Chuyện ngoài đường, vợ tôi ôm hết về nhà
Cứ nhằm khi cả nhà ăn cơm tối, vợ tôi đem ra nói đủ thứ từ chuyện nhà, chuyện con cái, đến chuyện xã hội, chuyện bạn bè bàn cãi cọ.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Tôi hay bảo vợ: “Chuyện đâu bỏ đó, cấm bà không được… tha lôi về nhà. Đi làm vất vả suốt ngày, về nhà còn phải làm, phải suy nghĩ thêm mới hết công việc hay sao”.
Vậy mà bà xã cứ nhằm khi cả nhà ăn cơm tối, mới đem ra nói đủ thứ từ chuyện nhà, chuyện con cái, đến chuyện xã hội, chuyện bạn bè bàn cãi những gì. Tôi chịu đựng, im lặng, nói ngắn gọn, hoặc bảo cô ấy đừng có chuyện gì ngoài đường cũng đem về nhà nói, làm mệt mỏi hết cả đầu óc. Cũng đôi khi tôi phải quát lên, than mệt, cô ấy mới chịu im. Vợ chồng toàn cãi nhau chuyện ngoài đường không hà.
Tôi nghĩ nhà chỉ là nơi sinh hoạt yên ổn, là tổ ấm chứ đâu phải… hội nghị. Nhưng bảo vậy là cô ấy giận. Cô bảo tôi không hiểu gì phụ nữ, chỉ biết ích kỷ theo ý mình.
Mà ngày xưa khi còn yêu nhau, tìm hiểu thì cô ấy ít nói lắm, nhiều khi cô giận gì, mình cứ phải dò hỏi đoán mãi mới ra để sửa sai, mà bây giờ thì nói quá trời.
Tôi biết làm sao ạ?
Phan Văn Yên (TP.HCM)
Ảnh minh họa
Kính gửi anh Yên,
Video đang HOT
Chuyện về “nói nhiều là đặc điểm của phụ nữ” tưởng anh phải biết lâu rồi chứ. Cũng có nhiều đàn ông để ý một cô chỉ vì thấy cô “ít nói dịu dàng” – để rồi khi thành vợ mới biết mình… nhầm. Rồi thì nhận định ngược lại: đàn bà tuy nói nhiều nhưng lại dễ hiểu, phổi bò. Chứ mấy cô im im là… ghê lắm.
Khoa học cũng chứng minh rồi, tôi “dẫn” đại khái dễ hiểu thế này: não đàn ông có nhiều ngăn chứa các thông tin khác nhau, việc gì ra việc ấy. Còn não phụ nữ hễ có một vấn đề là nó… choán hết, làm họ suy nghĩ căng thẳng, phải nói ngay để giải tỏa, “tống” vấn đề ra ngoài. Thế nên ta biết bức tượng “người suy tưởng” nổi tiếng của Rodin mới là một người đàn ông.
Nhưng người ta cũng cãi nhau ghê lắm về vấn đề này. Có người còn bảo đàn ông lấy được vợ nói nhiều là… “phúc ba đời” (chắc nghe đến đây nhiều ông nhảy nhổm phản đối nhỉ?).
Lý lẽ là: bả nói nhiều, ta dễ hiểu… lý do. Việc nhà mê hồn trận làm vợ phát điên, là vì nói mãi chồng có chịu nghe chịu sửa đâu, còn nói là còn lo cho cha con. Chứ bả bỏ mặc, không thèm nói nữa, đi… đánh bạc chẳng hạn, thì cha con các ông chỉ có mà… ăn cám. Rồi phải tự hỏi xem, cuộc sống gia đình đã làm gì để biến một cô gái mình mê mệt sau thời gian chung sống bỗng biến đổi như vậy?
Bây giờ vào chuyện nhà anh nhé – đúng gia đình là tổ ấm, nơi tránh mọi bão giông – nhưng muốn được vậy đâu đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều thứ lắm: vợ chồng thương yêu, ra sức chăm sóc tổ ấm, lại phải là những người hiểu chuyện. Có khi việc ngoài đường mang suy nghĩ đạo lý đúng sai, nó giúp con người nhìn nhận và biết cách xử lý. Gọi đó là bài học kinh nghiệm cũng được đi.
