Chuyện người hùng và tội đồ
Vòng 1/8 của Vòng chung kết Euro 2020 đã khép lại với rất nhiều bất ngờ khi Ukraine thắng Thụy Điển, Cộng hòa Czech vượt qua Hà Lan, đặc biệt là Thụy Sĩ quật ngã Pháp để có mặt ở tứ kết.
Điểm nổi bật của vòng đấu này ngoài những trận đấu như lên đồng của các đội bóng chiếu dưới thì đó là những sai lầm của các cầu thủ. Trong đó có những cầu thủ vừa sắm vai người hùng vừa là tội đồ trong một trận đấu.
Người lên đỉnh cao, người chìm vực sâu
Mở màn cho vòng 1/8 là trận đấu giữa Đan Mạch và xứ Wales. Đầu hiệp 2, khi đội nhà đang bị Đan Mạch dẫn trước 0-1, trong một pha bóng căng ngang không quá nguy hiểm, hậu vệ trẻ Neco Williams (xứ Wales) đã phá bóng đi trúng vị trí của Kasper Dolberg. Trước món quà từ đối thủ, tiền đạo của Đan Mạch đã dễ dàng nâng tỷ số lên 2-0 cho “những chú lính chì dũng cảm”. Bàn thắng này đã đánh sập hoàn toàn ý chí kháng cự của xứ Wales để rồi họ phải nhận thêm 2 bàn thua nữa vào cuối trận. Sai lầm của Neco Williams là đáng trách nhưng dù sao nó vẫn giống như một tai nạn nghề nghiệp nên sau trận đấu anh không phải nhận quá nhiều lời trách móc. Sự xui rủi của người này, đôi khi lại là may mắn của người khác. Sai lầm của Neco Williams đã góp phần xây dựng nên vị thế người hùng của Kasper Dolberg trong lòng cổ động viên Đan Mạch.
Cú trượt chân và dùng tay vớt bóng đã khiến De Ligt trở thành “tội đồ” trong mắt cổ động viên Hà Lan
Đến trận đấu kế tiếp, Hà Lan gặp Cộng hòa Czech trên sân Puskas Arena (Hungary) với niềm tin chiến thắng chất ngất. Khi mà các cầu thủ trên hàng công của “cơn lốc màu da cam” đang loay hoay tìm đường vào khung thành đội tuyển xứ pha lê, trung vệ Matthijs De Ligt đã bị trượt chân trong khi xoay người để tìm cách phá bóng khi Patrick Schick của Czech đang lao xuống gây sức ép. Khi ngã xuống De Ligt đã dùng tay vợt bóng về phía sau nhưng đã không qua mắt được trọng tài với sự hỗ trợ của công nghệ VAR. Chiếc thẻ đỏ của De Ligt đã khiến Hà Lan mất đi thế trận, để rồi đành thúc thủ với tỷ số 0-2 trước Cộng hòa Czech. Sau trận đấu, De Ligt đã nhận lỗi trên twitter nhưng các cổ động viên Hà Lan dường như vẫn chưa nguôi giận với những lời chỉ trích ngập tràn các trang mạng xã hội. Ở phía bên kia, Patrik Schick lại trở thành người hùng của Czech khi ghi bàn ấn định chiến thắng 2-0 cho xứ sở pha lê. Từ một pha bóng nhưng Patrik Schick đã lên đỉnh cao, còn De Ligt đã chìm sâu như “bóng chim cuối đèo”.
Trong trận đấu cuối cùng của vòng 1/8, đội tuyển Thụy Điển và Ukraine kéo nhau vào hiệp phụ sau khi hòa nhau 1-1 trong thời gian thi đấu chính thức. Thế trận vượt trội trong hiệp 2 của Thụy Điển khiến nhiều người dự đoán sớm muộn gì đội quân đến từ bán đảo Scandinavie cũng sẽ chiến thắng. Nhưng rồi trong một pha phá bóng, trung vệ Marcus Danielson cố tình đạp thẳng vào chân của tiền đạo Ukraine nên đã phải nhận thẻ đỏ trực tiếp. Từ vị thế của đội cửa trên, thầy trò HLV Janne Andersson chỉ còn biết lùi sâu đội hình để duy trì tỷ số hòa hướng đến loạt sút luân lưu 11m. Thế nhưng đến những giây cuối cùng của hiệp phụ thứ 2, tiền đạo vào sân thay người Artem Dovbyk của Ukraine đã ghi bàn thắng quý hơn vàng tiễn Thụy Điển về nước. Và các nhà chuyên môn lẫn cổ động viên đều khẳng định, Marcus Danielson là người chịu trách nhiệm chính dẫn đến thất bại của đội nhà!
