Chuyện người đàn ông mang thai đầu tiên tại Việt Nam
Minh Anh vốn là một chàng trai còn Minh Khang lại từng là một cô gái nhưng cả hai đều chuyển giới và đến với nhau. Minh Khang cũng đã quyết tâm mang thai thay vợ để có tiếng trẻ thơ trong nhà.
Tại chương trình ‘Bước ra ánh sáng’, với chiếc bụng bầu, Minh Khang (SN 1996, Cần Thơ) gây chú ý khi chia sẻ, tại Việt Nam, anh là người đàn ông đầu tiên mang bầu.
‘Rất khó để có con, có được rồi rất khó để giữ’, người đàn ông chuyển giới nói về trường hợp của bản thân mình.
Trước đó, vào tháng 11/2017, đám cưới của chú rể Minh Khang, khi đó 21 tuổi và cô dâu Minh Anh 18 tuổi đã thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận.
Minh Khang đang mang thai, bên cạnh là vợ anh – Minh Anh
Họ có sự ‘đổi vai’ hoàn hảo cho nhau khi Minh Anh sinh ra vốn là một người con trai còn Minh Khang lại từng là một cô gái.
Họ gặp nhau lần đầu tiên trong một cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới – Minh Anh là thí sinh nữ, còn Minh Khang là thành viên ban giám khảo.
Sau 2 tháng kể từ lần gặp gỡ đó, họ mới có những tin nhắn đầu tiên và tiến tới hẹn hò. Cặp đôi tính đến chuyện trăm năm nhưng bị gia đình phản đối.
Sau nhiều giải thích và thuyết phục, gia đình cả hai bên đã hiểu tình cảm của họ. Minh Khang cho hay, họ luôn khao khát có con như các cặp vợ chồng khác. Do vậy, sau khi kết hôn, họ dự định sẽ sinh con.
Minh Khang cũng dự định, anh sẽ là người sinh con cho vợ. Đến năm 2019, cặp đôi quyết định có con.
Video đang HOT
Là người chuyển giới, khi mang thai, Minh Khang gặp không ít tình huống bi hài. Anh kể: ‘Bác sĩ siêu âm nói, lần đầu tiên, ông siêu âm cho một người mang bầu mà có lông bụng’.
Anh cũng chia sẻ về tình huống hài hước khác khi vào bệnh viện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
‘Nữ y tá nói: ‘Để giấy xét nghiệm ở đây, người thân đi ra ngoài, bà bầu ở lại’. Vợ tôi (Minh Anh) quay lưng đi, y tá quay ra nói với tôi một lần nữa: ‘Người thân đi ra ngoài đi’.
Lúc này, tôi mới nói: ‘Chị ơi, em vào xét nghiệm’ nhưng y tá vẫn không tin. Cuối cùng tôi phải giải thích: ‘Chị ơi em là người chuyển giới nhưng em mang thai’, Minh Khang kể.
Dù nguy hiểm nhưng Minh Khang vẫn chấp nhận chịu đau để sinh thường, khi nào không có khả năng sinh thường anh mới quyết định sinh mổ.
Ảnh cưới của cặp đôi vợ vốn là nam, chồng từng là nữ
Khi Minh Khang mang thai, vợ anh – Minh Anh xác định sẽ là người lao động chính để kiếm thêm thu nhập. Họ cũng biết con đường trước mắt sẽ nhiều khó khăn nhưng cả hai đều rất quyết tâm.
‘Hiện tại thì vợ chồng Khang rất vui, trong khi mình đã qua phẫu thuật, qua Hormone rồi thì việc mang thai rất là khó. Kế hoạch bọn mình đưa ra là mình muốn có con thôi, còn con đến khi là trời cho. Bởi vậy, khi con đến thì mình đón nhận thôi’ Minh Khang chia sẻ trong chương trình.
