Chuyện Nguyễn Tuân kén rể, khó tới mức chàng trai “chạy mất dép”
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam với sở trường là thể loại tùy bút và ký.
Nguyễn Tuân nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam với sở trường là thể loại tùy bút và ký. Nguyễn Tuân nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.
Không ít câu chuyện được ghi lại nói về sự khó tính của nhà văn Nguyễn Tuân. Ngay cả việc chọn rể cũng trở thành giai thoại được ghi trong cuốn “Truyện vui danh nhân văn nhân” do nhà văn Lê Văn Yên sưu tầm, nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2000.
Nhà văn Nguyễn Tuân được biết đến là người khó tính. (Ảnh: Vietnamnet)
Cụ thể, thời điểm con gái của nhà văn Nguyễn Tuân là Thu Giang mới có người yêu, không rõ chàng trai chuẩn bị thế nào nhưng đã tới muộn khoảng 20 phút trong ngày ra mắt. Vì quá sợ nên anh mới chạy vội lên nhà gác hai gây ra tiếng động ầm ầm. Khi anh chàng vừa gõ cửa dồn dập vừa thở hổn hển, Nguyễn Tuân liền hé cửa và nhìn chàng trai lẩm bẩm: “Đi với đứng gì mà rầm rầm”.
Nhiều giai thoại cho rằng Nguyễn Tuân từng khó tính tới mức người yêu con “ chạy mất dép”. (Ảnh: Vietnamnet)
Nguyễn Tuân là tác giả của nhiều sản phẩm văn học nổi tiếng. (Ảnh: Vietnamnet)
Video đang HOT
Đến hôm sau, chàng trai lại được cô gái mời tới nhà và cố gắng đi thật đúng giờ. Anh chàng lo sợ lời nhắc nhở lần trước nên khi lên cầu thang không dám gây ra tiếng động. Tuy nhiên cầu thang vốn dĩ đã cũ kỹ nên lại tiếp tục có tiếng cọt kẹt. Khi anh chàng ý tứ gõ cửa nhẹ nhàng, cụ Nguyễn Tuân tiếp tục mở cửa, lườm anh ta rồi đi vào và lẩm bẩm: “Đi với đứng gì mà cứ rón ra rón rén”.
Nhà văn Nguyễn Tuân từng có mối tình cực kỳ đẹp. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
Tuy nhiên, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Công An Nhân Dân, con gái cố nhà văn Nguyễn Tuân là bà Thu Giang cho biết, anh chàng kia không phải người yêu của mình. Anh vốn dĩ thích bà nhưng không phải là đối tượng mà bà mong muốn. Vì vậy anh thường xuyên tìm lý do sang nói chuyện, bàn văn học kiến thức với cụ Nguyễn Tuân để bày tỏ tình cảm với bà.
Bà Thu Giang con gái của nhà văn. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
Mọi thứ về cố nhà văn vẫn được lưu giữ cẩn thận. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
Góc làm việc ngày xưa của cụ vẫn được giữ lại. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
Bà Thu Giang chia sẻ: “Anh ta không thuộc tuýp mình hâm mộ. Anh ta lấy cớ đến trao đổi văn học với cụ, song cụ đủ tinh nhạy để biết được rằng, anh ta không hề tập trung vào việc ấy. Bởi thế, khi anh ta về, cụ có gọi tôi sang hỏi: ‘Con có thích tay này không?’. Tôi cười trừ. Cụ hỏi thêm lần nữa: ‘Phải trả lời dứt khoát’. Bấy giờ tôi mới nói: ‘Nếu con thích anh ta thì con không để anh ta ở vào tình thế này’. Cha con tôi có một điểm giống nhau: Hai người rất kiệm lời. Bình thường cụ không bao giờ dạy tôi phải yêu như thế này, thế kia, nhưng khi tôi thích ai thì cụ cảm nhận được”.
Bà Thu Giang đang gìn giữ mọi kỷ vật của bố. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
Bà cho biết thêm anh chàng kia từng học ở Nga về và sau lần đó anh còn đến thăm cụ một lần nữa. Tuy nhiên cụ đã hỏi thẳng anh đến muốn bàn văn học hay tới gặp Thu Giang. Anh chàng vẫn tiếp tục nói quanh: “Không cháu muốn gặp bác”. Chính vì vậy, nên cụ Nguyễn Tuân chỉ tiếp chuyện hờ hững. Sau khoảng 15 phút thì anh chàng cũng ra về.
Không riêng giai thoại này, còn vô vàn những câu chuyện thú vị khác về cuộc đời của cụ Nguyễn Tuân vẫn đang được đời đời truyền nhau.
Cùng theo dõi thêm nhiều bài viết tại YAN.
Hướng nghiệp cùng... nhạc kịch 'Trại hoa vàng'
Chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, 'Trại hoa vàng' đã đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng khi mới công diễn.
Cùng với "Đời cười chọn lọc", vở kịch "Sống mãi tuổi 17", nhạc kịch "Trại hoa vàng" sẽ trở lại với khán giả Hà Nội nhân Nhà hát Tuổi trẻ sinh nhật tuổi 45, lúc 20h ngày 7/4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, "Trại hoa vàng" đã từng đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng khi mới công diễn.
Câu chuyện tình đầu của tuổi học trò tinh nghịch, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng từ những trang văn bước sang nhạc kịch được đạo diễn, NSƯT Ánh Tuyết dàn dựng và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ thể hiện cũng rất ngọt ngào, nhuần nhị và đáng yêu.
Những ca khúc quen thuộc với giới trẻ như "Và thế là hết" (Soobin Hoàng Sơn), "Con đường tôi" (Trọng Hiếu), "Bohemian Rhapsody" (ban nhạc Queen), "Thật bất ngờ" (Mew Amazing - Lê Đức Hùng)... được sử dụng nên góp phần lôi cuốn khán giả cùng hòa vào nhịp điệu của nhạc kịch.
Và, nhạc kịch "Trại hoa vàng" thêm thú vị khi không chỉ thắp lên những rung cảm tình đầu mà còn đặt ra không ít vấn đề của tuổi mới lớn, từ tâm lý "lệch pha" với cha mẹ đến những băn khoăn, vướng mắc trước ngưỡng cửa vào đời.
Cũng từ đây, câu chuyện hướng nghiệp được đặt ra từ những ước mơ, hoài bão rất đỗi giản dị mà tích cực, thú vị qua góc nhìn nhẹ nhàng, hài hước để có thể đồng cảm và gợi mở đam mê tới khán giả trẻ...
Nhóm thanh niên chạy mất dép vì thấy mớ thiệp cưới trên tay bạn thân Nhóm thanh niên hết hồn đến nỗi 'tàng hình' khi được đứa bạn mời đi cà phê còn cầm theo xấp thiệp cưới.