Chuyện nhặt chốn tâm thần (1): Pha tỏ tình cuồng nhiệt của nữ bệnh nhân với bác sỹ
Cứ mỗi lần bác sĩ thăm khám là cô ấy ỏn ẻn, cười cười, nhìn đắm đuối lắm, những lúc lên cơn thì lao đến ôm chầm, có khi hứng chí còn đưa tay vỗ mông bác sỹ bồm bộp.
Bác sĩ Thân Thái Phong đã kể lại những câu chuyện nghề như anh nói là để cười nhưng lại là để khóc. Vì chính những câu chuyện cười ấy mà bao bác sỹ tâm thần đã không trụ lại được với nghề, sinh viên không dám đăng ký vào khoa tâm thần học.
Bác sỹ Phong chia sẻ: “Nghề bác sỹ tâm thần phải dũng cảm mới làm được. Nhiều khi mình cũng phải “điên” để chữa được bệnh, nói chuyện bằng ngôn ngữ người điên để thâm nhập được vào thế giới của họ. Bệnh nhân bị tâm thần không bao giờ chịu nhận là mình có bệnh. Họ cũng là người người giấu bệnh giỏi nhất với những biểu hiện hoàn toàn như người bình thường.
Bác sỹ Phong kể: “Tôi lớn lên gần bệnh viện tâm thần T.Ư 1, rồi sau này làm việc tại đây tôi chứng kiến nhiều trường hợp cười ra nước mắt. Mỗi bệnh nhân khi lên cơn lại hành bác sĩ một kiểu chẳng ai giống ai cả.
Cách đây 1 năm ở bệnh viện có một bệnh nhân nữ ở Hưng Hà – Thái Bình. Bệnh nhân này còn trẻ, xinh lắm, tóc dài nhưng lại bị điên tình. Bệnh nhân này lúc bình thường hay tha thẩn, thong dong đi dạo trong khuôn viên viện, ai không biết thì không thể biết được cô này bị bệnh.
Nhiều bệnh nhân nam thấy cô ấy xinh cũng có vẻ thích nên rất chịu khó hái hoa tặng. Nhưng kỳ một nỗi, cô ấy chẳng để mắt đến anh nào cả mà chỉ thích các bác sỹ nam.
“Những câu chuyện nghề để cười nhưng lại là để khóc” – Bác sỹ Thân Thái Phong
Cứ mỗi lần bác sỹ thăm khám là cô ấy ỏn ẻn, cười cười nhìn đắm đuối lắm, những lúc lên cơn thì lao đến ôm chầm lấy, có khi hứng chí còn đưa tay vỗ mông bác sĩ bồm bộp. Nhiều bác sỹ trẻ bị ôm ngượng đỏ cả mặt, nhưng dần quen nên cũng có cách tránh được những pha bày tỏ tình cảm cuồng nhiệt của nữ bệnh nhân này”.
Một người bạn của tôi còn rất trẻ, anh ấy cũng là bác sỹ ở Viện sức khỏe tâm thần có lần kể lại dịp mùa hè năm 2011, anh ấy khám bệnh xong cho một cô bé là sinh viên trường Đại học ở Hà Nội.
Cô bé học rất giỏi nhưng vừa xong một năm học đầu tiên thì gia đình phát hiện có nhiều biểu hiện bất thường. Sau khi chẩn đoán ban đầu xong, biểu hiện của cô bé vẫn hoàn toàn bình thường. Nhưng khi anh ấy chỉ định cô bé đi thực hiện các xét nghiệm, trắc nghiệm tâm lý thì cô nhất định không chịu đi. Vì vậy anh buộc phải cùng mẹ bệnh nhân đưa bệnh nhân ra ngoài.
Vừa thấy anh ấy đứng dậy, bệnh nhân đó vụt bỏ chạy ra ngoài hành lang chỉ vào mặt bác sỹ phía sau lưng hét ầm ĩ: “Ôi bà con làng nước ơi, ông này ông ấy hại đời cháu, ông ấy phá nát cuộc đời cháu rồi… Các cô, các bác ơi, các cô các bác thương cháu với, cứu cháu với…”.
