Chuyện nghề thú vị của nữ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Đến giờ, cựu Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Phan Thúy Thanh vẫn còn nhớ như in những buổi chiều thứ năm họp báo bận rộn, hồi hộp, căng thẳng nhưng vô cùng thú vị. Công việc của guồng quay thông tin, của sự cân trí, đấu não trước mỗi câu hỏi hóc búa… đã cho bà những kinh nghiệm quý báu.
Ở tuổi 63, bà Phan Thúy Thanh vẫn giữ được phong thái điềm tĩnh, nhẹ nhàng, khéo léo và sắc bén của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Với 36 năm tuổi nghề, bà trải qua các vị trí khác nhau: Tham tán Công sứ tại Bỉ, Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg, đồng thời là Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU. Bà cũng có 3 năm (từ 2011 – 2014) làm nhiệm vụ là Phu nhân của Đại sứ Việt Nam Trần Ngọc Thạch tại các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Bên chén trà sen “cây nhà lá vườn” là những câu chuyện thú vị tưởng chừng không dứt về sự nghiệp ngoại giao kéo dài hơn 3 thập kỷ của bà.
Bà Phan Thúy Thanh
“Bím tóc nhỏ” và dấu ấn mạnh mẽ
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao Hà Nội (nay là Học viện Ngoại giao), cô sinh viên Phan Thúy Thanh với dáng người mảnh khảnh, nhỏ nhắn bắt đầu vào Vụ Báo chí-Bộ Ngoại giao công tác. Cô được phân công phụ trách và giúp đỡ phóng viên của hãng tin AFP, hãng tin phương Tây duy nhất có văn phòng thường trú ở Việt Nam khi đó.
Sự nhiệt tình, dễ thương và rất đỗi chân thành của cô nhân viên mới vào nghề với bím tóc đuôi sam xinh xắn đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho phóng viên nước ngoài. Cùng các đồng nghiệp lớn tuổi, cô đã lặn lội đưa họ tới nhiều tỉnh, từ đồng bắc Bắc Bộ cho đến vùng biên giới xa xôi để tác nghiệp và tạo điều kiện hết sức cho họ tiếp cận thông tin. Họ dành cho cô với cái tên thật trìu mến “petites nattes” (cô bé có bím tóc nhỏ).
Thời bà Thúy Thanh mới bắt đầu vào Vụ Báo chí, điều khó khăn nhất là cơ chế phối hợp thông tin, sự nhìn nhận về vai trò của phóng viên nước ngoài chưa được như hiện nay, còn có quá nhiều nghi kỵ và các thủ tục hành chính ngăn cản việc tiếp cận thông tin của họ, việc khai thác các nguồn tin chính thống cũng không dễ dàng… Đặc biệt là chưa có cơ chế người phát ngôn của các bộ ngành.
Trong suốt thời gian công tác, một trong những điều mà bà luôn trăn trở là làm sao để cải tiến quy chế hoạt động dành cho phóng viên nước ngoài, xây dựng một quy chế làm việc thuận lợi cho họ cũng như quy chế cung cấp thông tin đối ngoại nhanh nhất, chuẩn xác nhất và phong phú nhất cho báo giới trong và ngoài nước. Đây thực sự là cả một quá trình làm việc kiên nhẫn, thuyết phục, phối hợp, đôi khi là phải bảo vệ và đấu tranh để một số cơ quan có cái nhìn đúng đắn về phóng viên ngoại quốc.
Ngày ấy, Internet còn chưa thông dụng nên việc tiếp cận nguồn tin tương đối khó khăn, vì vậy, bà phải dành nhiều thời gian hơn để đọc báo và nghe đài. Sáng bà dậy từ lúc 5h30 để nghe VOV và BBC, vừa làm công việc nhà, vừa nghe bản tin; 6h xem bản tin Chào buổi sáng của VTV; 7h30 có mặt tại văn phòng, dự giao ban ở cơ quan, xem tin, đọc báo cáo; 8h30 phác thảo nhanh những vấn đề mà ngày hôm đó có thể các phóng viên nước ngoài sẽ hỏi; sau đó còn chuẩn bị cả câu trả lời dự phòng trong trường hợp nhận được câu hỏi ngoài dự kiến.
Do thời đó các bộ ngành chưa có cơ chế phát ngôn, nên Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất đại diện cho quốc gia phát ngôn gần như tất cả các vấn đề mà phóng viên hỏi. Khi ấy, các buổi họp báo được tổ chức ngay tại Vụ Báo chí (số 7, Chu Văn An, Hà Nội) chứ không phải tại Nhà khách Chính phủ như bây giờ và mỗi buổi họp báo khá dài với rất nhiều vấn đề cả nội chính và đối ngoại.
