Chuyên nghiệp hóa đội ngũ Hội thẩm nhân dân
Những bất cập trong công tác quản lý cũng như trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật của đội ngũ Hội thẩm nhân dân (HTND) thời gian qua cho thấy, cần có cơ chế quản lý hiệu quả cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
Số lượng Hội thẩm nhân dân luôn chiếm phần lớn trong thành phần HĐXX tại mỗi phiên tòa.
Chưa thể hiện hết vai trò
Theo quy định, HTND là một thành phần của Hội đồng xét xử (HĐXX) tại các phiên xét xử sơ thẩm, có ngang quyền với Thẩm phán và thường chiếm hai phần ba trong thành phần HĐXX, đối với những vụ án phức tạp, tính chất nghiêm trọng, số lượng HTND có thể lên đến ba người trong tổng số năm thành viên của HĐXX.Về mặt chất lượng, Thẩm phán phải có trình độ thấp nhất là Cử nhân Luật, được bồi dưỡng tại Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên (đối với cấp huyện), từ sáu năm trở lên (đối với cấp tỉnh). Trong khi đó, HTND là những người do HĐND cùng cấp bầu ra với các tiêu chuẩn như có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư… mà chưa có tiêu chuẩn cụ thể về trình độ pháp luật cũng như kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Thực tế hiện nay, đa phần HTND tham gia công tác xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự đều không được đào tạo qua các trường pháp lý, không được đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ xét xử, chỉ qua một số buổi tập huấn nên có những hạn chế nhất định trong việc giải quyết án. Bên cạnh đó, các chức danh như Thẩm phán thường được phân công theo dõi một mảng án nhất định và thụ lý án theo hướng chuyên sâu, trong từng lĩnh vực như: hình sự, dân sự, kinh tế… trong khi HTND thường hoạt động kiêm nhiệm, không chịu sự quản lý của Tòa án nhưng lại tham gia xét xử tất cả các loại án. Do những hạn chế về trình độ, nên HTND không thể hiện được hết vai trò tại phiên tòa, nhất là vai trò phản biện. Điều này được thể hiện ở việc, hầu hết các bản án đều thể hiện tính thống nhất và biểu quyết cao của HĐXX và rất hiếm một biên bản nghị án có quan điểm trái chiều của HTND đối với Thẩm phán.
Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử được quy định, TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Do vậy, nếu để xảy ra oan sai trong quá trình xét xử cũng có phần trách nhiệm của HTND, điển hình là vụ án oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, ở Bắc Giang, nhưng không đề cập đến trách nhiệm của HTND.
Trình độ và trách nhiệm ?
Video đang HOT
Luật Tổ chức TAND vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua đã bổ sung nhiều quy định mới nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng của đội ngũ HTND như thành lập Đoàn HTND, quy định tiêu chuẩn của HTND cũng như tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ, nghiệp vụ đối với HTND.
Tuy nhiên, cùng với những quy định mang tính “khung” của luật, nhiều ý kiến cho rằng, cần có những quy định cụ thể theo hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ HTND, đồng thời là những “công dân tiêu biểu”, đại diện cho các tầng lớp nhân dân và phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên biệt, được giới thiệu và bầu ra theo một quy trình rất chặt chẽ. Từ đó, giúp TAND thực hiện tốt quyền tư pháp, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhất là trong quá trình cải cách tư pháp. Trong đó, tiêu chuẩn tham gia HTND là người phải có trình độ Cử nhân Luật hoặc đã qua công tác pháp luật từ ba đến năm năm. Có bản lĩnh, có tinh thần bảo vệ công lý, tích cực phản biện khi Thẩm phán có dấu hiệu tiêu cực, thiếu khách quan trong quá trình tố tụng.
Cùng với đó, quy định rõ trách nhiệm và chế tài xử lý đối với những vi phạm trong hoạt động xét xử liên quan đến HTND.Nhiều ý kiến cho rằng, HTND là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hội thẩm có thể phản ánh một cách khách quan cách nhìn nhận về sự kiện, vụ việc từ suy nghĩ, tâm tư của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy.
