Chuyện những đảng viên về hưu…
Bí thư chi bộ thôn Tỉnh Thôn 1 (xã Xuân Hòa, Thọ Xuân) Lê Thanh Tự, đảng viên có gần 30 năm làm bí thư chi bộ, gần 40 năm tuổi Đảng không giấu nổi niềm vui, bộc bạch với chúng tôi: “Trước cái điện là cái đường, thì chi bộ đã ra nghị quyết, rồi đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của bà con để triển khai.
Một góc đường tranh bích họa tại thôn Tỉnh Thôn 1, xã Xuân Hòa (Thọ Xuân).
Cách đây vài năm, thôn Tỉnh Thôn 1 cái gì cũng thiếu thốn, khó khăn, trong đó đường sá đi lại là bức xúc nhất của bà con. Muốn có đường lớn để đi, 34/34 đảng viên trong chi bộ đã đăng ký hiến đất, người ít hiến vài chục mét vuông, người nhiều thì lên đến vài trăm mét vuông. Cứ như thế, tuyến đường này được mở xong đến các tuyến đường khác trong thôn mở theo, kéo dài những con đường “ý Đảng, lòng dân” để người dân đi lại, sinh hoạt làm ăn được thuận tiện hơn. Có đường đẹp, chi bộ tính chuyện chỉnh trang đường làng, hàng rào, công tác vệ sinh môi trường… cũng với phương thức đảng viên bỏ công sức, tiền của ra trước, sau đó vận động Nhân dân cùng tham gia. Chỉ sau một thời gian ngắn, trong số hàng trăm triệu đồng kinh phí lắp hệ thống đèn điện, trang trí đường tranh… trong thôn có gần một nửa là từ sự đóng góp của các đảng viên và hộ dân. Nhiều công trình khác như nhà văn hóa thôn, trường mầm non… cũng có sự đóng góp đất, công sức của người dân trong thôn. Có điện, có đường rồi, chi bộ phân công đảng viên xuống tận các hộ dân khó khăn hướng dẫn ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong phát triển sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm để bà con thi đua sản xuất, vượt qua khó khăn. Nhờ vậy, đến nay thôn Tỉnh Thôn 1 đã xuất sắc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn thôn không còn hộ nghèo. Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 96,3%. Nghị quyết của chi bộ đưa ra từ nay đến hết nhiệm kỳ phải tiếp tục giữ vững các tiêu chí thôn kiểu mẫu và trở thành một khu dân cư “mẫu của kiểu mẫu”.
Từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, ông Nguyễn Văn Tiến, chi bộ thôn Mỹ Thượng 3 (xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân) luôn tự hào vì được kết nạp Đảng ngay trong quân ngũ. Đến nay, trải qua gần 40 năm tuổi Đảng, ông vẫn luôn là người đảng viên tiên phong, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình và tham gia tích cực các phong trào hoạt động tại địa phương.
Video đang HOT
Với diện tích hơn 1.600m2 cây ăn quả các loại bao gồm bưởi, cam, mít, mỗi năm gia đình ông Tiến thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ông Tiến cho biết, để có được thành quả đó, ông đã phải tìm tòi, học hỏi những kỹ thuật, kinh nghiệm hay trong quá trình trồng, chăm sóc các loại cây trồng. Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sau hơn 10 năm, ông đã phát triển được trang trại theo hướng hàng hóa. Hiện nay, ông chú trọng sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ, để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, ông cũng mong muốn xây dựng, phát triển mạnh HTX liên kết sản xuất cây có múi, kinh doanh tổng hợp Bắc Lương nhằm tập hợp những người trồng cây ăn quả tại địa phương, tạo không gian sinh hoạt, chia sẻ những cách làm hay trong sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Từng tham gia công tác trên nhiều cương vị như cán bộ Công ty Lâm sản Thanh Hóa, Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh, công an viên, thành viên hội cựu chiến binh xã… ông Tiến luôn tâm niệm bản thân phải thực sự gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động. Đến nay dù chỉ đảm nhiệm vai trò Giám đốc HTX liên kết sản xuất cây có múi, kinh doanh tổng hợp xã Bắc Lương nhưng ông Tiến vẫn luôn có những ý kiến đóng góp thiết thực, sâu sắc đối với mỗi vấn đề tại thôn, xóm và được bà con Nhân dân tin tưởng nghe theo. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở tình hình thực tế, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo từng lĩnh vực, trong đó chú trọng chuyển đổi một số diện tích cấy lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao, HTX liên kết sản xuất cây có múi, kinh doanh tổng hợp xã Bắc Lương do ông Tiến đứng đầu, cùng các thành viên đã tập trung quảng bá, xây dựng thương hiệu bưởi Diễn Bắc Lương để khẳng định vị trí trên thị trường. Đồng chí Lê Văn Hoàn, chủ tịch UBND xã cho biết: “Hiện nay, xã đã xây dựng được vùng bưởi Diễn tập trung tại thôn Mỹ Thượng 3 theo phê duyệt quy hoạch của huyện với diện tích trên 13 ha”.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói nêu gương có một vai trò to lớn và là một giá trị nhân văn trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những đảng viên, những người trở về từ quân ngũ vẫn luôn phấn đấu, nỗ lực, tiên phong, gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực. Ở họ, mỗi người có mỗi cách thức làm việc khác nhau, trên những địa bàn sinh sống khác nhau nhưng khi được cấp ủy, Nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ, họ đều phấn đấu hết mình, xứng đáng trở thành những đảng viên tiêu biểu ở khu dân cư, được cấp ủy, chính quyền, Nhân dân biểu dương, ghi nhận.