Người hùng và tội đồ – ranh giới mong manh
Trước đó, trong trận đấu giữa Tây ban Nha và Croatia, thủ môn Unai Simon (Tây Ban Nha) đã có sai lầm hết sức ngớ ngẩn khi khống chế trượt quả bóng mà tiền vệ Pedri chuyền về, biếu không bàn thắng cho đối phương. Nhưng rồi khi hai đội bước vào hiệp phụ, khi Croatia đang rất hưng phấn, Unai Simon đã kịp vung tay cản phá quả sút cận thành của Karamaric bên phía Croatia. Pha cứu bóng xuất thần của Unai Simon đã tạo tiền đề để đồng đội của anh trên hàng công thi đấu thăng hoa đem lại chiến thắng 5-3 cho đội nhà. Nhiều người đã nói, pha cứu thua của Simon có giá trị không kém gì một bàn thắng. Từ thân phận “tội đồ”, thủ thành Simon hóa thành người hùng. Và vì lẽ đó, không một cổ động viên nào chỉ trích nặng nề với anh.
Thủ thành Unai Simon với pha cứu bóng xuất thần khiến anh từ “tội đồ” trở thành người hùng của đội tuyển Tây Ban Nha
Nhưng không phải ai cũng may mắn như thủ thành người Tây Ban Nha. Có những cầu thủ từ người hùng phút chốc đã hóa thành tội đồ. Mới nhất chính là tiền vệ Paul Pogba của đội tuyển Pháp. Trong trận đấu ở vòng 1/8 với Thụy Sĩ, Paul Pogba có một pha cứa lòng rất đẳng cấp nâng tỷ số trận đấu lên 3-1 cho “những chú gà trống Gaulois” ở phút 75. Sau khi ghi bàn, Paul Pogba đã tạo dáng ăn mừng rất ngạo nghễ như thể cả thế giới đang ở dưới chân mình. Thái độ tự tin thái quá của Pogba cũng như toàn bộ cầu thủ Pháp đã khiến họ phải trả giá. Sau khi để Thụy Sĩ rút ngắn tỷ số xuống 2-3, các cầu thủ Pháp vẫn hồn nhiên cầm bóng tiến lên phía trước. Và Pogba trong sự tự mãn đã có một pha xử lý bóng rườm rà không cần thiết và để mất bóng từ giữa sân, tạo điều kiện cho đội tuyển Thụy Sĩ phản công ghi bàn gỡ hòa 3-3 ở phút 90 đưa trận đấu đi vào hiệp phụ. Và rồi người Thụy Sĩ đã giành chiến thắng trong màn sút luân lưu 11m tạo nên chiến thắng chấn động.
Màn ăn mừng ngạo nghễ của Paul Pogba đã trở thành trò lố khi Pháp bị Thụy Sĩ loại khỏi Euro 2020 với sai lầm của chính Pogba vào những phút cuối cùng của trận đấu
Sai lầm là một phần của bóng đá, nhưng nếu sai lầm cứ lặp đi lặp lại thì không đáng để tha thứ. Và Paul Pogba là một trường hợp “không đáng để tha thứ” như vậy. Trước khi gây hại cho đội tuyển Pháp, cầu thủ này đã nhiều lần mắc phải những sai lầm tương tự khi thi đấu cho CLB Manchester United. Nhiều nhà chuyên môn khẳng định, chính Pogba mới là người đã vứt đi tấm vé đi tiếp tưởng như đã cầm chắc trong tay của Pháp chứ không phải Kylian Mbappe – người sút hỏng ở lượt sút thứ 5 trong màn đấu súng. Từ vị thế người hùng, Pogba đã trở thành “tội đồ” trong mắt cổ động viên của Pháp.
Euro 2020 sẽ còn những trận đấu quan trọng phía trước. Và điều mà người hâm mộ chờ đợi là những màn trình diễn siêu hạng của những người hùng chứ không phải những “tội đồ” như đã nói ở trên!
Video đang HOT
Sai lầm của De Boer làm hại Hà Lan
Những quyết định thay đổi nhân sự của Frank de Boer đã trực tiếp khiến Hà Lan đánh mất đi sự nguy hiểm như ở vòng bảng, và sau cùng là sụp đổ từ tấm thẻ đỏ của De Ligt.
Memphis Depay tạo cơ hội thuận lợi, Donyell Malen đối mặt với khung thành của CH Czech nhưng xử lý đầy vụng về. Chỉ 20 giây sau đó, Matthijs de Ligt có một tình huống phòng ngự nghiệp dư và phải nhận thẻ đỏ. Một phút thảm hoạ trên sân Puskas Arena đã tiễn Hà Lan rời khỏi giải đấu.