Một vấn đề đang được đặt ra hiện nay là việc xây dựng dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó đưa ra phương án thực hiện một số nơi không tổ chức HĐND cấp quận, huyện. Điều này khiến việc bầu HTND từ đại biểu HĐND cùng cấp sẽ gặp trở ngại không nhỏ.
Cần quy định rõ về mặt tổ chức, hoạt động của HTND theo hướng chuyên nghiệp, đặt đúng vị trí của HTND với tư cách là người đại diện cho nhân dân, bảo đảm bản án được tuyên đúng pháp luật và phù hợp nguyện vọng của nhân dân.
Đại biểu Quốc hội BÙI MẠNH HÙNG
(Bình Phước)
Cần ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với người tham gia HTND, cũng như quy định bảo đảm tính độc lập và khách quan của HTND trong quá trình xét xử các vụ án.
Luật sư NGUYỄN VĂN THÀNH
Giám đốc Công ty Luật Huy Thành
Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN THÁI
Theo_Báo Nhân Dân
Không tăng biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện việc không tăng biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tuyển dụng vào không quá 50% số đã tinh giản và nghỉ hưu, thực hiện sắp xếp trong nội bộ cơ quan khi thành lập tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới.
Ảnh minh họa
Kiên quyết đưa ra khỏi công vụ những người kém về năng lực, phẩm chất. Trường hợp thật cần thiết phải bổ sung biên chế, các cơ quan lập Đề án, Bộ Nội vụ thẩm định chặt chẽ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc việc thi tuyển công chức, viên chức, bảo đảm quy trình, chất lượng. Hoàn thành xác định vị trí việc làm theo đúng lộ trình đã xác định. Việc xác định vị trí việc làm cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, làm cơ sở xác định tiêu chuẩn chức danh công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và để đánh giá đúng chất lượng công chức, viên chức.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chú trọng việc đánh giá công chức, viên chức, lưu ý trách nhiệm và đạo đức công vụ, đề cao vai trò, tính chiến đấu của tổ chức Đảng, tập thể và người đứng đầu trong việc đánh giá công chức, viên chức. Xác định số lượng cấp phó căn cứ vào khối lượng chức năng, nhiệm vụ được giao. Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ.
Tập trung đơn giản hóa TTHC
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương trong năm 2015 cần tập trung thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động của người dân và doanh nghiệp.
Bộ Nội vụ hoàn thiện các dự án Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật về hội; hoàn thành các văn bản quy định chi tiết Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, trong đó chú ý hoàn thiện thể chế về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; quy định rõ ràng tiêu chí và đổi mới quy trình đánh giá.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất về chế độ hàm, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, có cơ chế động viên, khuyến khích đối với các cán bộ, công chức có năng lực.
Các nội dung trên trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 ngành Nội vụ.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong năm 2014, công tác cải cách hành chính có những bước tiến tích cực trên cả 6 nội dung. Đặc biệt, cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành và địa phương đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hạn chế thấp nhất việc tăng thêm tổ chức, giữ ổn định biên chế. Thủ tục hành chính tiếp tục được đơn giản, hiện đại hóa để phục vụ người dân ngày một tốt hơn.
Cải cách chế độ công vụ, công chức đã đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt là xác định vị trí việc làm, ban hành tiêu chuẩn chức danh. Việc ứng dụng công nghệ tin học vào thi công chức, thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý được dư luận xã hội ủng hộ và đánh giá cao. Kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ tiếp tục được củng cố và duy trì.
Theo NTD
Kết án bác sĩ lột đồ đánh vợ bầm dập, sẩy thai Chỉ vì nghi ngờ người vợ trẻ có mối quan hệ bất chính, một bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã đánh đập vợ một cách tàn ác. Sáng 1/8, sau một ngày nghị án phiên xử sơ thẩm, TAND quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ tuyên phạt bị cáo Phạm Kha Ly (SN 1983, thường trú...