Phát huy tốt vai trò "hạt nhân nhóm lửa"
Những năm qua, nhờ phát huy tốt vai trò là "hạt nhân nhóm lửa", vận động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và huy động được các nguồn lực xã hội, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đã giải quyết được nhiều khâu khó, việc khó trong công tác dân vận trên địa bàn.
Ban CHQS thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) phối hợp UBND xã Liên Phương tổ chức khởi công xây dựng nhà đồng đội tặng quân nhân tại ngũ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trước đây, Hùng Cường là xã nghèo của TP Hưng Yên, hệ thống đường giao thông nông thôn xuống cấp, nhất là đường điện thắp sáng trên các trục đường ở một số thôn chưa được lắp đặt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, an ninh trật tự. Do vậy năm 2019, Ban CHQS thành phố đã phối hợp Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên triển khai xây dựng Công trình "Thắp sáng đường quê" tại con đường nối liền giữa hai thôn Phượng Hoàng và Tân Hưng của xã Hùng Cường.
Ông Trần Văn Đại, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Phượng Hoàng nhớ lại: Ngày ấy, để giải bài toán kinh phí 142 triệu đồng cho công trình, Ban CHQS thành phố với tư cách là "người nhóm lửa" đã vận động cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thành phố ủng hộ 25 triệu đồng. Số còn lại, cơ quan quân sự huyện đứng ra kêu gọi, vận động thành công từ nguồn xã hội hóa. Bởi vậy, chỉ sau gần hai tháng thi công, công trình có chiều dài 1,5 km, với 13 cột đèn công suất 30 kW đã hoàn thành và hòa vào lưới điện chiếu sáng công cộng của thành phố mà người dân hai thôn không phải trả tiền điện hằng tháng, cũng như kinh phí bảo trì, sửa chữa.
Xác định xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội là việc làm quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi giúp các đối tượng chính sách, người yếu thế trong xã hội an cư lập nghiệp. Do vậy, năm 2020, Ban CHQS thành phố đã phối hợp các đơn vị: Ngân hàng Quân đội, Viettel, Bảo hiểm Quân đội - chi nhánh tỉnh Hưng Yên xây dựng nhà tình nghĩa tặng một đối tượng chính sách trị giá 120 triệu đồng; phối hợp các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nhân đạo và doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hai nhà đồng đội tặng quân nhân đang tại ngũ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng trị giá 500 triệu đồng.
Ngày khánh thành và đón nhận ngôi nhà đồng đội, Binh nhất Phạm Đình Bắc, chiến sĩ Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) xúc động cho biết: "Bố mẹ mất sớm, tôi cùng người anh rau cháo nuôi nhau. Khi các chú trong Ban CHQS thành phố xuống thâm nhập, động viên tôi nhập ngũ, thấy ngôi nhà của anh em tôi đã xuống cấp, cho nên đã đứng ra kêu gọi vận động kinh phí giúp xây dựng ngôi nhà mới. Tuy nhiên, khảo sát đất ở của hai anh em chúng tôi không đủ điều kiện làm sổ đỏ, Ban CHQS lại phối hợp các ban, ngành, đoàn thể vận động cậu ruột của tôi hiến hơn 100 m2 đất có sổ đỏ để đủ diện tích xây nhà và làm ngõ đi. Giờ đây có ngôi nhà mới, tôi rất vui, phấn khởi, biết ơn các cấp, các ngành và Ban CHQS thành phố và càng yên tâm công tác trong quân ngũ".
Được biết, thắp sáng đường quê và hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội chỉ là những điểm nhấn nổi bật trong công tác dân vận của Ban CHQS thành phố Hưng Yên những năm gần đây. Để giải quyết những khâu khó, việc khó trong công tác dân vận, đơn vị vừa phát huy tốt vai trò là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, vừa làm trung tâm phối hợp hiệp đồng với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để xác định nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành phong trào dân vận khéo đạt hiệu quả thiết thực.
Thượng tá Đỗ Anh Thơ, Chính trị viên Ban CHQS thành phố Hưng Yên cho biết: "Khi tiến hành thực hiện, mỗi công trình, phần việc dân vận khéo của đơn vị đều phải bảo đảm đủ các tiêu chí: Đúng đối tượng; chọn đúng công việc có ý nghĩa; phải được chuẩn bị, tiến hành một các khoa học, hợp lý và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nhân đạo, các doanh nghiệp đứng trên địa bàn... Đây chính là bí quyết để Ban CHQS thành phố Hưng Yên luôn là điểm sáng, dẫn đầu lực lượng vũ trang tỉnh Hưng Yên trong phong trào dân vận khéo, góp phần quan trọng củng cố thế trận lòng dân trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc".
Những chiếc "cần câu" thay đổi cuộc sống người dân vùng khó Những năm qua, các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, những chương trình, dự án giảm nghèo của tỉnh được ví như chiếc "cần câu" đã giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Bằng các chính sách...