Chuyện những người lớn lên qua trận Trân Châu Cảng
Cuộc tấn công khiến 2.386 người Mỹ thiệt mạng (55 thường dân), tàn phá hạm đội Hải quân Mỹ đóng quanh đảo Oahu, kéo Mỹ vào Chiến tranh Thế giới thứ II.
Khi phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, Ruth và Gordon Itamura mới chỉ là những đứa trẻ ở Hawaii và không quen biết nhau. Nhưng trải nghiệm về cuộc chiến là không thể nào quên đối với họ.
Mùi của những bức tường và sàn nhà bẩn thỉu ở nơi trú bom vẫn còn quanh quẩn trong ký ức của Ruth Itamura mấy chục năm qua. Ruth giờ là giáo viên nghỉ hưu tại trường hạt Vigo.
Ông bà Ruth và Gordon Itamura
Gia đình Ruth và những cư dân Hawaii khác được chỉ thị xây các trạm trú ẩn khẩn cấp sau khi lực lượng Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng bất ngờ vào sáng Chủ Nhật hôm ấy. Cuộc tấn công khiến 2.386 người Mỹ thiệt mạng (55 thường dân), tàn phá hạm đội hải quân Mỹ đóng quanh đảo Oahu, kéo Mỹ vào Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sau vụ tấn công, các đảo và các quan chức quân sự nghi ngờ người Nhật sẽ quay trở lại cho một cuộc xâm lược toàn diện. Thống đốc Hawaii tuyên bố thiết quân luật trên khắp các đảo. Lực lượng Mỹ chuẩn bị sẵn sàng.
Theo báo quân sự Mỹ, Stars and Stripes, đạo luật quân sự đã dẫn đến một cuộc điều chỉnh đối với các cư dân Hawaii trong 3 năm sau. Cư dân độ tuổi từ 6 tuổi trở lên phải được lấy dấu vân tay và đăng ký. Mọi người phải mang theo thẻ căn cước do quân đội cấp. Báo chí và thư phải đối mặt với kiểm duyệt. Một “màn đêm” đen tối thực sự bao trùm khi trời tối, đèn tắt, cửa ra vào và cửa sổ phải che lại, đèn pha ô tô bị che đi để tránh bị phát hiện nếu quân đối thủ xâm chiếm. Người dân đào hầm tránh bom dưới lòng đất và ẩn náu ở đó.
Cha của Ruth Itamura làm thứ này cho bà đeo sau cuộc tấn công tháng 12/1941, để bà có thể được nhận dạng trong trường hợp bị thương hoặc chết do tấn công. (Ảnh: Tribune Star/Joseph C. Garza)
Một lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21h00 đến 06h00 hôm sau. Đáng chú ý, cư dân gốc Nhật phải ngừng ra đường từ 20h, Stars and Stripes cho biết.
Ruth mới chỉ 6 tuổi. Bốn anh chị em và cha mẹ bà sống gần sân bay quân đội Mỹ, Wheeler Field và chỉ cách Trân Châu Cảng 15 phút di chuyển. Cha bà, John Y.A. Kim, làm việc tại cảng cùng hai người chú.
Video đang HOT
Trong khi đó chồng tương lai của Ruth, Gordon, sống với cha mẹ và bốn anh chị em trên đảo Maui, cách Trân Châu Cảng 95 dặm (152 km). Gordon lên 9 khi vụ tấn công xảy ra.
Ruth và Gordon đều sinh ra ở Hawaii. Họ là các công dân Mỹ thế hệ thứ hai. Cha mẹ họ cũng được sinh ra ở Hawaii. Ruth có tổ tiên gốc Hàn Quốc và Nhật Bản. Gia đình Gordon là người gốc Nhật.
Ruth và Gordon không biết nhau vào năm 1941. Họ gặp nhau hơn một thập kỷ sau tại Chicago, nơi Gordon đang làm việc và Ruth đi thăm một sinh viên Đại học bang Indiana. Bây giờ đã nghỉ hưu, họ sống gần Prairieton, nuôi dạy con trai, Tad và con gái, Jan. Ông bà Itamuras đã kết hôn 61 năm và có ba đứa cháu.
