Chuyện mẹ già ước được lên thăm con để ăn bát phở bò giá 50 ngàn nhưng bị đuổi về khiến ai
“Mẹ lên thăm con, với cả mẹ mới ốm dậy, mẹ thèm ăn phở quá Đạt à. Con cho mẹ đến quán phở hôm nọ ăn đi, quán mà một bát 50 ngàn ấy”.
Sau khi ốm dậy bà chỉ muốn được lên thăm con trai để ăn lại bát phở 50 ngàn (Ảnh minh họa)
Mấy hôm nay bà Dung cứ thao thức không ngủ được, chân bà tê cứng, cứ phải dậy giữa đêm để xoa bóp. Bà biết cứ mỗi lần bà bị như thế này thì kiểu gì mấy ngày sau cũng bị ốm. Bà Dung chỉ có duy nhất một đứa con trai đang sống ở thành phố, có mấy lần bà nói với con bà nhớ nó lắm, muốn được lên đó ở cùng để vừa đỡ đần công việc cho nhà con trai vừa được ở gần con nhưng vừa mới nói ra thì con trai của bà đã gạt đi. Đạt bảo rằng vì vợ anh là người không thích ồn ào, thích sạch sẽ, mẹ anh lại là người nhà quê, bạ đâu vứt đấy, nếu bà sống cùng kiểu gì cũng xảy ra mâu thuẫn, thế nên nếu muốn con cái hạnh phúc thì bà cứ an phận ở quê.
Nhưng bà Dung nhớ con, ở quê bà chỉ có con chó Vàng làm bạn, ban ngày hay ban đêm đều thế, nếu muốn có ai bầu bạn bà đều vẫy nó lại rồi ngồi bắt rận cho nó, vừa bắt vừa kể hết mọi chuyện cho nó nghe. Nào là việc ngày xưa Đạt yêu mẹ như thế nào, bà đã phải vất vả như thế nào để nuôi con sau khi chồng mất. Con chó Vàng thấy chủ cứ vuốt ve mình thì sung sướng lắm, lăn ra ngủ, để mặc bà thủ thỉ một mình.
Từ ngày con trai lên thành phố, bà Dung mới lên thăm con được 3 lần. Lần thứ 3 bà lên, vì không muốn mẹ về nhà nên Đạt nói dối là vợ đi công tác cầm cả chìa khóa nhà đi rồi, anh dắt mẹ vào hàng phở gần đó gọi cho bà bát phở bò giá 50 ngàn rồi thuê nhà nghỉ cho mẹ ngủ lại một đêm, sáng hôm sau Đạt đưa mẹ ra bến xe về quê. Bà Dung trước giờ chưa được ăn bát phở nào ngon đến thế, bà húp hết sạch nước trong bát rồi tấm tắc khen ngon. Sau này cứ mỗi lần nhớ lại bát phở đó là bà cứ ao ước được lên thành phố.
Bà Dung sống cô quạnh một mình ở quê (Ảnh minh họa)
Rồi sau mấy đêm không ngủ được, bà trở bệnh. Bà ho khù khụ, người nóng ran. Thường thì một tháng Đạt sẽ gọi về cho mẹ 1 lần ở nhà hàng xóm rồi bà Dung sẽ chạy sang nghe điện thoại của con nhưng 3 tháng nay rồi Đạt không gọi về cho mẹ, bà Dung ốm quặt quẹo không có ai chăm, phải tự ngồi dậy nấu cháo ăn. Nhưng nhà không có gì, bà chỉ bỏ nắm gạo vào nấu cháo rồi húp. Những lúc như thế khiến bà nhớ lại mùi hương quyến rũ của bát phở bò bà ăn với con trai đợt trước. Mùi hương đó cứ theo bà vào tận giấc ngủ, khiến bà thao thức. Mấy ngày sau đó cũng thế, bà cứ mơ thấy bát phở bò giá 50 ngàn. Sau khi khỏe lại, bà đến nhà cuối làng xin đi nhờ xe lên thành phố, đến nơi, bà đi bộ rồi hỏi đường đến nhà con trai bà.
Bà Dung giơ tay bấm chuông, lúc đi, bà chỉ cầm có 30 ngàn, vì đó là số tiền cuối cùng bà còn có ở trong nhà. Nghe tiếng chuông, Đạt chạy ra. Thấy mẹ, anh khựng lại một lúc rồi mở cổng ra. Vừa nhìn thấy mẹ Đạt đã giẫm chân đành đạch rồi rít lên:
- Ơ hay, mẹ lên đây làm gì?
- Mẹ lên thăm con, với cả mẹ mới ốm dậy, mẹ thèm ăn phở quá Đạt à. Con cho mẹ đến quán phở hôm nọ ăn đi, quán mà một bát 50 ngàn ấy.
