Chuyện những người dân khu ổ chuột chi hàng nghìn USD cho hàng hiệu
Có một nền văn hóa mang tên La Sape ở Congo. Nơi đây, những người dân tìm thấy niềm hạnh phúc từ việc ăn mặc như những tín đồ thời trang đẳng cấp.
Khi đến Congo, nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi đã bắt gặp một câu chuyện thú vị trong đời sống văn hóa đại chúng của người dân nơi đây. Vốn là những mảnh đời có hoàn cảnh sống khó khăn, một bộ phận người dân Congo vẫn ưa thích theo đuổi phong cách ăn mặc sang chảnh, rực rỡ màu sắc.
Đối với họ, đây không đơn thuần là nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Việc ăn vận như “ngôi sao” đem đến cho họ nguồn năng lượng tích cực, tạo nên một bức tranh tổng thể mang tinh thần lạc quan, vui tươi. Sự phóng khoáng trong những bộ trang phục cũng góp phần giúp người dân Congo có động lực vươn lên khỏi hiện thực khó khăn, u tối.
Thời trang là lối thoát cho cuộc sống khốn cùng
La Sape là cách viết tắt của Société des Ambianceurs et des Personnes Élégantes (tạm dịch: Hiệp hội những người tạo nên bầu không khí và sự thanh lịch). Tiểu văn hóa này khởi nguồn từ đầu thế kỷ 20, nơi nô lệ Congo làm việc cho thực dân Bỉ – Pháp để đổi lấy những bộ đồ cũ.
Một cậu học sinh bình thường và một sapeur có kinh nghiệm 3 năm. Ảnh: Tariq Zaidi.
Kết thúc giờ làm việc, những nô lệ nam tái sử dụng trang phục họ được nhận và ăn vận như quý ông Pháp đích thực – hình tượng mà mỗi người dân Congo đều ngưỡng mộ. Đặc điểm của phong cách là thời trang cao cấp, sặc sỡ, đi cùng giày lười sang trọng và kết hợp đầy đủ phụ kiện như mũ, gậy và kính râm.
Họ đi lại và tỏa sáng giữa đường phố ổ chuột tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho người xung quanh. Những người nô lệ đã sử dụng thời trang như lối thoát khỏi sự khốn cùng, biến vẻ đẹp của vải vóc thành “dòng chảy hạnh phúc” trong cuộc đời vốn dĩ u tối.
Dần dà, nhóm người này có tên gọi riêng là “sapeur” cho nam giới và “sapeus” cho nữ giới. Sự phát triển của nhóm văn hóa cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các cộng đồng yếu thế khác trong xã hội.
Hầu hết sapeur người Congo có xuất thân trung lưu hoặc nghèo khó. Công việc của họ thường là lái xe taxi, thợ may, nông dân hoặc người làm vườn. Tuy nhiên, khi màn đêm buông xuống, một sapeur có thể trông như triệu phú.
Vào những năm 1970, khi Cộng hòa Congo độc lập, La Sape chính thức phát triển thành phong trào thời trang. Nhóm văn hóa quy tụ thêm nhiều tên tuổi đáng chú ý như Stervos Niarcos, cựu chủ tịch DRC Joseph Mobutu và nhạc sĩ huyền thoại Papa Wemba. Trong đó, ông Wemba đã dùng âm nhạc để giúp La Sape trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Âu.
Năm 2017, phóng viên ảnh Tariq Zaidi bắt đầu biết đến La Sape khi tới Congo. Vào tháng 10, nam phóng viên giới thiệu tới công chúng loạt hình chân dung ấn tượng của các “tín đồ thời trang” trong bộ sách Sapeurs: Ladies and Gentlemen of the Congo .
Video đang HOT
La Sape sinh tồn trong thời hiện đại như thế nào?
Dilens Dilenga, nhạc sĩ 75 tuổi người Congo, có kinh nghiệm hơn 50 năm làm sapeur. Ông thích những bộ đồ tông trắng và xanh nước biển. Với vị nhạc sĩ, sapeur được định nghĩa như một ngôi sao mà mọi người đều ngưỡng mộ khi nhìn vào. Song, ông Dilenga nhận định cách ăn vận của sapeur ngày nay không còn giống thế hệ trước – điều tất yếu của quá trình phát triển.