Vì vậy, anh nên hiểu khi vợ nói với anh nhiều thứ như vậy, có khi nào đó là “tín hiệu” cần sự quan tâm lắng nghe của chồng hay không? Có khi là việc vợ chưa rõ chồng đánh giá chuyện đó có giống mình hay không; hoặc nói về sự cố con cái, tài chính, mối quan hệ bà con… có phải là một cách vợ tế nhị “xin ý kiến chỉ đạo” từ chồng hay không?
Bây giờ hễ có vấn đề gì là mạng xã hội “cãi nhau như mổ bò”, tìm sự thật đúng sai rất quan trọng và không hề dễ. Biết đâu vợ chồng thảo luận lại tìm ra cách hiểu đúng thì sao?
Vì vậy anh cũng nên tham gia hợp lý các câu chuyện của vợ, chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo khi nào vợ quan tâm quá mức những điều nặng nề vô bổ, chứ đừng quát mắng hay cãi nhau với cô ấy. Vì khi cãi nhau thì đâu còn là tổ ấm êm đềm như anh mong muốn nữa!
Thân chúc anh chị nhiều niềm vui và sự hòa hợp.
Vợ tính toán với bà con nhà chồng
Chú vào mấy ngày rồi ra, tiếp đãi đàng hoàng là bổn phận của con cháu. Thế mà vợ tôi suy tính từng đồng, dò xét từng bước đi của các chú.
Nghe chú ở quê nói đầu tháng sẽ vào thành phố, tôi về khoe ngay với vợ. Tôi đề nghị vợ thu xếp nghỉ phép mấy ngày để vợ chồng đưa chú đi chơi, và tiếc nuối: "Giá thím đi cùng thì vui biết mấy".
Cha tôi mất sớm, mẹ đi bước nữa, tôi phải ở nhờ nhà chú thím. Chú thím có bốn người con, thêm tôi là năm. Tôi lớn nhất nên thành ra như anh cả. Chú thím chẳng khá giả, nhưng thương yêu con cháu như nhau. Hồi cấp III, tôi phải lên huyện học, thi thoảng chú dúi cho ít tiền lẻ, bảo dằn túi lỡ khi xe hư, khát nước.
Tiền bạc trong nhà do thím nắm, những đồng tiền chú cho tôi là do chú bán mớ tôm con cá bắt được khi ra đồng, hoặc trong làng có ai nhờ làm gì đó và trả công. Tôi ái ngại không cầm, chú nạt: "Sểnh nhà ra thất nghiệp, lỡ xe hư chẳng nhẽ dắt bộ mười mấy cây về nhà?".
Thím thì chăm sóc tôi kiểu khác. Bà luôn nhét vào giỏ xe tôi khi củ khoai, trái bắp, trái ổi rồi cắp rổ ra đồng sớm, trước khi tôi đi học. Thím tôi không khéo nói, sau này nghĩ về bà, tôi thường nhớ cái bóng bà đứng nhìn theo tôi tới khi khuất dạng, trong những lần tôi từ thành phố về thăm nhà.
Chú thím tôi làm nông nuôi đàn con, tôi nghiễm nhiên thành anh lớn trong nhà (ảnh minh họa)
Tôi đón chú và hai người bạn chú ở bến xe, chở đi ăn sáng xong mới đưa về nhà. Hôm nay chủ nhật, vợ con tôi đều ở nhà, tôi đã nói vợ trưa nay nấu nướng gì đó đãi hai chú.
Nhưng tôi về tới nhà mà không thấy vợ đâu. Con gái nói mẹ đi siêu thị, tôi yên tâm là vợ đang đi chợ. Nhưng lát sau vợ về với lỉnh kỉnh bao bì can bịch. Hoá ra vợ mua xà bông, nước giặt, và thêm cả thùng mì gói. Tôi hơi ngạc nhiên, đó giờ vợ có cho các con ăn mì gói đâu?