Nhưng nhìn rộng hơn, đó cũng có thể xem là hình ảnh điển hình cho đội bóng của HLV Frank de Boer ở trận đấu tại vòng knock-out, nơi họ không còn thể hiện được sức mạnh như những trận đấu tại vòng bảng.
Hà Lan thất bại trước CH Czech tại vòng 1/8 Euro 2020, và bị loại dù toàn thắng cả 3 trận vòng bảng. Ảnh: Reuters.
Lựa chọn nhân sự của Hà Lan
HLV Frank de Boer gần như giữ nguyên đội hình mạnh nhất của mình cho trận đấu trước CH Czech, ngoại trừ cái tên Malen. Màn trình diễn tốt của tiền đạo này trước Bắc Macedonia mang về suất đá chính, trong khi người đã chơi không tồi bên cạnh Depay trước đó, là Wout Weghorst phải ngồi trên băng ghế dự bị.
Malen và Weghorst có thể xem là hai mẫu tiền đạo hoàn toàn khác nhau. Một cao 1m79, một cao 1m97. Một đầy năng lượng, tốc độ và chơi rộng, một có lợi thế về thể hình và trở thành một điểm nhấn giá trị ở khu vực 16,5 m.
Pha kiến tạo cho Depay ghi bàn ở trận gặp Bắc Macedonia phần nào cho thấy phẩm chất của Malen, và có lẽ là một phần lý do giải thích cho việc cầu thủ này được sử dụng.
Malen cho thấy sự liên kết tốt với Depay ở trận gặp Bắc Macedonia.
Sự liên kết giữa Depay và Malen tiếp tục được thực hiện trước CH Czech, thậm chí là ngay ở phút thi đấu đầu tiên của trận đấu.
Depay và Malen chơi gần nhau, khai thác khoảng trống ở hành lang cánh.
Tình huống mà cả hai tiền đạo của Hà Lan đều dạt biên, phối hợp với nhau, trước khi Malen có tình huống chuyền bóng sang biên đối diện cho Denzel Dumfries di chuyển vào khu vực cấm địa của đối thủ.
Khoảng trống mở ra ở hướng ngược lại.
Đó có thể xem là ý đồ tấn công của Hà Lan. Depay và Malen luôn chơi gần nhau và theo hướng bóng. Mọi vị trí bóng ở khu vực tấn công của đối thủ, đều có sự xuất hiện của hai cầu thủ này. Cả hai đều là những người rất giỏi trong việc tấn công khoảng trống sau lưng hàng phòng ngự đối phương bằng tốc độ của mình.
Depay và Malen luôn chơi gần nhau, cả 2 sẵn sàng dạt biên để sử dụng tốc độ.
Kịch bản tấn công của Hà Lan ở trận này là rất quen thuộc. Daley Blind thực hiện đường chuyền phát triển bóng từ tuyến dưới, Malen và Depay nhận bóng và kiểm soát bóng, Dumfries sẵn sàng tăng tốc.
Depay và Malen luôn chơi gần nhau.
Pha bóng dẫn đến thời cơ trong vòng cấm của Malen
Cơ hội đối mặt của Malen được tạo ra bởi Depay.
Những vấn đề của Hà Lan
Ýtưởng sử dụng Depay và Malen, hai cầu thủ có sức mạnh và tốc độ chơi cao nhất trên hàng tấn công của Frank de Boer là không hề tồi, khi Hà Lan cho thấy khả năng tạo cơ hội một cách trực diện của mình. Tuy nhiên, khi cả Malen và Depay ở trên sân, Hà Lan dường như đơn điệu hơn trong các ý tưởng tấn công. Điều khác với khi họ chơi với một tiền đạo mục tiêu đích thực, Weghorst.
Sự hiện diện thường trực của Weghorst trong vòng cấm
Nhìn vào biểu đồ các tình huống chạm bóng của Malen ở trận này, và Weghorst ở trận đấu mở màn trước Ukraine, có thể thấy được sự khác biệt giữa hai phong cách chơi bóng của hai tiền đạo tuyển Hà Lan. Một có xu hướng dạt biên, tấn công theo chiều sâu, còn một gần như tập trung ở khu vực trung lộ, hiện diện gần khu vực 16m50, và tạo ra những áp lực cụ thể lên các trung vệ.
Vị trí chạm bóng cho thấy hai phong cách chơi khác nhau của Weghorst và Malen.
Việc Weghorst không có mặt trên sân khiến gần như mọi đường bóng của Hà Lan đều đã được lập trình. Họ gần như tấn công theo chiều sâu, khai thác tốc độ và sức mạnh của cả Malen và Depay. Trong khi ở khu vực cấm địa, Hà Lan không có đủ nhân sự cần thiết.