Các sapeur biến đường đất thành sàn diễn thời trang. Ảnh: Tariq Zaidi.
“Một sapeur đúng nghĩa sẽ phải thu hút được ánh nhìn của mọi người bằng vẻ ngoài, cách đi lại và giao tiếp. Họ cũng cần phải thay đổi để thích ứng với điều kiện chính trị, xã hội của thời đại và môi trường sống”, ông Dilenga nói.
Do luôn có sự thay đổi đề phù hợp với thời cuộc, phong trào La Sape tới nay vẫn được đón nhận nồng nhiệt bởi giới trẻ cũng như gây được tiếng vang trong cộng đồng thời trang.
Dorcas Mutombo – sinh viên năm ba ngành thời trang tại Học viện Elizabeth Galloway lựa chọn La Sape là chủ đề nghiên cứu tốt nghiệp. Cô nói: “Các sapeur luôn biết cách thể hiện để tôn vinh bản thân và toát lên sự bóng bẩy. Họ khiến người ngoài phải ngưỡng mộ, truyền đến năng lượng tích cực. Vì vậy, tôi lấy La Sape làm cơ sở nghiên cứu luận điểm về mối quan hệ của vẻ đẹp thời trang và tính văn hóa bền vững”.
Tuy nhiên, La Sape thời hiện đại cũng có những mặt trái. Ban đầu, những bộ trang phục vốn là hàng tái sử dụng từ các chủ nô. Những người sành điệu ở Congo thường mặc những thương hiệu thời trang cao cấp từ châu Âu như Kenzo, Giorgio Armani, Yves Saint Laurent, Gucci, Louis Vuitton, Cartier, Givenchy và JM Weston.
Thời nay, nhiều sapeur lâm vào cảnh chi tiêu tài chính quá mức cho quần áo hàng hiệu và trở thành “nô lệ của thời trang”. Họ sẵn sàng chi hàng nghìn USD cho quần áo.
Một trong những cá nhân điển hình của việc bất chấp năng lực tài chính là Severin Muengo đến từ Brazzaville. Anh là sapeur thuộc tầng lớp trung lưu, luôn tự hào với bộ sưu tập túi xách và phụ kiện phong phú.
Trả lời phỏng vấn nghiên cứu của Dorcas Mutombo, Muengo khẳng định sẽ vay ngân hàng nếu không đủ tiền theo đuổi La Sape. Theo ước tính, anh đang ôm khoản nợ 23.000 USD chỉ vì mua sắm quần áo.
Mặt khác, đối diện với khó khăn trên, nhiều nhãn hàng may mặc dành riêng cho La Sape đã mọc lên. Năm 2010, người đàn ông tên Maxime khởi động dự án có tên Sapeur in Danger với mục đích cung cấp tài nguyên “hợp túi tiền” cho sapeur.
Anh khuyến khích những “ngôi sao thời trang” sử dụng thợ may địa phương để may quần áo thay vì tiêu dùng hàng hiệu sang trọng. Cách thức của Maxime không chỉ tạo điều kiện cho các sapeur “nuôi dưỡng” sở thích mà còn góp phần gia tăng thu nhập cho cộng đồng lao động nghèo ở mỗi khu vực.
La Sape được lan truyền sang cả những lục địa khác. Ảnh: Peter Moelans.
Được sinh ra từ hoàn cảnh lịch sử khắc nghiệt, La Sape đem tới niềm hy vọng cho nhiều mảnh đời. Tiểu văn hóa này biến đổi qua thời gian và trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang. Ngày nay, nhiều thương hiệu đắt đỏ cũng sử dụng La Sape để quảng bá sản phẩm.
Peter Moelans, một sapeurs người Bỉ, chia sẻ: “Đối với tôi, La Sape như lời nhắc nhở bản thân và những người xung quanh rằng cuộc sống luôn tươi đẹp và chúng ta có thể lựa chọn bất cứ điều gì mình muốn”.
