Chuyện nhân quả báo ứng có thật: Sét đánh chết ác phụ ngược đãi mẹ chồng
Dưới đây là hai câu chuyện có thực tại Trung Quốc: một chuyện xảy ra vào đầu thập niên 60 tại thôn Đại Quan, phía tây ngoại ô thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam; vào những năm 70 ở thành phố Bắc Kinh.
1. Sét đánh chết ác phụ ngược đãi mẹ chồng
Đó là một ngày vào mùa hè năm 1960 tại thôn Đại Quan phía tây ngoại ô thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Trong thôn có một gia đình gồm mẹ già hơn 70 tuổi với hai mắt mù lòa và con trai, con dâu, cùng với hai đứa cháu nội một trai một gái, cháu trai tầm 8-9 tuổi, cháu gái 10 tuổi. Người mẹ già sống tại gian nhà tranh nhỏ phía đông, bốn người còn lại sống ở gian nhà tranh phía tây. Người con trai hiếu thuận đi làm ở lâm trường gỗ rất xa, hơn một tháng mới về nhà một lần, hàng ngày mọi việc trong nhà đều do người con dâu lo liệu, trong nhà từ trước tới nay không bao giờ xảy ra điều tiếng gì.
Mỗi khi về nhà, người con trai đều thăm hỏi mẹ già sống có được thuận ý hay không? Mẹ già sợ con trai không yên tâm nên đều trả lời là rất thuận ý, còn nói thêm rằng con dâu hiền lành hiếu thuận ra sao, con trai sau khi nghe xong cũng yên tâm. Thời gian lâu sau tiếng lành đồn ra, hàng xóm xung quanh đều nói cụ bà gặp được người con dâu tốt.
Trên thực tế, người con dâu này không những không hiếu thuận mà còn nguyền rủa bà cụ tại sao không mau chóng chết đi, còn thường xuyên cho bà ăn cơm thừa, ngay cả đồ ăn thừa của hai đứa con, thậm chí nước rửa nồi cũng mang cho bà uống.
Như vậy vẫn chưa đáng kể gì, có khi bà khát nước gọi “Các cháu ơi, lấy cho bà bát nước”. Con dâu đang lúc rửa chân liền nói với hai con: “Đi vào bếp mang bát của bà nội đến đây”, sau đó múc lưng bát nước đang rửa chân của mình bảo con mang cho bà uống.
Có những lần bà không khát nước, con dâu cũng múc lưng bát nước vừa rửa chân của mình rồi gọi con mang cho bà, miệng còn nói: “Đừng để bà khát, không lại nói chúng ta không hiếu thuận”.
Ngày tháng cứ thế qua đi, cụ bà cứ ngày ngày nhẫn chịu. Cuối cùng, đến buổi trưa một ngày mùa hè năm 1960 tất cả đều kết thúc.
Hôm đó trời đổ mưa lớn còn kèm theo sấm chớp inh tai, vô cùng đáng sợ. Lúc đó, con dâu và hai đứa cháu nội đều ở trong gian nhà phía tây, sét đánh lên nóc gian nhà người con dâu, rung chuyển đến mức bụi ở trên cột nhà còn rơi xuống. Tình trạng này trước nay chưa từng xảy ra, khiến cụ bà vốn thường uống nước rửa chân cũng phải kinh sợ.
Cô con dâu trốn trong phòng ngủ phía tây, ngồi trên cạnh giường, một tay nắm chặt tay con trai, một tai nắm chặt tay con gái, ba người lo sợ đến phát run…
Mưa to kéo dài khoảng nửa giờ thì ngớt, sấm chớp cũng không còn chớp sáng nữa, người con dâu thấy nhẹ nhõm, bỏ tay hai đứa con ra. Khi hai đứa trẻ vừa chạy ra khỏi phòng thì nghe thấy tiếng sấm rền vang, một tia sáng chói lóa từ cửa sổ đánh vào phòng ngủ, trong chớp mắt đánh chết người con dâu vẫn còn ngồi trên giường. Khi ấy cô mới 37 tuổi.
Video đang HOT
Lúc đó, người chồng đang lái xe ở lâm trường Hoàng Thạch Am cách nhà hơn 200 dặm. Sau khi nhận được tin buồn, anh mau chóng về nhà làm tang sự. Hàng xóm không hiểu sự tình nói: làm sao sét lại đánh chết một người con dâu tốt như vây? Cũng có người nói, nhất định cô ta đã làm việc xấu nào đó mà mọi người không biết đó thôi.