Bữa cơm trưa như mọi ngày, chỉ thêm đĩa trứng chiên. Vợ cười cười: "Chủ nhật là ngày cháu vất vả nhất chú ạ. Nào dọn dẹp lau chùi, nào ủi đồ cho cha con nó, mệt hơn đi làm ấy".
Nhìn các chú gật gù, khen vợ đảm đang, xót xa khi vợ vất vả, tôi ghìm cứng người để ngăn cơn bực. Nhưng chẳng mấy khi chú vào chơi, thôi thì tôi cứ phải nhịn để chú vui vẻ.
Nhìn các chú gật gù, khen vợ đảm đang, xót xa khi vợ vất vả, tôi ghìm cứng người để ngăn cơn bực tức. Nguồn ảnh: Internet
Vợ tôi nào có tốt đẹp hay vất vả. Khi nãy vợ hỏi: "Anh, sáng nay chở chú đi ăn phở đúng không, em biết thế nào anh cũng đưa họ đến quán mình hay ăn. Sáu mươi ngàn đồng một tô. Bốn tô bằng tiền ăn cả ngày. Em mua sẵn thùng mì rồi, sáng mai anh nấu cho mấy chú, cần thì thêm quả trứng là được".
Rồi vợ than: "Tưởng đám cưới con cháu, chứ con của bạn mà cũng cất công đi. Đã thế còn "nê" theo hai ông bạn".
Hôm qua, vợ gọi người mua ve chai vào bán mấy đồ linh tinh. Có cái ruột nồi cơm điện, bạn của chú xin, nói để đem về nấu khi mất điện. Vợ chỉ mấy cái chảo cũ hỏi chú có lấy luôn không, chú thật thà xin luôn.
Tôi thấy hết, mà phải nín nhịn, thấy vợ đối xử với mấy chú với vẻ mỉa mai khinh khi, tôi thấy tim mình thắt lại.
Chú vào mấy ngày rồi ra, tiếp đãi đàng hoàng là bổn phận của con cháu. Thế mà vợ tôi đi suy tính từng đồng. Dò xét từng bước đi của mấy chú. Trước mặt giả lả, vừa quay đi mặt đã xám xịt.
Chú vào mấy ngày rồi ra, tiếp đãi đàng hoàng là bổn phận của con cháu. Thế mà vợ tôi đi suy tính từng đồng. Nguồn ảnh: Internet
Chú chính là cha tôi. Không có chú thì làm gì có tôi hôm nay. Bao năm nay chú chỉ vào nhà tôi một lần hồi đám cưới. Nay chú cất công đi xa vì cưới con của bạn. Bạn chú mất, để lại một vợ hai con. Mấy chú đã chung tay lo lắng cho mẹ con họ. Chú vào để thay mặt đàng trai trong đám cưới kia.
Tiệc cưới đã xong, chú muốn về ngay vì sốt ruột ở nhà, cũng từ chối đi chơi cùng gia đình tôi. Tôi đề nghị mua vé máy bay, nhưng các chú đòi đi ô tô cho tiện. Lúc về, chú còn dúi cho con tôi ít tiền, nói không biết mua gì làm quà cho lũ nhỏ, nhờ cha mẹ mua hộ.
Đưa chú ra bến xe rồi mà tôi không muốn về nhà. Tự dưng tôi không muốn nhìn mặt vợ, thấy sợ khi nghĩ đến những càu nhàu tính toán của cô ấy với người thân của tôi.
Mê đắm tình trẻ, vợ tôi muốn bỏ chồng Cô ấy nói đây là thứ tình cảm trong sáng thiêng liêng chứ không phải tình yêu nhuốm màu dục vọng như tôi tưởng, đừng "sỉ nhục" cô ấy và tình yêu đích thực của đời mình. Tôi phát điên mất mọi người ạ. Nếu chỉ là vợ chồng son thì tôi cũng bỏ quách cô ta cho rồi, nhưng chúng tôi đã...