Chuyện nhà báo hải ngoại khóc ở Trường Sa
“Lúc đó, tôi nói với Thứ trưởng Sơn rằng, tôi muốn đi và đây cũng là cơ hội thực tiễn để tôi nói với bên hải ngoại rằng Trường Sa không bị mất như bị tuyên truyền xuyên tạc” – ông Nguyễn Phương Hùng kể.
Ông Nguyễn Phương Hùng đã gọi chuyến ra Trường Sa lần đầu tiên trong đời mình là “chuyến đi lịch sử”.
Nhớ lại chuyến đi này, nhà báo Nguyễn Phương Hùng kể, lần thứ hai trở lại VN đúng dịp Tết Nhâm Thìn 2012, đoàn nhà báo hải ngoại được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn khi đó kiêm nhiệm Chủ nhiệm UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài tiếp ngay tại phòng làm việc ở trụ sở Bộ Ngoại giao.
Trường Sa dưới ống kính của nhà báo Nguyễn Phương Hùng
Trong cuộc trò chuyện, ông đề nghị 3 điều, trong đó có mong muốn được một lần ra thăm Trường Sa.
“Lúc đó, tôi nói với ông Sơn rằng, tôi muốn đi và đây cũng là cơ hội thực tiễn để tôi nói với bên hải ngoại rằng Trường Sa không bị mất như bị tuyên truyền xuyên tạc” – ông Hùng kể.
Thứ trưởng Ngoại giao lúc đó chỉ nói ghi nhận, nhưng rồi một ngày, ông Hùng bất ngờ nhận thông báo của Thứ trưởng về chuyến thăm Trường Sa diễn ra ngay tháng 4.
Được nhờ “mai mối” đi Trường Sa
Dù đã có nhiều chuyến thăm của đất liền ra Trường Sa trước đó, nhưng lần đầu tiên, trên con tàu HQ 571 có những nhà báo hải ngoại từ Mỹ, trong đó có ông Hùng.
Đó cũng là lần đầu tiên, vợ ông – ca sĩ Lệ Hằng sau 32 năm xa xứ trở về VN cùng chồng đi ra thăm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bà trở thành ca sĩ hải ngoại đầu tiên cất tiếng hát trên quần đảo chủ quyền của Tổ quốc vớí bài “Về đây nghe em”.
Ca sĩ hải ngoại Lệ Hằng hát ở Trường Sa năm 2012
Video đang HOT
“Dù rất muốn đi thăm Trường Sa, nhưng tôi cũng không tránh khỏi những giây phút miên man.
Nhưng khi xuống tàu thì tôi thấy buồn cười cho sự lo lắng của mình vì thật ra trong chuyến đi cũng có rất nhiều anh em phóng viên trong nước và anh chị em nghệ sĩ thuộc Quân khu 7 đã từng đi nhiều chuyến trước đây. Chuyến đi Trường Sa tháng 4/2012 phải nói là một chuyến đi lịch sử của đời tôi…”- ông kể.
Mỗi một đảo đến thăm ông làm một video, bài báo đăng trên báo chí hải ngoại ở Mỹ, đi tất cả 9 nơi trong 10 ngày.
Ông và hơn 200 người đã đặt chân lên 5 đảo và nhà giàn DK1 tại vùng biển quần đảo Trường Sa và mô tả con tàu của hải quân Việt Nam được chế tạo như một tàu du lịch đầy đủ tiện nghi, kể cả máy điều hoà và phòng ăn rộng lớn, mang lại cảm giác thoải mái, ấn tượng tốt đẹp.
Những giọt nước mắt rơi ở Trường Sa
Ngày ra thăm các đảo, ông kể mình đã mặc chiếc áo màu xanh giống màu xanh của trời, màu xanh của biển, của cây cối trên đảo và nhất là màu xanh của quân phục Quân chủng Hải quân.
“Tôi đã khóc khi một thiếu tá xách hành lý cuả tôi lên tàu; một trung tá ra đón tại Song Tử Tây ôm chầm cảm động vì ông nghe nói đến nhà báo Nguyễn Phương Hùng từ hải ngoại về. Tôi đã xúc động khi Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mời tôi nói vài lời cảm tưởng (không chuẩn bị) trước bà con và đoàn thể tại Song Tử Tây. Cuối cùng tôi đã khóc trước cảnh chia tay đầy bịn rịn giã từ Song Tử Tây”.
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng trên con tàu hải quân HQ 571
Tháng 4 này, ông lại trở về và nhận lời mời của UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài đi thăm Trường Sa, chuyến thăm thứ ba trong đời. Khi ông trở lại Mỹ, rất nhiều người nhờ ông “mai mối” đi Trường Sa.
“Có nhiều người tôi giới thiệu với Tổng lãnh sự, UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài. Tôi giới thiệu nhiều và có khoảng 10 người chính thức được đi”.