Gào khóc xong bệnh nhân lại bỏ chạy lên các tầng bệnh viện, chạy đến đâu là chỉ mặt bảo bác sỹ hại đời đến đó làm nhiều người hiểu nhầm nghi ngại nhìn bác sỹ như một tên bệnh hoạn.
Video đang HOT
Ở bệnh viện tâm thần hầu như các bệnh nhân đều rất lười tắm, vệ sinh thân thể nên các hộ lý, y tá phải tắm rửa, vệ sinh cho họ. Những lúc này là lúc dễ bị hành hung nhất.
Gội đầu cho bệnh nhân
Tôi chứng kiến có lần anh y tá nam to khỏe cố gắng tắm cho một bệnh nhân. Đột nhiên bệnh nhân dùng tay đánh cả vào mặt đến chảy máu mũi, còn bị cắn phập vào cánh tay, lõm thịt chảy máu đầm đìa.
Nói thực việc bệnh nhân lên cơn nhảy lên cào mặt, cào tay, hành hung, đánh bác sỹ, hộ lý, y tá sứt da, chảy máu, thâm tím mặt mày luôn xảy ra như cơm bữa. Chưa nói tới những khi họ lên cơn, họ đập vỡ đèn tuýp, lấy mảnh vỡ làm hung khí, cá biệt có những trường hợp mài nhọn thìa ăn cơm, bàn chải đánh răng để đe dọa chúng tôi. Mỗi lần như thế chúng tôi phải sử dụng các liệu pháp tâm lí để thuyết phục trấn an bệnh nhân, nếu không được mới dùng biện pháp mạnh, dùng thuốc – BS Phong kể.
Với bệnh nhân tâm thần, ngoài các vấn đề về chuyên môn, yếu tố tâm lý chiếm tới trên 50% trong việc chữa trị cho người bệnh. Nhiều khi các bác sĩ phải “giả ngây, giả ngô, điên điên khùng khùng” như người bệnh, để nói, cười, tâm sự cùng họ rồi mới mong có thể chữa được bệnh cho họ.
Theo ANTD
Việt Trì: Người mẹ có dấu hiệu tâm thần sát hại con trai
Chỉ vì lý do lãng xẹt, theo lời khai của Nga là "muốn giả thoát cho con trai vì thấy con quá khổ, không được sung sướng bằng chúng, bằng bạn", Nga đã sát hại đứa con chị ta mạng nặng chín tháng, mười ngày rứt ruột sinh ra...
"Hổ dữ không ăn thịt con" vậy mà Phùng Thị Nga (SN 1974, trú tại đội 7, xã Thụy Vân, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) người có dấu hiệu bệnh tâm thần lại làm cái việc trời không dung, đất chẳng tha. Chỉ vì lý do lãng xẹt, theo lời khai của Nga là "muốn giả thoát cho con trai vì thấy con quá khổ, không được sung sướng bằng chúng, bằng bạn", Nga đã sát hại đứa con chị ta mạng nặng chín tháng, mười ngày rứt ruột sinh ra...
Đến Thụy Vân những ngày này, đâu đâu người ta cũng bàn tán xôn xao về vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trưa 22-7. Khắp làng trên, xóm dưới nỗi lo sợ bao trùm, hiện hữu trên gương mặt thảng thốt của mọi người... Chú ruột của Cao Văn Mạnh, con trai Nga đồng thời là nạn nhân xấu xổ của vụ án, là anh Cao Văn Long (trú tại khu 3, nhân chứng trực tiếp chứng kiến vụ án hãi hùng nhớ lại: Khoảng 13h ngày 22-7, như thường lệ anh Long đi làm về nhà. Sau khi nghỉ ngơi, anh ra sân tắm, giặt... thì thấy Mạnh chạy qua trước mặt anh rồi ngã xuống gần đường cổng. Lúc đó, máu trên người Mạnh chảy ra nhiều, anh Long lay gọi cháu nhưng Mạnh không trả lời.
