Chuyện người Mỹ “ngã ngửa” vì 87 trực thăng lọt vào tay Triều Tiên
Triều Tiên năm 2013 từng tự hào giới thiệu loại máy bay trinh sát mới hoàn toàn do Mỹ sản xuất, khiến giới chức Washington hết sức tức giận.
Trực thăng MD 500 Triều Tiên mua từ Mỹ.
Theo National Interest, ngày 27.7.2013, Triều Tiên kỷ niệm ngày chấm dứt chiến tranh bằng sự xuất hiện của 4 chiếc máy bay MD 500E do Mỹ sản xuất, bay ở độ cao thấp qua nơi diễu hành.
Những chiếc trực thăng này còn được trang bị tên lửa chống tăng gắn ở hai bên. Đó cũng là lần đầu tiên Bình Nhưỡng xác nhận sự tồn tại của phi đội 87 chiếc trực thăng Mỹ sản xuất, được tuồn vào quốc gia bí ẩn này cách đây hơn 25 năm.
MD 500 là mẫu trực thăng dân dụng của chiếc trực thăng trinh sát OH-6 Cayuse từng phục vụ trong quân đội Mỹ giai đoạn những năm 1960.
Loại trực thăng này được sử dụng rộng rãi với mục đích vận chuyển người bị thương, hộ tống trực thăng vận tải, do thám đối phương và yểm trợ cho bộ binh dưới mặt đất bằng súng máy và tên lửa.
Mỗi chiếc trực thăng loại này có giá 20.000 USD vào năm 1962, kích cỡ phù hợp để hạ cánh ở những nơi các trực thăng cỡ lớn không làm được.
Đáng chú ý là trong số 1.400 chiếc tham gia chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ tổn thất tới 842 trực thăng OH-6A. Các phiên bản MH-6 và AH-6 Little Bird hiện vẫn đang được sản xuất và hỗ trợ quân đội Mỹ chiến đấu ở châu Phi và Trung Đông.
Quay trở lại những năm 1980, hãng McDonnell Douglas nhận được đơn đặt hàng 102 chiếc trực thăng từ một công ty ở Tây Đức. Trong giai đoạn 1983-1985, Mỹ đã chuyển 87 chiếc MD 500D và E cho đại lý của công ty này ở Nhật Bản, Nigeria, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Phiên bản nâng cấp mang tên AH-1 Little Bird hiện vẫn đang được không quân Mỹ sử dụng trong chiến đấu tại châu Phi và Trung Đông.
Video đang HOT
Tháng 2.1985, Bộ Thương mại Mỹ phát hiện dấu hiệu đáng ngờ từ những đơn hàng này. Điển hình là 15 chiếc trực thăng được chuyển tới Rotterdam, Hà Lan, qua Liên Xô rồi đến điểm cuối cùng ở Triều Tiên.
Đơn hàng vận chuyển tới Nhật Bản cũng được đưa sang Hong Kong và cuối cùng vẫn là Triều Tiên. Mỹ ngay lập tức ban hành lệnh cấm xuất khẩu gần như tất cả mọi thứ cho Triều Tiên. Nhưng 87 chiếc đã được chuyển giao thì người Mỹ không bao giờ có thể thu hồi.
Những cá nhân và công ty có liên quan đến việc chuyển vũ khí cho Triều Tiên, được cho là đã nhận được khoản tiền 10 triệu USD thông qua các tài khoản ở Thụy Sĩ.
Sau này, cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiết lộ rằng họ đã nắm được thông tin về hoạt động mua bán vũ khí Mỹ, bắt nguồn từ một công dân Triều Tiên ở Tây Đức. Nhưng CIA đã không thông báo với chính quyền liên bang vì không muốn để lộ hoạt động do thám.
Giới chuyên gia cho đến nay vẫn không hiểu được tại sao Triều Tiên cần mẫu trực thăng MD 500, khi đó là phiên bản dân dụng và cũng không có công nghệ gì quá nổi bật.
Nhưng những chiếc MD 500 này hoàn toàn có thể được cải tiến để mang theo vũ khí. Sở hữu hàng chục trực thăng loại này, đặc nhiệm Triều Tiên có thể dễ dàng xâm nhập vào Hàn Quốc, phục vụ mục đích do thám hoặc phá hoại.
Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, mạng lưới điệp viên Triều Tiên xâm nhập vào Hàn Quốc thông qua hầm ngầm, tàu ngầm, trực thăng, tàu cao tốc sẽ làm gián đoạn thông tin liên lạc, mạng lưới hậu cần và gieo rắc nỗi sợ hãi.
Những chiếc trực thăng “ Made in USA” bay trên bầu trời thủ đô Bình Nhưỡng.
Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo-hwan khi đó nổi giận với Mỹ vì đồng minh đã vô tình trao cho Triều Tiên hàng chục chiếc trực thăng, giúp việc xâm nhập trở nên dễ dàng hơn.
Triều Tiên giữ bí mật về phi đội MD 500 trong suốt hàng chục năm. Một Đại tá Triều Tiên từng thừa nhận đã mua trực thăng từ Mỹ, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên báo Đức Der Spiegel năm 1996.
Triều Tiên cho đến nay vẫn giữ cho những chiếc trực thăng này hoạt động tốt nhờ công tác bảo dưỡng và thay thế phụ kiện. Những chiếc MD 500 của Triều Tiên cũng được cải tiến để trang bị tên lửa chống tăng Susong-Po. Loại tên lửa dẫn đường này được chế tạo theo nguyên mẫu Malyutka-P của Nga.
Triều Tiên không phải quốc gia duy nhất dùng các công ty ma. Iran nổi tiếng với việc mua chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ. Ngược lại, một công ty ở Anh đã mua xe tăng T-80 từ Nga rồi đưa thẳng đến Mỹ.
Gần đây nhất, năm 2015, công dân Mỹ Alexander Brazhnikov bị bắt vì vận hành công ty ma ở Ailen, Latvia, Panama và 5 quốc gia khác để xuất lậu số linh kiện điện tử trị giá 65 triệu USD sang Nga.
Nhưng có lẽ các thương vụ mua bán vũ khí như vậy không thể sánh bằng cú lừa ngoạn mục, giúp Triều Tiên mua 87 chiếc trực thăng hoàn toàn mới từ Mỹ.
Theo Danviet
Chiến dịch Mỹ ném trực thăng xuống Biển Đông tháng 4/1975
Trong thời gian này năm 1975 diễn ra những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, các cuộc tấn công liên tiếp từ nhiều hướng đánh tan nát hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn ngày 30.04.1975.
Đẩy trực thăng xuống biển dành chỗ cho người di tản
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng mạnh lúc đó là việc ném hàng chục chiếc máy bay trực thăng xuống biển của Hải quân Mỹ.
Ngày 29.04.1975, lực lượng Hạm đội 7 hải quân Mỹ và các máy bay trực thăng của Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ bắt đầu lập cầu hàng không di tản người Mỹ và những người Việt Nam, có quan hệ công việc thân cận với các cơ quan Mỹ khỏi Sài Gòn. Cuộc di tản được tiến hành khi Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam bắt đầu tiến vào cửa ngõ của thành phố lịch sử.
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc di tản có mật danh là Operation Frequent Wind. Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn phân phát một cuốn sách nhỏ cho công dân Mỹ ở thành phố, gọi là "Hướng dẫn chuẩn và tư vấn Dân sự trong trường hợp khẩn cấp" (SAFE). Cuốn sách gồm một bản đồ Sài Gòn, đánh dấu các địa điểm, nơi người Mỹ sẽ được thu gom di tản khi tín hiệu khẩn cấp được phát ra. Tín hiệu mật được phát sóng trên đài phát thanh quân đội có nội dung: "Nhiệt độ ở Sài Gòn là 105 độ và đang tăng ", tiếp theo là bản nhạc "Giáng sinh trắng".
Chiến dịch di tản Frequent Wind bắt đầu tiến hành ngày 29 và 30.04. Đó là tốc độ di tản và số người được vận chuyển lên các chiến hạm Mỹ, khiến các con tàu quá tải với số người và trực thăng trên đó. Mệnh lệnh được đưa ra xuống biển để có thêm chỗ cho người di tản.
Một số phi công Việt Nam được yêu cầu thả hành khách xuống tàu, hạ cánh xuống biển, họ sẽ được đón bằng xuồng cứu hộ. Hải quân Mỹ đã di tản đến 7.000 người trong chiến dịch Frequent Wind, khoảng 45 chiếc trực thăng Bell UH-1 một vài chiếc CH-47 Chinook đã bị đẩy xuống biển.
Những chiếc tàu của hải quân Mỹ đón người di tản
Trực thăng Mỹ đổ bộ người di tản xuống tàu sân bay Midway
Một số hình ảnh ném máy bay trực thăng xuống biển của hải quân Mỹ năm 1975
(Theo VietTimes)
Mỹ điều 100 trực thăng đến Đức trấn an đồng minh Gần 100 trực thăng của quân đội Mỹ đã được triển khai ở một cảng miền bắc nước Đức, để trấn an các đồng minh châu Âu. Một chiếc trực thăng AH-64 Apache của Mỹ. Ảnh: Reuters Trong động thái nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu, Mỹ đã điều 94 trực thăng Chinook, Apache và Black Hawk cùng...