Chuyện nhức nhối mùa giãn cách: Những người lớn tuổi “thờ ơ” chống dịch
Mặc dù Hà Nội đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng dịch, nhưng vẫn không ít người, trong đó có cả người lớn tuổi vẫn cố tình ra đường tập thể dục, phớt lờ lệnh cấm.
Hà Nội đang trong những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó TP yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra khi hầu hết người trẻ đều nghiêm túc chấp hành, tiếp cận thông tin về dịch bệnh một cách cẩn trọng. Thông qua truyền thông, báo đài, ai cũng hiểu dịch đang diễn biến nghiêm trọng, bảo vệ bản thân cũng là cách để bảo vệ cả gia đình. Thì ở một hoàn cảnh khác, một bộ phận những người cao tuổi – thuộc nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bởi COVID-19 thì không.
Không ít người vẫn phớt lờ lệnh giãn cách, họ hồn nhiên đi tập thể dục, sang nhà nhau chơi, tụ tập trà nước bất chấp lệnh giãn cách, hạn chế ra đường khi không cần thiết.
“Tao đi tập thể dục chứ tao làm gì đâu”
Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh 2 ông bà lớn tuổi thong dong đi bộ thể dục trên vỉa hè. Phát hiện sự việc, lực lượng chức năng đã kịp thời quay lại video và mời 2 ông bà lên phường làm việc.
Người phụ nữ liên tục xin lỗi và lên tiếng giải thích: “Không phải đâu, tôi đi chợ” . Tuy nhiên, lý do này không hợp lý và không được lực lượng chức năng chấp nhận. Thật khó biện minh khi trang phục của ông bà không thật sự phục vụ đúng mục đích “đi chợ”.
1 người phụ nữ và 1 người đàn ông lớn tuổi bị mời lên phường làm việc vì đi thể dục ngoài đường.
Người phụ nữ liên tục xin tha và trình bày lý do là… đi chợ (?)!
Đúng lúc đó, một người đàn ông khác cũng đi bộ ở khu vực này nhưng không hề đeo khẩu trang bị mời đến làm việc. Tuy nhiên, người này có thái độ chống đối, vùng vằng và lớn tiếng với lực lượng chức năng: “Đứng làm gì, tao đi tập thể dục chứ tao làm gì đâu?”.
Video đang HOT
Đi thể dục không đeo khẩu trang, thấy lực lượng chức năng, người đàn ông này mới rút khẩu trang từ túi ra đeo. Thái độ cực kì chống đối, cãi cùn: “Tao đi tập thể dục chứ tao làm gì đâu?” khi bị lực lượng chức năng mời lại làm việc.
Sau đó, người đàn ông còn định “thông chốt” để đi về, tuy nhiên bị lực lượng chức năng giữ lại và kiên quyết mời lên phường làm việc.
Đáng nói, người này còn cho rằng: “Quần đùi áo cộc chứ có phải quần áo dài đâu, tao đi thể dục chứ tao làm gì? Tao 78-80 rồi có phải trẻ thanh niên đâu?” để biện minh cho lý do đi thể dục của mình.
Dù đã tuyên truyền hạn chế ra đường, dừng triệt để các hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người nhưng những người lớn tuổi này vẫn phớt lờ lệnh cấm.
Sau cùng, 3 người lớn tuổi vi phạm luật giãn cách xã hội, đi tập thể dục trên đường nói trên đều bị lực lượng chức năng đưa lên phường để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thế nhưng, vẫn không ít những trường hợp như các ông bà kể trên. Nếu để ý tin tức, bạn hẳn sẽ ấn tượng với câu chuyện “né công an đi tập thể dục vào lúc nửa đêm” rầm rộ cách đây ít lâu.
Rồi ở các xóm làng, khu chung cư, khu tổ dân phố. Vẫn lác đác những bàn trà rôm rả. Chuyện xóm giềng sang nhau “chơi tí đỡ buồn” buôn nhau mấy câu chuyện sau những lần đi chợ, khẩu trang phải kéo xuống mũi để “nói thế mới rõ”. Vẫn tha lôi trẻ con trẻ nít đi chơi cùng.
Để rồi, chính họ trở thành những nguồn nguy cơ lây nhiễm khi không tuân thủ đúng kiến thức phòng chống dịch.
Cần xử lý nghiêm
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. UBND TP quyết định từ 18h00 ngày 8/7, tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.
Chỉ thị 17 của Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; cấp cứu, khám, chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ; làm việc tại cơ quan, công sở; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành động tập thể dục của những người lớn tuổi trong clip trên là hành vi không được cho phép vì người này đã “không ở tại nhà” và “ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết”.
Luật sư Cường cho rằng, trong trường hợp này phải xử lý thật nghiêm để cảnh cáo và răn đe cho người khác.
Hành vi này là vi phạm, là một loại “lách luật”, biểu hiện cho sự coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe của bản thân và quan trọng là cộng đồng. Cần xử lý nghiêm để cảnh cáo và răn đe, vì nếu không làm nghiêm sẽ là tiền đề để nhiều trường hợp tương tự phát sinh, làm ảnh hưởng tình hình chung của xã hội, dịch bệnh khó kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế, chính trị cho đất nước.