Sau khi lo tang sự xong, người đàn ông mất vợ hỏi hai người con của mình, các con mới đem toàn bộ sự thật nói cho cha biết. Anh vô cùng xót xa khi nghe kể rằng: “Mẹ con thường mang nước rửa chân cho bà nội uống”.
Người con hiếu thảo này giận vợ tới mức muốn cầm cuốc đào mộ lên, định bụng sẽ đánh đòn trừng phạt. Nhưng khi mẹ già biết được sự việc, bà liền khuyên con: Người cũng đã chết rồi, thôi bỏ đi…
2. Ác giả ác báo
Thập niên 70 có một sự việc xảy ra tại thành phố Bắc Kinh. Một người phụ nữ hơn 60 tuổi, thân hình cao lớn khỏe mạnh tên là Lưu Thị, gia đình có 6 người thuê vài căn phòng ở trọ, một gian là mẹ chồng ở, hai gian là người phụ nữ đó và cháu trai cháu gái ở, còn hai gian khác là con trai và con gái ở.
Chồng của Lưu Thị mất từ khi nào thì không rõ, chỉ biết khi gia đình chuyển về đây anh đã không còn nữa. Mẹ chồng không phải là mẹ ruột của chồng Lưu Thị, bởi chồng Lưu Thị chỉ là con nuôi của cụ bà. Bảy, tám mươi năm trước, theo tục lệ ở làng, con gái không được kế thừa gia sản của gia đình, và phụ nữ có gia sản mà không có con trai thì nhất định phải nhận con trai của người thân làm con nuôi, nếu không toàn bộ gia tài đều bị người thân kế thừa. Việc nhận con nuôi này là vô cùng nghiêm túc, tuy rằng không có thủ tục giấy tờ pháp lý nhưng còn nghiêm túc hơn nhiều so với thủ tục pháp lý ngày nay. Chồng Lưu Thị đã chết nhưng cả gia đình cô đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng cụ bà.
Cuộc sống hàng ngày của cụ bà ra sao, không ai được biết, chỉ biết từ trước tới nay cụ bà không bao giờ ăn cơm chung cùng mọi người, cơm nước đều được đem tới phòng cho bà. Một ngày không may, cụ bà bị ngã gãy xương phải nằm trên giường, đó là căn phòng phía nam, mùa đông không có ánh mặt trời, cũng không bao giờ thấy có người đưa cụ ra ngoài phòng tắm nắng, càng không có người lật mình cho cụ, phía dưới mông của cụ thịt bị thối loét vì nằm liệt giường. Từ đó hàng xóm đều dần dần không nhìn thấy cụ bà nữa.
Sau này mọi người thường xuyên nghe thấy lời oán trách của Lưu Thị rằng cụ bà hay đại tiện trên giường, và mọi người cũng thường xuyên nghe thấy tiếng kêu đói kêu khát của cụ bà. Rồi một ngày người ta nghe nói mẹ chồng của Lưu Thị chết đói trên sàn nhà, vì Lưu Thị sợ cụ bà sẽ đại tiện tại chỗ nên thường để cơm dưới đất cho cụ bà ăn. Cụ bà vốn gãy chân, vì để lấy bát cơm nên đã ngã từ trên giường xuống và chết ở đó, đến đây câu chuyện mới bắt đầu xảy ra.
Không nhớ rõ chính xác là mấy năm sau, Lưu Thị từ một người thân thể to cao khỏe mạnh, bước đi nhanh nhẹn, giọng nói vang vang, đột nhiên trúng gió bị tê liệt, miệng méo mắt lệch, nói chuyện không rõ, vệ sinh đại tiện đều trên giường.
Lưu Thị có một người con trai, hai người con gái, con trai Lưu Thị là một bác sỹ có tay nghề tinh xảo, đó là niềm kiêu ngạo của Lưu Thị, Lưu Thị đời này toàn lực chăm sóc cho con trai, sau khi con trai lấy vợ sinh con đều do một tay Lưu Thị chăm sóc.