Hai lần gặp ông Sáu Phong
Trong những chuyến đi trở lại VN, ông Hùng hai lần được gặp ông Sáu Phong (nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết) tại tư gia ở Bình Dương. Năm 2007, ông Nguyễn Minh Triết là nguyên thủ Nhà nước Việt Nam đầu tiên thăm chính thức Mỹ kể từ hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ.
Ông Hùng thú nhận, mình chính là người đã tham gia trong nhóm biểu tình chống chuyến đi của ông Sáu Phong năm ấy. Sự thật ấy được chính ông thú nhận trong cuộc gặp với nguyên Chủ tịch nước.
Ông trở lại Trường Sa tháng 4 này
Sau cuộc gặp đầu tiên (2011), ông trở lại thăm ông Sáu Phong vào 2013 cùng với một người cũng từng có quá khứ chống chính quyền là Hoàng Duy Hùng, từng là nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas.
“Ông Sáu Phong kín đáo, nhẹ nhàng. Tôi nhớ ông nhắn nhủ đồng bào ở hải ngoại nếu ai chưa hiểu đất nước, chưa về VN thì hãy về một lần để biết rõ hơn” – ông Hùng kể.
Gặp nhà báo Việt kiều này ở ngoài đời, mới thấy, ông chẳng dễ “mua chuộc” như những người còn thù hận ở bên kia vẫn dày nhiếc sau cuộc trở về VN của ông năm 2011.
Cựu binh của quân lực Việt Nam Cộng hòa nay là một nhà báo tư duy sắc sảo, sành sỏi, đầy trải nghiệm thừa nhận rằng, cuộc trở về lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy đổi thay của đất nước đã buộc ông phải thay đổi suy nghĩ.
Trong 5 năm, ông đã có rất nhiều chuyến trở về, đi dọc khắp mọi miền đất nước.
Sau cuộc về dự Xuân Quê hương 2015 – Tết kiều bào theo lời mời của UB Nhà nước về người VN ở nước ngoài, tháng 4 này, ông lại trở về theo lời mời của Nhà nước tham gia tuần lễ báo chí nước ngoài tại TP.HCM nhân kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước.
Theo Xuân Linh
Vietnamnet
Míttinh kỷ niệm 40 năm Ngày thống nhất đất nước tại Nhật Bản
Ngày 26/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã long trọng tổ chức míttinh kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015).
Các đại biểu tham dự buổi lễ. (Ảnh: Trường Giang/TTXVN)
Tham dự sự kiện có Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cùng phu nhân và cán bộ, nhân viên đại sứ quán, đại diện một số Chi bộ lưu học sinh tại Tokyo, Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA), đại diện cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ míttinh, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã ôn lại chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tuy gian khổ, kéo dài song đầy vinh quang, hào hùng mà đỉnh điểm là chiến dịch Hồ Chí Minh, thống nhất đất nước 30/4/1975.
Đại sứ khẳng định chiến thắng 30/4/1975 bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng và phương pháp độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Đó là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền nhằm một mục tiêu chung Giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh của lực lượng chính trị quần chúng với sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, đấu tranh chính trị, ngoại giao với đấu tranh quân sự, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, thực hành chiến lược tổng hợp để giành thắng lợi.
Suốt 40 năm sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã không ngừng được gìn giữ phát huy, sự nghiệp này chúng ta đã đạt được nhiều thành tích nhất định như kinh tế giữ mức tăng trưởng cao, từ một nước đói nghèo lạc hậu Việt Nam đã vươn lên, phát triển kinh tế năng động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2014 đã đạt xấp xỉ 2.000 USD. Phúc lợi an sinh xã hội được đảm bảo, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường, chính trị xã hội ổn định, độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững trong khi quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi một công dân Việt Nam đang làm việc, học tập tại Nhật Bản là phải hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được giao, trong lao động, học tập, công tác, tiếp tục xây đắp, củng cố và phát triển mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Buổi míttinh kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức trang nghiêm, long trọng đồng thời cũng rất gần gũi tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Các đại biểu tham dự cũng đã tổ chức dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem lại những thước phim tư liệu về cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam 30/4/1975 và chặng đường xây dựng, phát triển đất nước./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Truyền hình Argentina phát chương trình đặc biệt về Việt Nam Ngày 25/4, kênh truyền hình CBA24N của Argentina đã phát một chương trình đặc biệt nhân kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam Việt Nam (30/4/1975-30/4/2015) và trình chiếu bộ phim "Đừng đốt" của Điện ảnh Việt Nam. Quân giải phóng tiến vào ngã tư Bảy Hiền, giải phóng Sài Gòn (ngày 30/4/1975). Ảnh: Quang Khanh -TTXVN Phóng viên TTXVN tại Buenos...