Việc thiếu đi sự hiện diện của một trung phong trong khu vực cấm địa, cũng giúp CH Czech ổn định hơn trong hệ thống phòng ngự của mình, và gần như không để bất cứ một tình huống bóng hai nào diễn ra, bởi khoảng cách giữa các cầu thủ luôn được duy trì tốt. Một phần lý do cho việc đội trưởng Georginio Wijnaldum hoàn toàn biến mất ở trận đấu này.
26 pha chạm bóng (chỉ nhiều hơn Malen trong các cầu thủ ở đội hình xuất phát), 0 pha dứt điểm, không một lần xâm nhập khu vực 16m50 của đối thủ. Đó là màn trình diễn của người đã ghi 3 bàn và có trung bình hơn 3 pha dứt điểm mỗi trận tại vòng bảng.
Một tiền vệ nhạy bén một cách xuất sắc với các tình huống bóng hai không có thời cơ cho những khoảnh khắc như thế. Khi không có một điểm đến cụ thể ở khu vực cấm địa, thì những pha xâm nhập bất ngờ của Wijnaldum cũng theo đó không còn xuất hiện.
Khi Malen và Depay chơi rộng, Wijnaldum luôn là người đầu tiên xâm nhập vòng cấm, chứ không phải chờ các tình huống bóng hai.
Hà Lan lên bóng với tốc độ quá nhanh, tấn công vòng cấm ở nhịp độ cao. Họ không có đủ người trong những thời khắc quyết định khi giường như những cầu thủ còn lại không bắt kịp Malen, Depay và Dumfries. Điều không chỉ khiến họ đơn điệu trong các phương án tấn công, mà còn giúp CH Czech kiểm soát dễ dàng hơn, qua đó có thể thu hồi bóng và triển khai tấn công.
Đó là khi sơ đồ 5-2-1-2 hay 3-5-2 của Hà Lan bộc lộ ra những điểm yếu khi phòng ngự. Việc không có một tiền vệ biên hỗ trợ khiến cho Hà Lan gặp nhiều vấn đề khi phòng ngự ở hai hành lang cánh.
CH Czech dễ dàng triển khai bóng ở biên, khi không gặp áp lực cụ thể nào từ các cầu thủ Hà Lan, và đã không ít lần gây ra nguy hiểm bằng các tình huống tạt bóng trong hiệp thi đấu thứ nhất.
Sơ đồ 5-2-1-2 khi phòng ngự của Hà Lan không cho thấy sự hỗ trợ tốt ở biên.
Hai trung vệ của Hà Lan bị kéo ra khỏi vị trí, khi các tiền vệ không hỗ trợ phòng ngự tốt ở biên.
Trong một tình huống như thế, CH Czech đã tạo ra tình huống mà De Ligt phải đối đầu 1-1 với Patrick Schick và mắc sai lầm. Lôi kéo đối thủ ra biên và dâng cao, sau đó sử dụng một đường chuyền dài dọc sân, CH Czech dễ dàng tạo ra sự thiếu liên kết giữa hai trung vệ đối thủ, trong một tình huống mà De Ligt không nhận được sự hỗ trợ nào.
De Ligt rơi vào tình thế 1-1 với Schick.
Tình huống nhận thẻ đỏ mang tính bước ngoặt của trận đấu. CH Czech có bàn thắng dẫn trước từ một pha bóng cố định khi Hà Lan đã không còn cầu thủ tranh chấp bóng bổng hay nhất trên sân, và ghi bàn thắng ấn định tỉ số trong pha bóng cho thấy sự hụt hơi thấy rõ của đối thủ.
Rõ ràng là Frank de Boer đã quyết định có những sự thay đổi trong một trận đấu mang tính quyết định. Sự thay đổi tạo ra một Hà Lan trực diện và nguy hiểm bởi tốc độ, nhưng lại cho thấy tính đơn điệu và không chắc chắn trong những tình huống tấn công. Sức mạnh tấn công của Hà Lan đến từ sự đa dạng và khả năng áp đảo quân số ngay trên phần sân đối phương, giống như cái cách họ thực hiện ở vòng bảng đã không được trình diễn trước CH Czech.
Sai lầm nối tiếp sai lầm, Hà Lan rời giải đấu trong một nỗi thất vọng lớn, bởi chính những kỳ vọng mà họ đã tạo ra.
Nỗi buồn tuyển Xứ Wales Gareth Bale buồn bã, Aaron Ramsay ôm đầu khi đội bóng thua thảm 0-4 trong trận đấu vòng 16 đội Euro 2020 với Đan Mạch tối 26/6. Trong khi tuyển Đan Mạch không có cá nhân nào quá nổi bật, uyển xứ Wales lại có siêu sao Gareth Bale (Real), tiền vệ Aaron Ramsey (Juventus), hay Daniel James của MU. Tuy nhiên trong...