- Trời ơi, mẹ cấm nói ra chuyện con cho mẹ ăn phở lần trước đấy nhé. Vợ con mà nghe thấy cô ấy xé xác con ra. Mà mẹ về đi, hôm nay vợ con có khách, mẹ mà vào kiểu gì cô ấy cũng bù lu bù loa lên cho mà xem.
Video đang HOT
- Nhưng mẹ mới lên, với cả giờ nhà bác Vinh cũng chưa có xe cho mẹ về.
- Thì mẹ ra ngoài bến xe ngồi đợi cũng được. Tuyệt đối không được ở nhà con hôm nay đâu mẹ ơi. Bạn vợ con toàn dân sành điệu, mẹ mà vào vợ con xấu hổ với bạn mất.
- Thế còn phở thì sao hả con? Có gần đây không? Hay mình đi ăn rồi mẹ về?
- Giờ này còn phở phiếc gì? Mẹ đi nhanh không vợ con ra đấy. Với cả con không có tiền đâu. Mẹ về nhanh đi, vợ con sắp dậy rồi.
Nói rồi Đạt đẩy mẹ ra ngoài, khóa cửa lại. Anh vừa đi vào vừa cúi người lạy mẹ. Bà Dung thẫn thờ nhìn theo bóng con. Bà không ngờ rằng con bà lại đối xử với mẹ như vậy sau khi bà vượt qua quãng đường dài 150km để lên thăm nó. Bà lầm lũi ra bến xe, ngồi chờ 8 tiếng đồng hồ mới có xe về nhà, trong giấc ngủ chập chờn trên xe, bà Dung vẫn còn ngửi thấy mùi hương của bát phở bò mình chưa có cơ hội được ăn lại.
Theo blogtamsu
Mẹ già lú lẫn chẳng con nào chăm nhưng đến khi biết bà sở hữu khối tài sản khổng lồ thì...
2 tháng sau bà mất, nhìn con cái về tổ chức đám tang linh đình rình rang xóm trên xóm dưới đều biết. Mẹ mất mà các anh toàn ngồi nói chuyện hàm học vị khoe mình giàu thế nào, cả làng ai cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Bà nằm thoi thóp chờ con nhưng chẳng thấy (Ảnh minh họa)
Nhìn ngôi nhà tềnh toành rách nát của bà Tứ ai nghĩ được rằng bà lại có nhưng người con rất giàu có và thành đạt cơ chứ. Ngày nào có người trong làng đến chơi bà đều đưa mấy bức ảnh ngày trước ra rồi chỉ vào từng đứa để khoe.
- Ngày trước vất vả khó khăn, cơm ăn còn thiếu vậy mà giờ chúng nó đỗ đạt có gia đình, có nhà ở thành phố hết rồi đấy bác ạ.
Nhìn đôi môi móm mém run run, đôi mắt ướt nhèm nước mắt của bà mà ai cũng thấy nhói lòng. Mọi người nghe xong vừa thán phục vừa xót xa cho bà, họ thán phục vì 1 mình bà đã nuôi nấng 7 đứa con nên người thành đạt, còn xót xa vì con bà sống quá bạc bẽo chỉ biết đến tiền.
Nhà bà có 4 cậu con trai 3 cô con gái, nhưng ai cũng chỉ quan tâm đến cuộc sống riêng của mình, thỉnh thoảng về quê họ đưa cho bà mấy trăm bạc lẻ rồi lại đi mất hút. Chẳng ai chịu đón mẹ lên thành phố để chăm sóc vì ai cũng sợ bà ăn trầu rồi trét hết vào tường, hơn nữa với lý do mẹ sống thành phố không quen đâu nên họ mặc kệ để bà ở quê 1 mình như vậy cho có bạn có bè.
Ngày ngày bà Tứ ngồi nhìn ngoảnh mặt ra trông ngóng con, bà nhớ bà đọc tên từng đứa, chốc chốc bà lại nhìn lên di ảnh của chồng rồi khóc. Mấy hôm bà ôm mấy luống rau muống chẳng ai chăm cho cỏ mọc um lên già cỗi. Hàng xóm láng giềng thỉnh thoảng qua thăm thấy nồi cá bà kho mặn chát sắp mốc meo đến nơi rồi nhưng bà vẫn cố để lại ăn vì tiếc của.
Có lần về quê thấy mấy cô hàng xóm nói khó nghe quá, cô con gái út bàn với mọi người chia phiên đưa mẹ lên thành phố để chăm. Họ bốc thăm chia nhau mỗi người 1 tháng, nhưng lên nhà anh con cả được 2 tuần thì bà đòi về quê vì bà thấy con dâu tỏ thái độ khó chịu chì chiết mẹ chồng ra mặt. Khi con trai hỏi thì mắt bà đỏ hoe bà nói: &'Mẹ nhớ bố nên mẹ về thôi, ở thành phố mẹ sống chẳng quen con à". Nhưng thật ra bà đã tận tai nghe được cuộc tranh cãi bốc thăm phân chia của các con, ai cũng kêu bận ai cũng đưa ra lý do cả.
