phủ đã có báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất tại các địa phương dự kiến thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Chuyển nhượng đất “ngầm” diễn ra ở Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc
Theo báo cáo của các địa phương, sau khi có thông tin về việc chuẩn bị thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tình hình thực hiện thủ tục chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước thuộc các địa phương đã tăng đáng kể:
Tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (nơi dự kiến thành lập Đặc khu kinh tế Vân Phong), năm 2017, có 1.467 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích 258,8 ha và 215 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất; nhưng trong 4 tháng đầu năm 2018 đã có 1.859 trường hợp chuyển nhượng với diện tích 356 ha và 162 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó chủ yếu là chuyển nhượng, chuyển mục đích từ đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp.
Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: Zing)
Tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (nơi dự kiến thành lập Đặc khu kinh tế Vân Đồn), năm 2016 có 684 trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất; năm 2017 có 1625 trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Đến Quý I.2018 có 519 trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giai đoạn 2015-2017 có 288 trường hợp chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân, riêng năm 2018 địa phương không giải quyết trường hợp nào.
Tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (nơi dự kiến thành lập Đặc khu kinh tế Phú Quốc), từ ngày 1.1.2017 đến 30.4.2018 có 5 tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng diện tích 8,5 ha; 12.268 hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 699,96 ha.
Ngoài các trường hợp chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất đã làm thủ tục theo đúng quy định, tuy nhiên, kiểm tra tại các địa phương còn cho thấy, từ khi có thông tin chuẩn bị thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, tình trạng vi phạm trong sử dụng đất đai trên phạm vi các khu vực dự kiến thành lập có diễn biến phức tạp.
Nhất là tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái phép sang đất phi nông nghiệp, lấn chiếm đất đai (nhất là lấn, chiếm đất rừng), chuyển nhượng quyền sử dụng đất không làm thủ tục theo quy định, mua bán trao tay, trong đó đa phần là đất không có giấy tờ, không rõ nguồn gốc, trình trạng san lấp, phân lô, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra phức tạp.
Chưa quyết liệt ngăn chặn, xử lý kịp thời
Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản để chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất tại các địa phương dự kiến hình thành các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Tỉnh Ủy và Ủy ban nhân dân các tỉnh đều đã thực hiện nhiều biện pháp chỉ đạo nắm bắt tình hình và xử lý quyết liệt, kịp thời tình trạng vi phạm.
Video đang HOT
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chỉ thị về việc thực hiện một số biện pháp cấp bách để quản lý và ngăn chặn việc giao đất, mua bán, chuyển nhượng và sử dụng đất đai trái pháp luật; chỉ đạo thanh tra toàn diện việc quản lý đất đai ở huyện Vân Đồn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Kết quả bước đầu, Quảng Ninh đã thu hồi 10 dự án chậm tiến độ hoặc vi phạm pháp luật với tổng diện tích trên 350 ha; thu hồi chủ trương đầu tư 13 dự án chưa được giao đất. Trong quý I/2018, tỉnh tiếp tục xử lý 51 trường hợp tự ý san lấp đất lâm nghiệp, nông nghiệp trái phép; dừng làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của 29 trường hợp; trục xuất ra khỏi địa bàn huyện 13 sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện hành nghề.
Cảng An Thới ở phía Nam đảo Phú Quốc, nơi vận chuyển người và hàng hóa bằng đường biển
UBND 2 tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang cũng đã ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý đất đai, thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh và huyện Phú Quốc.
Chính phủ đánh giá, nhìn chung, các Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để chấn chỉnh việc quản lý đất đai, kiểm soát tình hình sử dụng đất; trong đó điển hình là tỉnh Quảng Ninh, đã phát hiện, xử lý quyết liệt nhiều sai phạm, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã cơ bản được kiểm soát.
Tuy nhiên, tình trạng chuyển nhượng đất “ngầm” vẫn còn diễn ra ở các khu vực dự kiến thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mà vẫn chưa được phát hiện kịp thời, xử lý, nhất là tại các tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do chưa quyết liệt và kịp thời trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng giao dịch đất đai không đúng quy định tại địa phương; chưa kịp thời xử lý tình trạng tăng giá đất đột biến, bất thường tại địa phương để kéo dài gây bức xúc trong dư luận.
Theo Danviet
"Đầu tư 1,4 triệu tỷ đồng vào đặc khu kinh tế, 93 triệu dân được hưởng lợi gì?"
Nói về 3 đặc khu dự kiến thành lập là Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đặt câu hỏi với nhà soạn thảo Luật: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1,4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước? Từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì?
TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên, bất chấp việc Luật Đặc khu còn chưa biết hình hài ra sao, 3 đặc khu có được thành trên thực tế hay không thì giá đất ở các đặc khu dự kiến này đã lên gấp 5, gấp 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước khi có đề xuất đặc khu này. Cùng với đó là rất nhiều các tranh cãi xung quanh tính hiệu quả và thời điểm hành hành Luật Đặc khu, xây dựng đặc khu kinh tế ở nước ta.
Để làm rõ hơn những thắc mắc xung quanh câu chuyện trên, "Góc nhìn chuyên gia" của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này.
97% đất được sang nhượng tại các đặc khu là đất nông nghiệp, đất rừng
Thưa ông, trên thực tế, giá đất tại 3 khu vực dự kiến sẽ trở thành đặc khu của Việt Nam đã tăng gấp 5, 7, thậm chí là 10 lần so với thời điểm trước đó và giá đất ở 3 nơi này trên thị trường có thể lên tới 50, 60 triệu/m2. Với giá đất đắt đỏ như vậy liệu có nhà đầu tư sản xuất nào chịu nổi để mà chấp nhận đầu tư không?
Trước hết, xin cung cấp một số liệu, hiện nay 97% giao dịch đất tại các khu vực dự kiến trở thành đặc khu kinh tế không phải là đất ở mà là đất nông nghiệp, đất rừng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần căn cứ vào Luật Đất đai về giải quyết câu chuyện nêu trên.
Tôi từng đọc ở đâu đó, một vị luật sư nói các tỉnh có đặc khu cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm luật. Như vậy là vị này không dựa vào Luật Đất đai hay Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp.
"Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn", TS. Nguyễn Đức Kiên.
Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư vào thì giá trị đền bù đất sẽ theo đơn giá đất nông nghiệp và đất rừng, chứ không phải theo giá đất đang bị các cò đất tại các đặc khu thổi lên vù vù lên tới 50, 60 triệu/m2.
Người chịu thiệt ở đây chính là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ đã bị bơm vá để ăn chênh lệch. Hay nói cách khác là một bộ phận đầu cơ lợi dụng chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước tung tin ra và thổi giá lên để ăn lại tiền đền bù của nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ quên rằng nhà nước chưa cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và những người bị lừa thì đang mua đất nông nghiệp với giá đất nhà ở, thậm chí còn cao hơn.
Có lẽ họ hy vọng rằng, bằng số đông người mua, dùng chính sách dân tuý để ép chính quyền nhượng bộ, đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, điều đó là sai Luật.
Trong trường hợp này, tôi nhớ tới một câu nói của Lê Nin rất nổi tiếng rằng: "Khi lợi nhuận lên tới 300% thì có treo cổ lên họ cũng làm. Những nhà đầu cơ đang bất chấp tất cả, kể cả vi phạm luật chỉ vì lợi nhuận".
Thưa ông, đặc khu không còn là một khái niệm mới là với quốc tế, đặc biệt là một nước láng giềng ngay cạnh ta là Trung Quốc. Vậy đặc khu ở Việt Nam có gì mới để thu hút được đầu tư?
Thiết nghĩ mọi so sánh đều là khập khiễng. Chúng ta chỉ có thể so sánh sự vật, sự việc ở cùng một thời điểm và cùng một thang đo, nếu không thì rất khó. Tuy nhiên, so với Thẩm Quyến của Trung Quốc thì đặc khu của ta quy định ngành nghề kinh doanh rộng hơn, trao thẩm quyền cho đặc khu nhiều hơn.
Thời điểm thành lập đặc khu ban đầu của Trung Quốc là vào năm 1988. Khi đó, Trung Quốc thành lập 5 đặc khu và mỗi đặc khu có nhiệm giải quyết những yêu cầu khác nhau. Trong đó Chu Hải, Sán Đầu, và Thâm Quyến là 3 đặc khu đầu tiên, với mục tiêu Sán Đầu là huy động sự đóng góp của 8 triệu người Triều Châu đang sinh sống ở nước ngoài đóng góp về bằng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp công nghệ cao. Tại Sán Đầu còn hình thành trung tâm đào tạo, trường đại học với quy chế mời Giáo sư người Triều ở Mỹ về làm hiệu trưởng và trả lương cao hơn cả mức lương họ được trả ở Mỹ, trong lúc kinh tế của Trung Quốc thời điểm đó là rất thấp.
Còn Thẩm Quyền thì nằm bên này Hồng Kong nên được lấy làm đối trọng với Hồng Kong và thành lập thành phố 2 bên sông Hoài. Còn ở Đặc khu kinh tế phố Đông, thì được dùng làm trung tâm kinh tế tài chính của cả Trung Quốc. Sau 30 năm hoạt động, người ta lại thành lập đặc khu trong lòng đặc khu tại phố Đông và gọi là phố Wall. Tại đây tất cả cách dịch vụ tài chính ngân hàng đều theo tiêu chí như phố Wall của Mỹ cộng với ưu thế là thiên đường thuế Barbados.