Khi Lưu Thị bị liệt, vệ sinh đại tiện đều trên giường, lúc này con gái lớn đành đón mẹ về nhà mình ở, vì tránh để mẹ bị lở loét khi nằm một chỗ, người con gái tuy bị cao huyết áp nhưng cứ một lúc lại lật người cho mẹ, nhưng Lưu Thị thân người to lớn, con gái bị cao huyết áp mỗi lần lật mình cho mẹ là lại bị mệt, huyết áp tăng cao phải uống thuốc, con rể đau lòng mà nói: Như vậy không được, không thể tiếp tục như vậy thêm được nữa.
Một buổi sáng, người con trai trên 50 tuổi của Lưu Thị bất giác không dậy được rồi ra đi, nghe nói tim có vấn đề, nhưng mà người con trai này từ trước tới nay không hề có bệnh về tim. Lưu Thị một thời gian dài không thấy con trai đến thăm mình, miệng nói không rõ câu mà hỏi thăm người nhà, tuy mọi người đều nói là bận công việc, nhưng trên khuôn mặt đã biểu đạt ra câu trả lời, Lưu Thị nước mắt không ngừng rơi.
Người phụ nữ trẻ ở thôn Đại Quan phía tây ngoại ô thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam, một tia sét là phải gặp diêm vương lĩnh tội hình; Lưu Thị ở thành phố Bắc Kinh này lại đi một con đường khác, cô phải chịu tội khổ một trận ở thế gian vì đã ngược đãi mẹ chồng của mình rồi mới đến nơi cần phải đến.
Con người thường cho rằng mình nghĩ gì thì làm nấy, muốn hành ác như thế nào thì hành ác như thế đó, có bao nhiêu sự việc đã biểu thị rõ rằng, căn bản không phải là vậy.
ST
Con trai mơ thấy rùa đẩy quan tài của cha, 3 ngày sau chuyện đã thành sự thật
Con trai mơ thấy quan tài của cha. Nhưng sau ba ngày chuyện bất ngờ đã xảy ra khiến mọi người trong thôn ai nấy đều kinh ngạc. Thì ra mọi chuyện đều xoay quanh một câu "nhân quả báo ứng".
Mấy năm trước đây, Trần Vũ đã cứu một con rùa biển bị bị thương dạt vào bờ. (Ảnh minh họa từ Internet)
Nói về sự tình ở thế gian, thì chỉ thiên cơ, thiên ý là bất ngờ nhất. Xưa kia, một gia đình họ Trần nọ có 3 người, nhà ở ngay tại bờ biển, sống bằng nghề đánh bắt cá ở ven bờ. Cuộc sống vừa đủ của họ cứ êm đềm trôi qua cho đến khi cậu con trai trong nhà là Trần Khắc chuẩn bị lấy vợ. Do nhà gái yêu cầu sinh lễ cao nên cha của Trần Khắc là Trần Vũ vô cùng lo lắng, nghĩ cách kiếm tiền để mua sính lễ cưới vợ cho con trai.
Thế rồi ông quyết định rủ một người trong thôn là Lưu Tam mạo hiểm đi ra vùng biển xa bờ đánh cá hiếm, với mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn.
Ngày hôm đó, hai người Trần vũ và Lưu Tam rời bến ra biển đánh bắt cá. Đến trưa, bầu trời đang cao xanh, nắng chang chang, thì đột nhiên sắc trời dần u ám, tiếng sấm rền liên tục, gió lớn và mưa không biết từ đâu cuồn cuộn ập đến.
Con trai Trần Khắc và vợ của Trần Vũ là Liễu Thị không khỏi lo lắng, cứ nhìn ra biển chờ Trần Vũ trở về. Chờ tận cho đến lúc chạng vạng tối, thì mới thấy có tiếng người kếu cứu.
Trần Khắc liền đánh thuyền ra cứu, thì phát hiện người này chính là Lưu Tam, liền hỏi tin của cha mình. Lưu Tam sắc mặt đau buồn, thở dài nói: "Thuyền bị sóng đập vỡ, tôi nếu không ôm được khúc gỗ này, thì chắc là đã không thể sống tới bây giờ. Lúc đó tôi nhìn thấy anh Trần bị sóng cuốn xuống biển, e rằng...".
Lưu Tam nói vừa dứt lời, thì Liễu Thị chết lặng người, mặt tài nhợt, ngất xỉu ngã xuống đất. Trần Khắc dìu mẹ vào trong nhà xong, đợi cho đến khi mưa tạnh hẳn, lập tức lên thuyền chèo ra ngoài biển tìm cha.