Nhìn vào, phía trong nhà, anh kinh hãi thấy chị dâu là Nga bước từ trong nhà ra... Anh Long hoảng loạn kêu mọi người đi cấp cứu nhưng Mạnh đã tử vong. Có mặt tại buổi tang lễ, những người có mặt không giấu được nước mắt thương cảm khi thấy anh Cao Văn Thành ngồi thẫn thờ bên ngôi mộ phủ đầy vòng hoa trắng của con trai. Người cha ấy già sọm hẳn đi, ánh mắt lộ rõ sự mệt mỏi chán chường: Con trai mất, vợ giờ cũng đi tù, hai nỗi đau cùng lúc khiến người đàn ông trụ cột ấy tưởng như có thể gục ngã bất cứ lúc nào!
Hơn chục năm trước, anh Cao Văn Thành cùng Phùng Thị Nga nên nghĩa vợ chồng. Nga chỉ học hết lớp 4 trường làng nên sau ngày lập gia đình, chị chỉ quanh quẩn làm việc đồng áng, nội trợ thi thoảng lắm mới theo anh đi phụ vữa. Về phần của anh Thành, ngoài những lúc nông nhàn anh cũng theo bạn đi làm thuê, làm mướn kiếm sống bằng nghề thợ xây. Năm 1995, cậu con trai lớn là Cao Văn Mạnh chào đời trong niềm vui khôn xiết của đôi vợ chồng trẻ.
"Hai vợ chồng son cùng một đứa con là bốn" bên cạnh niềm vui, vợ chồng Thành, Nga cũng bộn bề với nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Hai bên gia đình nội, ngoại cũng đều là gia đình nông dân, hai vợ chồng vì thế thân lập thân, cuộc sống thật không dễ dàng, những bữa ăn rau cháo thường độn nhiều hơn rau. Khó khăn là vậy nhưng trong gia đình nhỏ bé ấy vẫn luôn ngập tràn tiếng cười. Ba năm sau đó, vợ chồng Thành, Nga sinh câu con trai thứ hai là Cao Văn Minh và đến năm 2000 thì Cao Hồng Sơn ra đời. "Tam nam bất phú" có lẽ vì thế mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo bám vợ chồng Thành, Nga. Ba đứa con đều ở tuổi "trứng gà, trứng vịt" gánh nặng mưu sinh khiến đôi vai vợ chồng họ như muốn oằn xuống.
Nhưng tai họa vẫn không buông tha, cách đây một thời gian, Nga bỗng nhiên đổ bệnh. Vào những lúc thời tiết chuyển mùa, oi bức, Nga thường không kiểm soát được hành vi của bản thân...vì thế được gia đình đưa đi chữa bệnh tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Phú Thọ. Lần gần đây nhất là tháng 3-2012, Nga phải nằm viện trong khoảng một tháng và cũng mới được về nhà cách đây vài tháng... và đã gây ra vụ việc đau lòng trên.
Ngày giữa trưa, nắng như đổ lửa tôi tìm đến nhà anh Cao Văn Thành, người chồng của kẻ thủ ác và cũng là cha của nạn nhân. Nỗi đau của người cha ấy đã lặn vào trong lòng, bao năm chăm chút đến ngày con trai trưởng thành... Trong tâm trí của người đàn ông đó những thứ tình cảm yêu, hận, giận hờn cứ hòa quện, đan xen vào nhau. Nhìn cảnh ba cha con anh Thành "gà trống chăm nhau", ai cũng xót xa...
Cách đây 3 năm, Nga bắt đầu đổ bệnh, biểu hiện bên ngoài cũng rất khác biệt: Nga lỳ lợm rồi có lúc đang cười nói vui vẻ đấy, lại vác dao, vác gậy đánh chồng và có nhiều hành vi rất bạo lực đối với những người thân trong gia đình. Có lần, Nga dùng then cửa đập vào mặt của anh Thành, làm anh này bị thương...
Trước bệnh tình của Nga, gia đình buộc phải đưa đối tượng này vào chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ. Sau thời gian này, Nga dần ổn định và trở lại với cuộc sống thường ngày.