Cách đây 6 năm Singapore cũng thành lập đặc khu, trong khi nước này có dân số chưa bằng dân số tỉnh Thanh Hoá nước ta và diện tích thì nhỉnh hơn Phú Quốc một chút. Ở đó họ đầu tư gần 5 tỷ USD, tính ra vài trăm USD/m2 (chưa tính tiền giải phóng mặt bằng) để chuyên phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí và họ đã thành công.
Vì thế có thể nói đặc khu chưa bao giờ hết vai trò ở những góc nhìn mới, như tại Singapore là một ví dụ.
Bỏ ra 1.400.000 tỷ đồng đầu tư Đặc khu, đất nước được gì?
Vậy thưa ông, điểm mấu chốt để Đặc khu hoạt động hiệu quả là gì, liệu Đặc khu ở Việt Nam có thành công?
Đầu tiên là đặc khu có gì mới? Mới nhưng lại cũ và cũ nhưng lại mới, bởi việc thành lập đặc khu đã được ghi trong hiến pháp năm 2013, còn mới là làn đầu thực hiện và được triển khai cùng lúc tại 3 địa điểm. Điểm mới thứ 2 là mô hình tổ chức theo luật tổ chức chính quyền địa phương, theo hiến pháp, vừa có hội đồng nhân dân, vừa có chủ tịch, nhưng bộ máy hình thành theo nhu cầu của đặc khu, chứ không phải áp dụng theo mô hình của tỉnh hay trung ương.
Đặc khu thành công hay không thành công là do chúng ta có tìm được nhà đầu tư chiến lược không và chính sách có phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư chiến lược không? hay những khuyến khích có phù hợp với yêu cầu tổ chức bộ máy của nhà đầu tư chiến lược không?
"Xây dựng Luật đặc khu chúng ta cần làm theo cách "đo chân khách rồi mới đóng giầy" mới là phương án tối ưu nhất, chứ không phải là đóng giầy số sẵn rồi và ai vừa thì mua", TS. Nguyễn Đức Kiên.
Chúng ta tìm nhà đầu tư chiến lược dựa trên quan điểm không chê các nhà đầu tư trong nước, không chê các nhà đầu tư trong nước nhưng để họ làm nhà đầu tư chiến lược thì cần đặt câu hỏi "với sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước thì đất nước phát triển theo hướng nào? Đặc khu sẽ đi về đâu?"
Yêu cầu quan trọng với rất cả các nhà đầu tư chiến lược là phải có thị trường, công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng công nghệ đó. Một số nhà đầu tư trong nước có thể có vốn nhưng họ có công nghệ, có trình độ quản lý không? Họ có thị trường làm đầu ra cho sản phẩm sản xuất ra không? Có cam kết được sản phẩm sản xuất ra có thể lách vào thị trường quốc tế, tham gia các chuỗi không?
Đứng về mặt niềm tin thì chúng ta có thể tin nhau, nhưng trên thực tế thì khả năng nhà đầu tư trong nước vào được thị trường thế giới là rất khó.
Vì thế, xây dựng Luật đặc khu chúng ta cần làm theo cách "đo chân khách rồi mới đóng giầy" mới là phương án tối ưu nhất, chứ không phải là đóng giầy số sẵn rồi và ai vừa thì mua.
Tôi cũng xin nêu một vấn đề, một câu hỏi mà các nhà soạn thảo Luật chưa trả lời được cho các đại biểu Quốc hội là: Đầu tư 1,1 triệu tỷ đến 1.4 triệu tỷ đồng vào 3 đặc khu thì bao lâu sẽ hoàn lại vốn? Mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho đất nước?
Chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thu hút FDI để tránh tình trạng như hiện nay là doanh nghiệp FDI mang lại tăng trưởng lớn, tạo hình ảnh Việt Nam cất cánh, nhưng từng người dân trong 93 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ con số tăng trưởng nhờ xuất khẩu của FDI? Con số này quá khiêm tốn.
Xin cám ơn ông!
Theo Dantri
Siết chặt giao dịch đất tại Phú Quốc, giới đầu cơ "lướt sóng" gặp nguy Thời gian qua, thị trường nhà đất Phú Quốc luôn "nóng bỏng", nhiều chuyên gia đã khuyến cáo về việc đầu cơ đất tại đây nhưng diễn biến vẫn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát. Giới đầu cơ không biết mình đang "ôm bom"! Nói về việc vì sao người người đổ xô gom đất tại Phú Quốc, TS. Huỳnh Thế Du,...