Dưới ánh trăng lờ mờ, Trần Khắc cứ thế chèo thuyền lênh đênh trên biển, cho đến lúc mệt lả ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Trong lúc ngủ, Trần Khắc bỗng nhiên mơ thấy một chiếc quan tài nổi ở giữa biển, người nằm trong đó chính là cha mình, và ở bên dưới là một đàn rùa biển bơi xung quanh đẩy chiếc quan tài đi. Cảnh tượng này ập vào mắt Trần Khắc rất thật, rất rõ ràng.
Sau khi tỉnh dậy, Trần Khắc nhớ lại giấc mơ thì cảm thấy vô cùng thương tâm, tiếp tục chèo thuyền đi tìm cha. Cứ như thế liên tiếp hai ngày, Trần Khắc vẫn không tìm thấy một chút dấu vết nào của cha, đành tuyệt vọng quay về.
Sau khi Trần Khắc trở về, Liễu Thị ở nhà thì vẫn hướng ra biển ngóng trông, khóc đỏ hai con mắt, dù biết là rất mong manh, những vẫn hy vọng Trần Vũ sẽ trở về. Còn Lưu Tam từ khi trở về, không hiểu sao biệt tăm biệt tích không thấy đến hỏi thăm tin tức của Trần Vũ.
Nhưng đến ngày thứ ba, đột nhiên Trần Khắc thấy có vật gì đang trôi dạt trên biển, liền vội lên thuyền chèo ra đó để xem. Khi đến gần Trần Khắc mới phát hiện đó là một chiếc quan tài, mà nó lại giống hệt như chiếc quan tài mà anh đã mơ thấy.
Bên dưới là rất nhiều rùa biển đang bơi đẩy chiếc quan tài về ở phía trước. Trần Khắc tiến đến nhìn vào trong, thì thấy chính là cha mình, đang thờ hổn hển không còn chút sực lực nào.
Trần Khắc ngay lập tức đưa về nhà, Liễu Thị thấy chồng sống sót trở về vừa vui sướng vừa xót thương không ngớt khóc, nhẹ nhàng chăm sóc giúp chồng hồi sức. Sau đó Trần Khắc mời đại phu đến cắt thuốc chữa trị, và chỉ sau vài ngày sắc mặt của Trần Vũ hồng hào trở lại.
Tin Trần Vũ sống sót trở về được lan truyền khắp thôn xóm, nhưng trong khi ai cũng vui mừng vì sự sống sót thần kỳ của Trần Vũ, thì Lưu Tam sau khi nghe chuyện, mặt lại trắng bệch.
Nguyên lai là khi Trần Vũ và Lưu Tam rời bến, thuyền bị sóng lớn dội vào đập vỡ, Lưu Tam vì để bảo mệnh cho mình, đã ôm lấy khúc gỗ duy nhất trên thuyền và đạp Trần Vũ xuống biển, vì biết khúc gỗ sẽ chìm nếu cả hai người đều bám vào. Nhưng ông ta lại không ngờ rằng Trần Vũ vẫn có thể sống sót trở về.
Cuối cùng, Lưu Tam bị nha dịch bắt đi, hắn đã thừa nhận tất cả.
Trần Vũ sau khi tỉnh dậy, vô cùng cảm kích đàn rùa biển đã cứu mạng mình. Ông kể ra mọi người mới vỡ lẽ. Nguyên là mấy năm trước đây, Trần Vũ đã cứu một con rùa biển bị thương dạt vào bờ, không ngờ trong đúng thời khắc nguy hiểm, chú rùa biển lại dẫn theo cả đàn đến cứu mạng mình.
Chuyện rùa biển cứu người xưa nay được dân gian lưu truyền lại quả thực không ít. Đó chính là những câu chuyện chân thực để nhắc nhở chúng ta về đạo lý "thiện hữu thiện báo", hơn nữa vạn vật đều có linh, người cứu vật một mạng thì vật ắt sẽ không quên ân tình.
ST
Nhân quả báo ứng trong tình yêu: Mối tình tay ba Phân đông ngươi ta pham lôi vi không hiêu Luât Nhân Qua, nêu am tương rôi ăt se không dam tao tôi. Vi nêu chay theo tinh cam nhât thơi, niêm vui không bao nhiêu ma hâu qua thông khô phai tra lai vô cung tân. Hình minh họa Hiêu My la môt nư doanh nghiêp xinh đep, giau sang, thanh đat. Cô...