Chuyện nhà ống Hà Nội cao 12 tầng, sâu 100m lên báo danh tiếng Mỹ
Mới đây, thời báo Insider của Mỹ đã đăng tải một bài viết về kiến trúc nhà ống ở Hà Nội.
Theo tác giả Amanda Goh, đường phố ở đây hấp dẫn du khách bởi một kiểu nhà đặc biệt, thường được người dân địa phương gọi là nhà ống.
Theo tác giả Amanda Goh, đường phố Hà Nội luôn hấp dẫn du khách nước ngoài bởi một kiểu nhà đặc biệt, thường được người dân địa phương gọi là “nhà ống”. Những ngôi nhà được sơn đủ loại màu sắc này có thể chỉ rộng chưa tới 2 mét.
Loạt nhà ống ở khu vực phố cổ Hà Nội
Theo ông Đinh Quốc Phương, giám đốc Chương trình Kiến trúc Nội thất tại Đại học Công nghệ Swinburne, nhà ống là một trong những loại hình kiến trúc phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
“Những ngôi nhà ống cũ được xây trước năm 1954, thường có hai tầng, kéo dài về sau với mặt tiền hẹp từ 2-5 mét. Vẫn trên nền đất cũ đó, nhà ống hiện nay được xây cao hơn, thậm chí lên đến 12 tầng”, ông Phương cho biết.
Các cửa hàng hai tầng cũ dọc Hàng Đào, Khu Phố Cổ Hà Nội (1926)
Theo một số ghi chép lịch sử, loại hình “nhà ống” được bắt nguồn từ những khu phố cổ Hà Nội. Khu vực này là đầu mối giao thương, buôn bán tấp nập. Mỗi con phố được đặt tên theo các mặt hàng được bán phổ biến ở đó như phố Hàng Bạc (buôn bán trang sức, vàng bạc) hay phố Hàng Gai (bán tơ lụa).
Không giống những nơi khác, ngoài việc để ở, “nhà ống” ở khu vực phố cổ còn là nơi buôn bán, tiến hành các giao dịch thương mại và có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các hộ dân.
Nhà ống vừa là nơi ở vừa là nơi buôn bán của nhiều hộ gia đình
Video đang HOT
“Với thiết kế nhiều tầng, nhà ống thường là nơi ở của nhiều thế hệ trong một gia đình”, Mai Hùng Trung , kiến trúc sư khởi xướng Hanoi Ad Hoc, một nghiên cứu về cảnh quan đô thị Hà Nội, nói với Insider.
Theo ông Trung, cho tới tận bây giờ vẫn có thể tìm thấy những ngôi nhà là nơi ở của 5 hay 6 gia đình khác nhau ở khu phố cổ Hà Nội.
Bù đắp lại mặt tiền chật hẹp thì những ngôi nhà ống thường rất dài và sâu
Dù có mặt tiền hẹp nhưng nhà ống thường rất sâu. Có những ngôi nhà có thể sâu tới 100 mét. Nói về nguồn gốc thiết kế của loại hình nhà này, ông Trung cho biết có rất nhiều giả thuyết được đưa ra.
Thứ nhất, phong cách kiến trúc này có thể được hình thành do giá đất đắt đỏ. Khi mật độ dân số ngày càng đông, chính phủ buộc phải tiến hành thu thuế mặt tiền trên các con phố lớn, khiến người dân cố gắng giảm kích thước mặt tiền. Nhưng khi số lượng thành viên trong gia đình tăng, họ cần không gian và buộc phải xây từ trong ra ngoài.
Ông Trung cho biết: “Ở khu vực nội thành, đất quý như vàng. Nhà mặt phố từng là một trong những thước đo đánh giá sự giàu có của người dân”.
Phần sân trong của những ngôi nhà ống cũ
Những ngôi nhà ống cũ thường có một sân trong để đón ánh sáng và có chức năng như một “giếng trời” thông gió tự nhiên. Đây còn là nơi sinh hoạt chung, chỗ các thành viên trong gia đình tụ họp, quây quần.
Những ngôi nhà ống được thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp
Gần đây, nhiều ngôi nhà ông còn được thiết kế theo phong cách “tân cổ điển” như những công trình có từ thời thuộc địa Pháp.
Bên cạnh xe máy, nhà ống được coi là đặc trưng của đường phố Việt Nam
Nhưng bất kể nguồn gốc như thế nào, tác giả Amanda Goh khẳng định bên cạnh xe máy, “nhà ống” là một trong những nét đặc trưng của đường phố Việt Nam, góp phần định hình nên cảnh quan đô thị của đất nước.
Kiến trúc nhà ống Hà Nội lên báo Tây
"Cao, gầy, rực rỡ màu sắc" tờ Guardian của Anh tả về kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Hà Nội, xuất hiện khắp nơi tại thành phố này.
Nếu ai đã lỡ trót yêu Hà Nội xưa, yêu nền văn hiến ngàn năm, miền đất kinh kỳ, mùi hoa sữa và mùi cốm mới. Thì hình ảnh Hà Nội với những căn nhà ống sin sít cũng sẽ tạo ấn tượng thật khó để quên. Nhiếp ảnh gia Manan Vatsyayana chia sẻ góc nhìn của mình về nhà phố thủ đô.
Nhà ống chiếm lĩnh hầu hết không gian trên khắp các tuyến phố mặt tiền ở Hà Nội.
Dù vào thời kì Pháp thuộc, Việt Nam có nhà sân vườn, biệt thự lớn được xây dựng, nhưng hiện tại ở Hà Nội những căn nhà như vậy chiếm số lượng rất ít.
Thay vào đó là những con phố rợp bóng cây xanh với những ngôi nhà hẹp, chỉ rộng tầm 4 mét, nhưng lại có chiều sâu gấp 3 lần.
Bình thường thì một căn nhà ống thích hợp làm nơi ở của gia đình khoảng 4 người. Nhưng đôi khi, vẫn có những nhà đến 2, 3 thế hệ cùng sinh sống.
Những ngôi nhà ống đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng vào thế kỉ 19, khi mà ngày càng nhiều người đến thủ đô lập nghiệp.
Do mật độ dân số ngày càng tăng, thiết kế này sẽ giúp tiết kiệm và tận dụng tối đa diện tích đất.
Cho đến ngày nay, nhà ống vẫn là thiết kế được ưa chuộng.
Hình ảnh người dân sinh hoạt trong những căn nhà ống san sát nhau đã trở thành một đặc trưng quen thuộc.
Chúng tạo ra một hình ảnh rất riêng của thủ đô, đó là những nét truyền thống, gần gũi đan lẫn với sự hiện đại của quá trình đô thị hoá.
Và không chỉ Hà Nội, nhà ống đang ngày một phổ biến hơn ở những nơi khác, hình thành nên nét đặc trưng của những thành phố tại Việt Nam.
Cuối tuần lội suối, ăn cơm bản ở Hòa Bình Cuối tuần lội suối, ăn cơm bản ở Hòa Bình Một tối ngủ nhà sàn người Mường, thưởng thức cơm trưa cá nướng, gà đồi, rau măng tươi ngon ngay bên dòng suối mát lành chỉ tốn từ 500.000 đồng. Xóm Ké thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nằm sát lòng hồ sông Đà....