Luật sư Cường cho biết, trường hợp ra ngoài tập thể dục sẽ bị xét là “ra ngoài không cần thiết”, bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu cùng với việc ra ngoài tập thể dục và còn vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng thì bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.
Nếu lực lượng chức năng xử lý mà người vi phạm còn có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (mức phạt tối đa 7 năm tù).
Chính vì vậy, trong những ngày Hà Nội giãn cách, người dân ra ngoài tập thể dục sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm.
Đám hỏi có 1-0-2 tại Nghệ An: Dàn bê tráp toàn các bác cao tuổi khiến CĐM lấy làm lạ
Người đăng tải bức hình cho biết: "Nghệ An đã có dịch COVID-19 từ lâu nhưng ở Thanh Chương vẫn chưa có ca dương tính nào cả. Họ chỉ phải thực hiện quy định hạn chế tụ tập đông người, vì thế vẫn có thể tổ chức đám hỏi dưới 20 người".
Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một đám hỏi vô cùng độc - lạ ở Nghệ An gây xôn xao. Theo đó, trang mạng có hàng triệu lượt người theo dõi chia sẻ: "Đám hỏi với dàn về tráp không thể chất hơn, vừa được diễn ra ở Thanh Chương (Nghệ An). Do quy định hạn chế tập trung đông người nên quân thanh niên không ai tham dự được. Rứa (vậy) là các bác/các chú mần (làm) luôn".
Kèm theo đó là hình ảnh chú rể vận chiếc áo dài màu đỏ, đứng cạnh dàn bê tráp, gồm 5 người đàn ông đã lớn tuổi, thậm chí đầu hai thứ tóc. Đây là điểm nhấn rất khác so với những đám hỏi truyền thống ở Việt Nam xưa nay. Bởi theo tục lệ, trong đám hỏi, nhà trai sẽ phải tìm những thanh niên chưa vợ, khỏe mạnh đến bưng tráp có khối lượng nặng như: tráp quả, tráp bia, tráp nước ngọt...
Chú rể và dàn bê tráp độc nhất vô nhị ở Nghệ An.
Được biết, đám hỏi trên diễn ra vào hồi đầu tháng 7/2021 tại Võ Liệt, Thanh Chương (Nghệ An). Người đăng tải bức hình cho biết: "Nghệ An đã có dịch COVID-19 từ lâu nhưng ở Thanh Chương vẫn chưa có ca dương tính nào cả. Họ chỉ phải thực hiện quy định hạn chế tụ tập đông người, vì thế vẫn có thể tổ chức đám hỏi dưới 20 người. Nhưng do không "kêu gọi" được thanh niên trong làng bê tráp giúp nên chú rể đã nhờ các bác cao niên, vừa lấy vía vừa tạo nét độc đáo cho đám hỏi giữa mùa dịch COVID-19".
Trên trang cá nhân, cô dâu trong đám hỏi đã gửi lời thông báo đến toàn thể người thân và họ hàng: "Kính gửi cô dì chú bác và tập thể các anh chị, bạn bè của em. Duyên đến thì em cũng chốt đơn nhưng chốt trúng mùa đại dịch. Cũng chỉ vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên chưa thể gửi những lời mời trân trọng nhất tới mọi người. Mong mọi người hiểu và thông cảm cho em.
Và em cũng chân thành cảm ơn lời chúc tốt đẹp - tuyệt vời nhất của mọi người dành cho vợ chồng em. Một lần nữa em cảm ơn mọi người rất nhiều. Đợi dịch đi qua, mọi thứ ổn định hơn, vợ chồng em sẽ tổ chức tiệc, trà... Tới lúc đó, em rất mong sự hiện diện và góp vui của mọi người. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn".
Ngay sau khi được đăng tải, bức hình trên đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng, nhất là người dân xứ Nghệ. Ai cũng cảm thấy ngỡ ngàng, cho rằng đây chính là sự "sáng tạo" của gia đình chú rể, đồng thời chúc cặp đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Cộng đồng mạng ngỡ ngàng. (Ảnh chụp màn hình)
Nickname Ngọc Phú bình luận: "32 năm sống trên đời, mình mới thấy một đám cưới có đội ngũ bê tráp hoành tráng như vậy! Xưa giờ, mọi người luôn quan niệm dàn bê tráp phải là nam thanh nhưng đúng là nhờ người lớn tuổi thế nào mới hay nè. Chú rể vừa xin vía sống hạnh phúc của các bác vừa tiết kiệm được khoản tiền thuê quần áo dài... Chúc mừng hạnh phúc của đôi bạn trẻ nhé, dù hơi buồn vì đám hỏi diễn ra đúng dịch".
"Có ai như tôi tò mò về dàn đỡ tráp của nhà gái không nhỉ? Nhà trai là các bác trung tuổi thì nhà gái cũng phải vậy mới tương xứng chứ? Mong dịch sớm kết thúc để đôi bạn trẻ tổ chức một đám cưới hoành tráng và vui vẻ. Chúc hai em hạnh phúc và sớm sinh quý tử nhé", thành viên Trung Thành bày tỏ.
"Đúng chất người dân xứ Nghệ mình luôn, làm cái gì cũng để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí của cộng đồng mạng. Rứa đám hỏi như vậy vừa tuân thủ đúng quy định về phòng chống dịch, vừa tiết kiệm và văn minh nữa chứ. Chúc mừng hạnh phúc cô dâu và chú rể", bạn Tâm Vũ chia sẻ.
Hiện đám hỏi trên vẫn gây chú ý trên mạng xã hội.
Bị chỉ trích "dạy đời" người nghèo khi đi từ thiện, cô gái tuyên bố: Sống đúng lương tâm, không phải ngại Cô gái phát cho một túi bánh mà quát sa sả hai mẹ con khi đi từ thiện không hề kiêng nể những người chê trách mình, còn tranh cãi tay đôi với họ. Sau khi clip cô gái đi làm từ thiện ở Sài Gòn, cho một túi bánh mà quát sa sả hai mẹ con người nghèo được chia sẻ trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới

Cận cảnh "lâu đài tình ái" đang hot ở Đà Lạt: Đẹp lộng lẫy nhưng có một chi tiết gây xôn xao

Vợ chồng thầy giáo già "biến" ngôi trường bỏ hoang thành lớp học miễn phí cho học sinh nghèo

Cận cảnh mặt cỏ sân Mỹ Đình xuống cấp trầm trọng khiến hàng loạt cầu thủ ĐT Việt Nam dính chấn thương

4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí

Đang ghi hình giới thiệu đặc sản địa phương, nữ MC "đứng hình" vì sự cố bất ngờ

Bài tập tiếng Việt vỏn vẹn 4 từ khiến hàng ngàn người thổn thức

Con trai 4 tuổi bỗng nhiên thích mặc váy, mẹ đưa con đến bệnh viện thì chết lặng với kết luận của bác sĩ

Sản phụ sinh con trong rung chấn động đất dữ dội

Người đàn ông 41 tuổi tán cô gái "em có ngại làm dâu Hà Nội không?", vợ bất ngờ xông vào giật điện thoại

Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Học sinh tiểu học viết văn kể "Nhà em có nuôi một bà nội": Đọc đến đâu, dân tình ngượng chín mặt đến đó
Có thể bạn quan tâm

"Cha tôi, người ở lại" tập 21: Việt về nước, gặp lại mẹ ruột
Phim việt
09:38:29 02/04/2025
Showbiz chưa hết loạn: Tình cũ Choiza bị tố làm Sulli đau khổ, IU được chỉ đích danh
Sao châu á
09:36:18 02/04/2025
Hoàng Thuỳ Linh trực tiếp nhắc chuyện có bầu, yêu cầu ekip làm gấp 1 chuyện giữa nơi công cộng!
Sao việt
09:32:18 02/04/2025
Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
09:20:41 02/04/2025
Kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng 2025
Thời trang
09:16:36 02/04/2025
Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm
Tin nổi bật
09:14:08 02/04/2025
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
09:09:37 02/04/2025
Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân
Thế giới
09:04:34 02/04/2025
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
08:21:02 02/04/2025