“Chui xuống gầm giường”
Sáng 7/12/1941, Ruth và anh chị em mặc quần áo chuẩn bị sẵn sàng đi bộ đến nhà thờ. Tin tức về cuộc tấn công của Nhật Bản, bắt đầu lúc 7h55, ập đến nhà họ qua radio. Cha bà bảo các con ở nhà. Chẳng mấy chốc, họ thấy một chiếc máy bay vù vù trên bầu trời. Họ vẫn thường thấy chuyện này do ở gần căn cứ quân sự, nhưng lần này âm thanh rất khác.
Ruth Itamura cầm thẻ căn cước bà và các cư dân Hawaii khác phải mang theo khi thiết quân luật được áp dụng trên quần đảo sau vụ tấn công. (Ảnh: Tribune Star/Joseph C. Garza)
“Chúng tôi nhìn thấy (biểu tượng) mặt trời mọc trên cánh và mặt bên của máy bay”, Ruth nhớ lại. “Tôi vẫn có thể hình dung nó ngày hôm nay, vì nó mang lại những ký ức khi tôi xem bộ phim, Tora, Tora, Tora. Chúng tôi được hướng dẫn vào nhà và chui xuống gầm giường. Khi đó, những đứa trẻ chúng tôi chỉ nghĩ được rằng, chắc hẳn chỉ giống như trò trốn tìm.”
Họ không thể nghe thấy tiếng máy bay phát xít Nhật không ngừng ném bom tại Trân Châu Cảng, nhưng có thể nghe thấy tiếng súng ở Wheeler Field, ngay bên kia một con sông gần nhà. Cha bà được triệu tập đến bến cảng. Cần có sự giúp đỡ để chăm sóc những người bị thương và chữa cháy – một nhiệm vụ sẽ giữ ông John Kim tại Trân Châu Cảng trong ba ngày tới.
Trên đường đến bến cảng, cha bà đã đón một số thủy thủ Mỹ cố gắng quay trở lại căn cứ. Đột nhiên, một máy bay Nhật Bản xuất hiện và hướng về phía chiếc xe của họ.
“Bố có lẽ đã nghĩ, ‘ôi, chúng ta đang ở ngay lối đi’”, bà kể. Ông dừng lại, nhảy ra khỏi xe và chạy vào một cánh đồng mía để đánh lạc hướng phi công tấn công khỏi các thủy thủ. Nhờ vậy họ không bị trúng đạn từ máy bay. “Ông ấy nghĩ một ngày nào đó khi kiếm được một triệu USD, sẽ đặt một dải băng vàng xung quanh cái cây (mà ông đã trốn). Nhưng không may cái cây đã bị đốn hạ nhiều năm sau đó để dọn đường cho một đường cao tốc.”
Mặt sau thẻ cho thấy cư dân mang theo mặt nạ phòng độc.
Cách xa chín mươi lăm dặm, ở thị trấn Kahului đảo Maui, Gordon và gia đình cũng nghe tin về cuộc không kích trên radio. Chẳng bao lâu, người dân “xếp hàng đầy trong các cửa hàng”, ông nhớ lại.
Dây thép gai rào chắn bãi biển Kahului , “nơi từng là sân chơi của chúng tôi”. Khi tắt đèn, theo thiết quân luật, các tấm bạt phủ lên các phần của các con tàu đang neo đậu tại cảng Kahului. Đèn pha ô tô được che kín, chỉ chừa một dải mở ở giữa. Xe tải và xe buýt đậu dưới tán cây. Mỗi bước là để ngăn chặn các lực lượng xâm nhập phát hiện người và tài nguyên.
Cư dân đào hầm trú bom. “Như họ đang xây dựng một bể bơi cho những đứa trẻ chúng tôi”, bà Ruth nhớ lại. “Nghe tiếng chuông báo, và chúng tôi phải đi xuống cái hố đó và đợi cho đến khi họ lại báo một lần nữa. Không ai thích âm thanh của tiếng báo động”, bà nói thêm.
Mặt nạ phòng độc cũng được cấp cho cư dân. “Những đứa trẻ đeo chúng đến trường”, Ruth nhớ lại. “Học sinh treo mặt nạ. Bất cứ nơi nào bạn đi, bạn phải mang mặt nạ phòng độc đó”, bà nói, “nhưng chúng tôi không bao giờ phải sử dụng nó. Vì vậy, tôi thương những đứa trẻ sống ở những nơi bị chiến tranh tàn phá như vậy”.