Các vấn đề nội chính như vấn đề đặc xá tù nhân mỗi dịp lễ, dịch bệnh, giới thiệu văn hóa tại các địa phương, các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên hay một người nước ngoài nào đó bị bắt vì buôn ma túy tại Việt Nam… cũng được phóng viên đề cập đến với Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Video đang HOT
Bà Phan Thúy Thanh khi còn là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cùng tập thể Vụ Thông tin Báo chí
Để có mỗi câu trả lời chuẩn xác, bà cho rằng sự phối hợp và cung cấp thông tin kịp thời của các cơ quan khác là vô cùng cần thiết. Tạo dựng được lòng tin và giữ được mối liên hệ tốt, chân tình với các vị lãnh đạo và bạn bè tại nhiều cơ quan khác nhau là một trong những yếu tố giúp cho bà và các đồng nghiệp ở Vụ Báo Chí thường có được thông tin nhanh, chính xác để cung cấp cho báo giới. Sau đó, Chính phủ có quy chế phát ngôn cho các bộ ngành nên cũng phần nào giảm tải được công việc cho Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Có những lúc bà không tránh khỏi nản lòng trước thử thách của công việc, nhưng đó chỉ là cảm giác thoáng qua khi mệt mỏi. Đam mê công việc đã khiến bà đứng vững.
Rời vị trí Phát ngôn viên để làm Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg, trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU, bà Thúy Thanh đã vô cùng xúc động trước tình cảm của các phóng viên dành cho mình. Có người nhắc lại lần bà đến dự tiệc sinh nhật đầu tiên của họ ở Việt Nam. Có phóng viên viết: “Đến bao giờ tôi lại được nhìn thấy tà áo dài bà thường mặc trong các buổi họp báo”…
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn luôn say mê công việc. Bà bật mí, bà vẫn thường tham gia một số hoạt động từ thiện xã hội và được mời đến các lớp học để chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, hay kỹ năng thích ứng với môi trường mới cho các nhà ngoại giao và nhân viên ngoại giao sắp đi công tác tại các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng một trong các lớp học mà bà rất thích đến để chia sẻ đó là những buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm với các phu nhân và phu quân các nhà ngoại giao, trong đó có cả lớp dành riêng cho các phu nhân, phu quân của các Đại sứ sắp đi công tác nước ngoài, bởi ở đó bà như nhìn thấy mình cách đây mấy năm về trước..
Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
Khi vừa kết thúc nhiệm kỳ làm Tham tán Công sứ nhiều năm tại Bỉ, bà Thúy Thanh được cử ngay làm Quyền Vụ trưởng Vụ Báo chí-Bộ Ngoại giao. Vừa “chân ướt chân ráo” về nước, lại thêm phải bắt tay ngay vào việc tham gia tổ chức Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ (Francophonie), vì vậy, bà không có thời gian chuẩn bị cho buổi họp báo đầu tiên.
Hôm đó, bà đã nhận được một câu hỏi mang tính nội bộ của phóng viên người Mỹ về việc bắt giữ một người Việt mà hồi đó bị coi là rất nhạy cảm… Chưa được thông báo cặn kẽ và cũng chưa kịp tìm hiểu sâu vấn đề nên câu trả lời của bà có phần hơi “ngớ ngẩn”.
Sơ suất ấy có thể chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng bà luôn coi đó là một kỷ niệm đáng nhớ, một bài học lớn và luôn tự nhắc mình phải cẩn thận chuẩn bị hơn trước mỗi buổi họp báo. Từ đó đến hết khoảng thời gian 6 năm đứng trước phóng viên, bà không còn bị thêm “tai nạn” nghề nghiệp nào nữa.
Bà luôn tâm niệm rằng, Người Phát ngôn cần sự trung thành tuyệt đối với đất nước bên cạnh yếu tố trách nhiệm và lòng say mê. Bên cạnh việc chịu được áp lực, Người Phát ngôn phải sẵn sàng chấp nhận những phê phán trái chiều và những bình luận không tích cực.
Bà Phan Thúy Thanh tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt-Bỉ khi bà còn giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Bỉ
Người Phát ngôn cũng cần có sự linh hoạt, cân trí, đấu não trước những câu hỏi hóc búa và phải có khả năng biến thông tin mật thành thông tin có thể cung cấp cho công chúng, khả năng cùng lúc xử lý, tổng hợp và phân tích nhiều nguồn tin.
Một điều quan trọng khác là luôn phải thể hiên sự bình tĩnh và tự tin trước làn sóng câu hỏi của phóng viên mà nhiều khi Người Phát ngôn không thể đoán trước.
Những năm tháng làm việc và rèn luyện trong môi trường của báo chí trên cương vị Vụ trưởng Báo Chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao đã tạo ra bản lĩnh và giúp bà hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác sau này.
Với vai trò Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Luxembourg, trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU, bà đã nỗ lực hết sức trong các cuộc đàm phán về quota cho hàng dệt may, duy trì quy chế ưu đãi thuế quan cho hàng hóa Việt Nam vào EU, kết thúc đàm phán Việt Nam – EU về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá…cũng như quảng bá hình ảnh của đất nước.