Nhiều khán giả cũng đã gửi lời chúc mừng tới cặp đôi. ‘Dù là giới tính nào đi chăng nữa, ai cũng mong muốn có được một đứa con và điều đó đã thành hiện thực. Chúc mừng hai bạn’, độc giả tên Phương chia sẻ.
‘Mỗi người dù có giới tính gì cũng khao khát hạnh phúc. Chúc hai em thật nhiều sức khỏe, vượt qua chông gai của cuộc đời’, một độc giả khác viết.
Theo Nam Phương/Vietnamnet
Chân dung gấu thần linh, loài gấu không ai dám mạo phạm
Gấu thần linh được người dân vô cùng tôn trọng, ngay cả khi nhìn thấy, người dân cũng không bao giờ tiết lộ vị trí của loài gấu này.
Gấu thần linh hay còn gọi là gấu Kermode có tên khoa học là Ursus americanus kermodei là một phân loài đặc biệt của gấu đen Bắc Mỹ, có thể gọi là phân loài đột biến của gấu đen bởi mặc dù thuộc họ gấu đen nhưng gấu thần linh lại sở hữu bộ lông màu trắng và màu kem rất nổi bật.
Loài gấu đặc biệt này chỉ được tìm thấy ở British Columbia, Canada và chúng chỉ còn khoảng trên dưới 500 cá thể sống trong tự nhiên. Một cá thể duy nhất sống trong môi trường nuôi nhốt ở công viên British Columbia, Canada.
Đúng như cái tên, những con gấu thần linh uy quyền rất được người dân bản địa nơi đây tôn trọng. Họ không bao giờ săn bắt chúng hay tiết lộ vị trí của chúng cho những tay thợ săn.
Theo các nhà khoa học, gấu thần linh Kermode ra đời do sự giao phối diễn ra giữa hai con gấu đen cùng mang gene lặn, chính là gen quy định tính trạng cho ra lông trắng.
Về quan niệm dân gian, người ta cho rằng nếu xâm phạm tới những con gấu thần linh, họ sẽ phải chịu trừng phạt nặng nề. Gấu thần linh như một vị thần bảo hộ của rừng già, chừng nào nó còn tồn tại thì sự sống vẫn sẽ sinh sôi nảy nở. Khi gấu thần linh bị giết cũng là thời kỳ lụi bại tới.
Chính vì thế, gấu thần linh được bảo tồn khá tốt, phát triển thuận lợi trong môi trường tự nhiên con đực trưởng thành có thể nặng đến 220kg, con cái khoảng 130 kg.
Món ăn chính của gấu thần linh Kermode là cá nhưng thi thoảng gấu cũng cũng cây, nhai một số loại trái cây có vị dễ chịu để đổi vị. Để bắt cá, gấu thần linh đi dọc các khe suối, khi săn được con cá thì gấu dùng bộ hàm sắc nhọn của mình cắn chặt con mồi và tha đi để ăn thịt.
Đối với những con cá đang mang thai, gấu thần linh sẽ cắn nát bụng cá, moi lấy trứng cá ăn, phần xác cá bị xé nát dưới móng vuốt nhọn của chúng.
Gấu thần linh phải săn cá nhiều lần một ngày vì nhu cầu thực phẩm của chúng rất lớn, không thua kém những con gấu đen khác.
Trước đây nhiều người nghĩ rằng gấu thần linh Kermode là những con gấu bạch tạng nhưng hoàn toàn không phải, mắt và mũi của gấu thần linh vẫn là màu đen, không phải màu hồng như những động vật bạch tạng khác.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Giới khoa học đau đầu tìm lời giải "Tại sao gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nặng 100 gram"? Bạn có biết gấu trúc khổng lồ trưởng thành có thể nặng tới hơn 100 kg, nhưng khi mới sinh, cá thể con chỉ nặng chưa đầy 100 gram, bằng con mèo sơ sinh. Sự chênh lệch quá lớn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời nhiều năm qua. Gấu trúc khổng lồ mới sinh chỉ nhỏ như con...