“Nồi lẩu” văn hóa
Cuộc xâm chiếm của Nhật Bản tiếp theo tại Hawaii không bao giờ xảy ra, nhưng một số sự cố nguy hiểm thì có. Một tàu ngầm Nhật Bản từng bắn vào cảng Kahului, làm náo loạn cộng đồng, Gordon nhớ lại.
Cuộc tấn công và chiến tranh cũng giải phóng những bất công. Khoảng 150.000 người Nhật Bản và người Mỹ gốc Nhật sống ở Hawaii vào năm 1941, chiếm gần 35% cư dân khu vực này, theo Stars and Stripes. Gần2.000 người được chuyển đến các trại giam giữ, ít hơn số người Mỹ gốc Nhật bị giam giữ vì chủng tộc trên đất liền.
Bốn thập kỷ sau, chính phủ Mỹ chính thức xin lỗi. Tổng thống Ronald Reagan ký Đạo luật Tự do Dân sự năm 1988, nhấn mạnh các hành động của Chính phủ dựa trên định kiến chủng tộc, hiềm khích chiến tranh và sự thất bại của lãnh đạo chính trị. Các gia đình của Ruth và Gordon không phải chịu cảnh trong các trại giam. “Chúng tôi may mắn hơn so với những gì đã xảy ra với những người khác”. Tuy nhiên, họ phải chịu những lời sỉ vả. Ruth cho biết bà đôi khi giữ im lặng, cho rằng những lời lăng mạ xuất phát từ sự thiếu hiểu biết.
Hawaii khi đó được ví như một “nồi lẩu văn hóa”, theo Tribstar. “Một ngày nào đó, bạn ở trong nhà của mọi người, ăn một bữa ăn của người Philippines, một bữa ăn của người Hàn Quốc và một người nào đó”, Ruth nói.
(Nguồn: Tribstar)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Bất ngờ với danh tính kẻ xả súng tại căn cứ quân sự Mỹ làm 2 người chết
Tay súng mặc đồng phục thủy thủ nã súng làm 2 người chết, 1 người bị thương tại căn cứ Hickam của Mỹ ở Trân Châu Cảng trước khi tự sát.
Vụ xả súng xảy ra ở xưởng đóng tàu hải quân của căn cứ Hickam vào khoảng 14h30 chiều 4/12 (giờ địa phương, 7h30 ngày 5/12 giờ Hà Nội).
Tay súng sau đó được xác định là một hạ sỹ quan làm việc trên tàu ngầm tấn công USS Columbia của hải quân Mỹ.
Các nhân chứng cho biết tay súng đã nã đạn vào 3 dân thường khiến 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương trước khi tự vẫn.
Tay súng được xác định là một hạ sỹ quan làm việc trong Hải quân Mỹ. (Ảnh: AP)
Danh tính của thủ phạm và các nạn nhân đều không được tiết lộ.
Một phát ngôn viên của căn cứ cho biết vụ việc đã được kiểm soát. Căn cứ bị phong tỏa trong 2 giờ trước khi hoạt động trở lại vào 16h cùng ngày.
Nguyên nhân vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra.
Xưởng đóng tàu nơi xảy ra vụ việc nằm gần Đài tưởng niệm Quốc gia Trân Châu Cảng, nơi chuẩn bị tổ chức tưởng niệm 78 năm vụ không kích của phát xít Nhật năm 1941 vào Trân Châu Cảng khiến 2.403 người thiệt mạng.
Trân Châu Cảng được coi là trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và là nơi neo đậu của 10 tàu khu trục, 15 tàu ngầm của Mỹ.
(Nguồn: Fox News)
SONG HY
Theo vtc.vn
Nổ súng tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng, nhiều người bị thương Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng cho biết nơi này đã bị phong tỏa sau khi diễn ra một vụ nổ súng bất ngờ làm nhiều người bị thương. Địa điểm xảy ra vụ nổ súng làm nhiều người bị thương. (Nguồn: CNN) Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng-Hickam cho biết...