Những đóng góp của bà Thúy Thanh không chỉ được nước nhà ghi nhận mà còn được Hoàng gia Bỉ trân trọng trao tặng Huân chương Leopold Đệ nhị cao quý.
(Còn nữa)
Nam Hằng
Theo Dantri
Xả súng kinh hoàng tại nhà hàng Thụy Điển, 2 người chết
Cảnh sát Thụy Điển cho biết một vụ xả súng đã xảy ra vào tối 18/3 (giờ địa phương) tại một nhà hàng ở thành phố Goteborg, khiến ít nhất 2 người chết. Con số thương vong chưa được cảnh sát thông báo chính thức nhưng được cho là sẽ còn tăng lên.
Xe cảnh sát được điều động đến hiện trường. (Ảnh: AP)
Guardian dẫn thông tin từ cảnh sát Thụy Điển cho hay vụ xả súng đã xảy ra tại nhà hàng Var Krog och Bar ở thành phố cảng tây nam Goteborg vào tối 18/3.
Trong một thông cáo, cảnh sát xác nhận: "Một số người đã bị bắn chết ngay tại chỗ, một vài nạn nhân bị thương đã được đưa đến bệnh viện... Số người thiệt mạng có thể còn tăng lên".
Chưa có thông tin chi tiết con số thương vong cũng như các thông tin về nghi phạm. Các nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc, và chỉ hé lộ rằng hung thủ sử dụng vũ khí tự động.
Trong khi đó, truyền thông Thụy Điển đưa tin có ít nhất 2 người thiệt mạng và 8 người bị thương trong vụ xả súng tối 18/3 tại thành phố lớn thứ hai đất nước.
Một nhân chứng kể với tờ báo địa phương Aftonbladet rằng có 2 người mang vũ khí giống như súng AK, tiến vào nhà hàng và bắt đầu nã súng.
Một nhân chứng giấu tên thuật lại với hãng tin SVT của Thụy Điển rằng: "Tôi không kịp nghĩ xem chuyện gì xảy ra. Sau đó, tôi nhìn thấy bạn mình chảy máu. Tôi cố gắng cầm máu cho bạn tốt nhất có thể".
Tại thành phố Gothenburg của Thụy Điển, nơi xảy ra vụ nổ súng tối qua 18/3, từng có hàng chục vụ nổ súng do các băng đảng gây nên. Tuy nhiên, các vụ nố súng này thường không dẫn đến các trường hợp tử vong.
Một cư dân tại khu vực vụ nổ súng nói với tờ Aftonbladet: "Thật là đáng sợ, các vụ bạo lực xảy ra ở đây thường xuyên. Nhưng lần này, có vẻ như có gì đó bất thường".
Bức ảnh các xe ô tô, được cho là đỗ bên ngoài nhà hàng, bốc cháy do người dùng Twitter đăng tải. (Ảnh: Twitter)
IB TImes mới đây đã đăng tải một thông điệp của một người dùng Twitter nói rằng nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS có thể dính líu đến vụ việc. Tài khoản này viết rằng IS đã tiến hành một vụ tấn công kinh hoàng tại Thụy Điển, nhiều người bị bắn trong nhà hàng, còn những chiếc xe bốc cháy bên ngoài. Người dùng này cũng đăng tải hình ảnh những chiếc xe ô tô bốc cháy. Hiện thông tin này chưa được xác thực.
Trong khi đó, AFP dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát Đan Mạch Ulla Brehm, không có dấu hiệu liên quan đến khủng bố trong vụ nổ súng này. Bà Brehm cho rằng hiện còn quá sớm để biết được động cơ song vụ việc có nhiều dấu hiệu liên quan đến băng đảng. "Chúng tôi thỉnh thoảng vẫn chứng kiến các vấn đề của các băng đảng trong khu vực này", bà nói.
Cảnh sát đã mở một cuộc điều tra toàn diện và đang thẩm vấn một số người, nhưng cho đến nay chưa có vụ bắt giữ nào xảy ra.
Thụy Điển và Đan Mạch là hai quốc gia có nhiều băng nhóm hoạt động, thường tranh giành địa bàn để buôn bán thuốc phiện.
Trước đó cùng ngày, một vụ nổ súng đã xảy ra vào trưa 18/3 (giờ địa phương) tại một trung tâm mua sắm lớn nhất thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, khiến ít nhất 3 người bị thương. Cảnh sát Đan Mạch cho hay những bằng chứng ban đầu chỉ ra rằng 8 nghi phạm, thuộc 2 nhóm đã đụng độ với nhau và gây nên vụ nổ súng trưa ngày 18/3.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Guardian, AFP
Chùm ảnh hiện trường máy bay quân sự Indonesia rơi Người dân túm tụm xem ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt sau khi một máy bay quân sự Indonesia rơi xuống nhà dân ở thành phố Medan ngày 30/6. Phát ngôn viên Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia, ông Hisar Turnip xác nhận rằng, 30 người đã chết trong vụ máy bay quân sự Indoenesia rơi. Ông lo ngại, con số...