“Giá trị làm nên con người không nằm ở việc bằng cấp thế nào, học vấn ra sao. Chúng ta tạo nên giá trị bằng cách tỏa sáng rực rỡ trên mảnh đất của mình. Các chàng trai sẽ biến thành quý ông, còn các cô gái sẽ là những quý bà dựa trên cách họ thể hiện bản thân và chiếm hữu không gian mỗi lần xuất hiện”, Tony Mac – sapeurs có tiếng trong cộng đồng – nhận định.
Thiếu gia Singapore thích sưu tập túi Hermès
Kane Lim còn sở hữu tủ giày toàn thiết kế đắt đỏ, có giá khoảng 8.000 USD/đôi.
Kane Lim (30 tuổi) nổi tiếng vì là một trong những thiếu gia thuộc hội siêu giàu tại Singapore. Năm 17 tuổi, anh mượn cha một khoản tiền để đầu tư vào làng mốt, chơi cổ phiếu. Chỉ sau 2 năm, rich kid đã có thể hoàn trả lại số tiền gốc và thu được lãi gấp nhiều lần. Kane Lim cũng theo học ngành thời trang tại Đại học California, Mỹ. Ảnh: @kanelk_k.
Trên trang cá nhân, Kane Lim thường xuyên đăng tải hình ảnh cuộc sống hào nhoáng, xa hoa. Đặc biệt, tủ đồ toàn trang phục, phụ kiện hàng hiệu của anh nhận được nhiều sự quan tâm. "Tôi muốn kết nối với những người đam mê thời trang thông qua tài khoản mạng xã hội của mình", anh trả lời Voyage LA. Nhờ đó, Lim có cơ hội trò chuyện cùng Rihanna về chủ đề ăn mặc. Ảnh: @kanelk_k.
Kane Lim ưa chuộng trang phục có màu sắc, họa tiết nổi bật. Anh thường xuất hiện với những bộ suit được đặt may riêng, mang giày xa xỉ. Theo The New Paper, mỗi đôi giày của Kane Lim có giá trị khoảng 8.000 USD. Thiếu gia Singapore chia sẻ rằng anh dùng tiền do chính mình làm ra để mua sắm đồ hiệu. Ảnh: @kanelk_k.
Ngoài ra, loạt túi xách sang chảnh đến từ các thương hiệu như Hermès, Louis Vuitton, Chanel... cũng được lòng chàng trai này. Anh sở hữu nhiều túi Hermès Birkin hay Kelly mang kích thước, màu sắc khác nhau. Giá trị của món phụ kiện này từ 9.000 USD trở lên và không dễ mua. Ảnh: @kanelk_k.
Quần áo, phụ kiện của Kane Lim hầu hết đến từ các tên tuổi nổi tiếng như Balmain, Givenchy, Cartier, Christian Louboutin hay Sue Gragg. Anh tâm sự: "Tôi mua hàng hiệu để ủng hộ sự đầu tư tỉ mỉ vào chất lượng của các nhà mốt. Mẹ tôi đôi khi cũng cằn nhằn về việc tôi chi nhiều vào hàng hiệu. Nếu ngày mai tôi mất tất cả, ít nhất hiện tại tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi tự kiếm và tiêu tiền mình làm ra". Ảnh: @kanelk_k.
Khi được hỏi về số tiền dùng để mua sắm hay số lượng túi xách đắt đỏ anh sở hữu, Kane Lim từ chối tiết lộ. "Theo tôi, thành công không nằm ở việc kiếm được bao nhiêu tiền. Nó thể hiện qua sự khác biệt mà bản thân tạo ra trong cuộc sống của người khác", thiếu gia Singapore quan niệm. Ảnh: @kanelk_k.
Độc đáo thời trang từ... tái chế hàng hiệu Các nhà thiết kế đã biến các phụ kiện xa xỉ hoặc hàng giả thành đồ tùy thích, chứng tỏ thời trang bền vững không phải lúc nào cũng nhàm chán. Như một TikToker làm lại những chiếc túi hàng hiệu giả thành áo crop top, một nhà thiết kế biến giày thành áo liền quần hay chiếc áo của một phụ nữ...