- Thời gian qua, gia đình có cho Nga uống thuốc chữa bệnh thường xuyên không? Tôi hỏi Thành.
Khi Nga khỏi bệnh, làm thủ tục ra viện thì cũng thôi không cấp, phát thuốc và cũng không uống nữa.
Về phần Thành, anh này vốn là người hiền lành nhưng khi có một vài chén rượu vào thì cũng rất dễ nóng nảy. Người đời vẫn thường nói "trời đánh tránh miếng ăn" nhưng anh Thành thì lại cứ nhè đúng bữa để mắng vợ, chửi con. Thực tế thì chẳng phải anh ghét bỏ gì Mạnh mà anh lo sợ các con thiếu sự quản lý của gia đình dễ dàng hư hỏng. Với Mạnh, anh Thành có phần hơi nghiêm khắc vì nghĩ rằng Mạnh là con trai trưởng, phải sớm làm gương cho các em... Lời qua tiếng lại, giữa hai cha con không tìm được tiếng nói chung.
Suốt ngày làm việc quần quật lại có một người vợ "dở dở ương ương" rồi kế đó là nỗi lo cơm áo, gạo tiền đè nặng lên khiến anh Thành cũng bị ức chế nhiều việc. Anh không ngờ rằng sự việc âm ỷ, lâu dần tích lũy thành mâu thuẫn căng thẳng đến như vậy? Khi con trai giận rồi bỏ đi, anh Thành một mực đổ lỗi cho Nga chiều chuộng, bao che cho con trai, nên con trai mới bỏ đi như vậy.
Và bi kịch đã xảy ra vào buổi chiều đỏ lửa ấy... Khoảng 15h ngày 22-7, cháu Cao Văn Mạnh (SN 1995, ở Đội 7, xã Thụy Vân) đang ngủ trưa tại nhà chú ruột là Cao Văn Toàn thì Nga dùng dao sát hại con... Những vết cắt ở phần cổ đã làm đứt bó động mạch, đứt động mạch cảnh, cứa đứt xương sụn giáp cướp đi sinh mệnh Mạnh. Mạnh lảo đảo bước ra ngoài sân được một lúc thì gục ngã, sau đó được đưa đi cấp cứu thì tử vong. Sau khi gây án, Phùng Thị Nga bỏ về nhà mẹ đẻ. Nhận tin báo về vụ án mạng, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Công an TP Việt Trì đã bắt giữ Nga sau 2 giờ truy tìm.
Khác với những điều tôi đã tưởng tượng, rằng Nga phải khóc lóc, ăn năn và hối hận về hành vi phạm tội do chị ta gây ra. Song thật khó tìm thấy nỗi đau ở người đàn bà kỳ lại này. Nga bình thản đến lạ lùng, chị ta trả lời các câu hỏi của phóng viên một cách trôi chảy.
- Trưa 22-7, Nga đi đâu và làm gì?
Khoảng 13h ngày 22-7, tôi đi từ nhà ở Đội 7, xã Thụy Vân sang nhà em chồng tôi là Cao Văn Toàn với mục đích tìm và giết con trai tôi tên là Cao Đăng Mạnh. Trên đường đi, tôi có vào nhà anh Học ở cùng khu. Khi đó, nhà anh Học không có ai, tôi nhìn thấy một con dao bầu để ở trong một chiếc sọt đã cầm lấy sang nhà Toàn. Tại đây, tôi thấy Mạnh đang nằm ngủ trên một chiếc giường ở trong nhà, tôi liền lại gần và gây án...
- Vì sao, chị lại lấy con dao nhọn ở nhà anh Học?
Tôi lấy con dao nhọn để nếu thấy Mạnh ở đấy thì sẽ giết chết để giải thoát cho cháu vì tôi thấy cháu sống như thế thì khổ quá!
"Tôi đã làm rồi thì hối hận cũng chẳng để làm gì?". Lúc đó, tôi chẳng biết Nga đang mê hay đang tỉnh.
- Nga không thương con sao?
Thương chứ! Vì thương nên tôi mới giải thoát cho nó.
