Chuyển mỏ neo gỗ khổng lồ về bảo tàng
Ngày 25/11, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết vừa chuyển mỏ neo khổng lồ bằng gỗ về bảo tàng để trưng bày.
Chiếc mỏ neo gỗ khổng lồ đã được xe cẩu vận chuyển từ nhà anh Nguyễn Văn Chinh (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) về sân trước của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh.
Trước đó, có một số người hỏi mua mỏ neo nhưng anh Chinh đã đồng ý chuyển nhượng lại cho bảo tàng bằng giá anh mua ban đầu là 11 triệu đồng, với mục đích chiếc mỏ neo khổng lồ được gìn giữ, triển lãm cho nhiều thế hệ mai sau.
Mỏ neo bằng gỗ đã được chuyển tạm về sân bảo tàng.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, ông Hùng nói: “Hiện chúng tôi đang cho thiết kế giá đỡ rồi sẽ đưa mỏ neo gỗ vào trong bảo tàng và sẽ lập hội đồng đánh giá. Chúng tôi sẽ gửi thông tin về mỏ neo đặc biệt này sang cho các chuyên gia Nhật Bản, Hà Lan nghiên cứu về tàu thuyền cổ để nhờ họ đánh giá thêm. Cũng muốn mời họ về Huế để họ xem kỹ nhưng kinh phí nhiều mà bảo tàng lại nghèo nên sợ khó”.
Theo ông Hùng nhận xét, qua nhiều tài liệu ông đọc được, mỏ neo trên có thể thuộc một tàu buôn lớn của phương Tây xưa kia qua giao thương với vua Nguyễn ở Huế. Tàu có thể bị sự cố bão đánh chìm ở cửa biển Thuận An. Ở cửa biển này cũng đã từng ghi nhận phát hiện nhiều cổ vật như một số khẩu súng thần công mà bảo tàng đang lưu giữ.
“Không thể là tàu xưa của Việt Nam vì mỏ neo trên quá lớn mà tàu Việt Nam hồi xưa nhỏ nên không tương ứng. Tàu nước ngoài có thể là tàu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Hà Lan là những nước hay đi giao thương, buôn bán bằng tàu trên khắp thế giới. Đây là một mỏ neo rất đặc biệt, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ” – ông Hùng trao đổi thêm.
Như Dân trí đã đưa tin, vào đầu tháng 10/2014, anh Nguyễn Văn Chinh là một giáo viên ở Thuận An, Phú Vang đã mua lại của ngư dân Nguyễn Văn Hảo ở cùng địa phương mỏ neo bằng gỗ với kích thước rất lớn. Mỏ neo này có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất cứng và tốt, ít bị nước biển làm hư hại.
Du khách tò mò trước sự xuất hiện của mỏ neo gỗ.
Đại Dương
Theo Dantri
Hàng chục trí thức trẻ về công tác tại nông thôn, miền núi khó khăn
Các trí thức trẻ sẽ được đào tạo chuyên môn 3 tháng trước khi nhận nhiệm vụ.
ảnh minh họa
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt danh sách trí thức trẻ được tuyển chọn tham gia "Đề án tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020".
Theo đó, 31 trí thức trẻ xuất sắc được chọn về làm công chức cấp xã ở các bộ phận: Văn phòng - thống kê, Tài chính - kế toán, Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, Văn hóa - xã hội và Tư pháp - hộ tịch. Các trí thức trẻ sẽ được đào tạo chuyên môn 3 tháng trước khi nhận nhiệm vụ tại các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền.
Ông Cái Vĩnh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: "Đưa các trí thức trẻ để tăng cường về các xã đặc biệt khó khăn, dân tộc và miền núi nhằm tăng cường về nguồn nhân lực cho các xã, đồng thời giúp cho các xã phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và tạo nguồn cán bộ, công chức cho các xã về sau. Đồng thời thông qua thực tiễn để các trí thức trẻ phấn đấu rèn luyện và trưởng thành"./.
Lê Hiếu
Theo_VOV
Mỏ neo cổ ở Huế được bán giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia Ngày 28/10, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế , cho biết sau khi có chỉ đạo của tỉnh, bảo tàng đã xin chủ nhân mỏ neo khổng lồ chuyển nhượng lại cho bảo tàng với đúng giá đã mua trước đó, để phục vụ mục đích nghiên cứu và trưng bày. Theo đó, anh Nguyễn Văn Chinh (giáo viên...