- Chị cho rằng cháu Mạnh sống như thế là quá khổ?
Tôi nảy ý định giết cháu Mạnh để giải thoát cho cháu khi tôi nhìn thấy con dao tại nhà anh Học. Còn việc tôi cho rằng cháu Mạnh sống như vậy thì quá khổ là do trước đó vài ngày cháu Mạnh có nói với vợ chồng tôi là sẽ đi làm thuê, kiếm tiền còn địa chỉ cụ thể thì chưa rõ. Chồng tôi không đồng ý cho Mạnh đi làm thuê còn tôi thì ủng hộ việc Mạnh đi làm nhưng phải có địa chỉ cụ thể. Xung quanh việc Mạnh đi làm thuê, vợ chồng tôi không đồng nhất về quan điểm. Chồng tôi nói: "Mẹ con mày liệu mà bảo nhau". Trước đây vài ngày, Mạnh không ở nhà, lúc thì Mạnh ở nhà người anh em này, lúc ở nhà người khác.
- Như vậy, việc nảy ý định giết Mạnh của chị có từ khi phát hiện và lấy con dao nhọn tại nhà anh Học, chứ không phải ở tại nhà?
Đúng vậy, nếu tôi có ý định tại nhà thì tôi đã chuẩn bị dao mang đi theo. Cả đời nó chỉ mơ ước có được một bộ quần áo đẹp để được ăn mặc cho bằng bạn, bằng bè mà cũng không được. Nếu nó sống còn khổ hơn? Nga trả lời ráo hoảnh.
Vụ việc hiện đang được Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Phú Thọ thu thập chứng cứ, điều tra, làm rõ. Nga có tội hay không? Vào thời điểm gây án, Nga ở trang thái bình thường hay bị ảo giác của bệnh tâm thần. Câu trả lời còn chờ vào kết quả giám định thương tích và kết quả đấu tranh của các đơn vị nghiệp vụ. Song chính cách trả lời ráo hoảnh của Nga lại khiến tôi đặt câu hỏi suy ngẫm, vì nếu là một người bình thường chắc chắn Nga sẽ không chọn giải pháp tiêu cực đó để mang lại cuộc sống sung sướng cho con trai, như lời chị ta khai...
Thượng tá Đinh Văn Phúc, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Phú Thọ:
Ngày 23-7, cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Nga về hành vi giết người. Theo thủ tục, sau khi có kết quả trưng cầu giám định, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ sẽ ra quyết định bắt buộc Nga đi chữa bệnh (trong trường hợp Nga bị tâm thần) hoặc Nga phải chịu trách nhiệm trước hành vi phạm tội đã gây ra, nếu khi gây án ở trạng thái hoàn toàn bình thường.
Trước đó, để ngăn chặn các vụ án do người có biểu hiện tâm thần gây ra, Công an tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho UBND tỉnh mở rộng các trung tâm bảo trợ xã hội, song các cơ sở này hiện chỉ đáp ứng được một số lượng nhỏ, cho những đối tượng tâm thần có nguy cơ cao như đối tượng manh động, bạo lực... Số còn lại vẫn phải sinh sống cùng gia đình, vì thế những cái chết đau lòng là nguy cơ luôn được báo trước. Để hạn chế các vụ án thương tâm trên cần phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân tự phòng ngừa, tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó, lực lượng y tế ở địa phương cần phải theo dõi việc cấp, phát thuốc, hướng dẫn gia đình các bệnh nhân cách chăm sóc người thân. Nếu cả xã hội cùng vào cuộc thì những vụ án như trên mới không xảy ra.
Theo ANTD
Éo le chuyện tình đồng tính ở trại tâm thần Người mắc chứng tâm thần vẫn có sở thích quan hệ cùng giới nhưng không hề biết mình là người đồng tính? Cách trung tâm TP.HCM khoảng 40 km, tọa lạc tại phường Tam Phú (quận Thủ Đức, TP.HCM) là Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần (TTĐDNBTT). Tại nơi ở của bệnh nhân, có khá nhiều cặp nam, nữ đồng tính...