Cuộc đời bà sao mà cay đắng, ngày bà sinh đứa con cuối cùng được 2 ngày thì chồng bà bị tai nạn mất. Bà bươn chải 1 mình nuôi 1 đàn con thơ, có những hôm đói quá bà uống nước cho no để nhường khoai sắn, cơm cho các con. Nghĩ lại quãng đời đó tuy vất vả khó khăn nhưng bà vẫn mỉm cười vì khi ấy ngày nào các con cũng quây quần bên cạnh gọi tiếng &'mẹ ơi'.
Bà về quê sống giữa tình thương đùm bọc của xóm giềng, con cái đứa thì bận rộn đi du lịch, nước ngoài đứa thì bận rộn yêu đương bồ bịch nên quên mất mình còn có mẹ già ở quê. Bà Tứ ngày 1 lú lẫn, nhớ nhớ quên quên. Rồi 1 hôm có 1 cô gái ở thành phố về chơi, cô gái đó không ai khác chính là người vợ cũ của cậu con cả. Họ cưới nhau được 1 năm thì chia tay vì cậu con cả của bà Tứ cặp bồ có con riêng bên ngoài. Hoa bị cho ra rìa và sau này cô cũng đi bước nữa.
Về nhìn thấy mẹ chồng cũ của mình như vậy Hoa xót xa lắm. Sau lần ấy cô quyết định về quê mua đất xây nhà rồi định cư ở quê luôn. Từ đó mọi người đều thấy ngày ngày có 1 cô gái hiếu thảo đến chăm sóc cho bà. Tuy hơi lú lẫn nhưng mỗi khi nhớ ra Hoa bà lại ôm cô khóc. Lâu lắm rồi bà mới có người nấu cho ăn những món ngon như vậy, mấy bộ đồ bà mặc cũng tinh tươm hơn, mái tóc cũng có người cắt tỉa giúp. Hai người con của Hoa cũng rất quý bà dù chẳng phải máu mủ gì. Chồng của Hoa vốn hiền lành nên không cấm vợ về chăm mẹ chồng cũ.
Lâu ngày chẳng thấy mẹ gọi lên, mấy đứa con của bà trên phố cũng chẳng buồn gọi về hỏi thăm vì sợ bà xin tiền hoặc đòi lên thành phố. Hôm đó bà ốm nặng, Hoa nhờ hàng xóm gọi điện cho chồng cũ bảo mọi người về thăm.
Bao năm rồi mà các người vẫn vậy nhỉ (Ảnh minh họa)
Thu xếp mãi phải 4 hôm sau các con mới lác đác về, nhìn mẹ già thở mệt nhọc ăn rồi nói chưa mà ai cũng ngán ngẩm thở dài. Hôm đó cô con dâu cả và cô con gái út đi ra quán mua ít quần áo cho mẹ thì nghe mấy bà ở đó nói:
- Các cô các chú ở trên thành phố hết, sau này lỡ bà mất thì chắc mảnh đất hơn 400 mét vuông mặt đường kia chắc cũng bán hết cô nhỉ.
- Hả bác nói mảnh đất nào cơ.
- Ơ thế các cô không biết à, mảnh đất đó bà Tứ mua từ cách đây mấy năm rồi mà, giờ mà bán chắc được giá lắm vì ở đây họ sắp làm đường lớn rồi.
Chị em dâu nhìn nhau há hốc mồm, hôm đó về bàn với mọi người ai cũng đòi săn sóc mẹ. Vì ai cũng muốn được sở hữu khối tài sản đó, cả mảnh vườn bà đang ở với mảnh đất kia cũng được kha khá tiền chứ chả đùa.
Hôm đó từ xa thấy mọi người tranh giành giằng co khiến bà Tứ sắp xỉu đến nơi, Hoa không muốn lộ diện nhưng cuối cùng cô đành phải lên tiếng:
- Bao năm rồi mà các người vẫn chẳng thay đổi gì nhỉ? Người ta nói đúng 1 mẹ có thể chăm được 10 con nhưng 10 con không chăm nổi 1 mẹ. Mẹ ốm mẹ đau, mẹ không có 1 con cá để ăn các anh các chị đâu biết đâu quan tâm. Mẹ lên thì sợ mẹ làm bẩn nhà, chăm mẹ thì phải chia lịch. Tôi sợ các người quá.
- Cô có tư cách gì ở đây mà nói, mẹ chúng tôi cô biết gì mà lên mặt dạy đời.
- Đúng là mẹ của các anh các chị, nhưng 2 năm qua các anh thử hỏi xóm giếng xem ai là người tắm giặt thay đồ và chăm sóc bà. Ai là người đã thay lại mái ngói, trát lại tưởng bị thủng để mẹ tránh mưa gió. Nghe nói các anh các chị có nhà lầu xe hơi hết mà sao để mẹ mình ở trong 1 căn nhà tồi tàn như vậy. Liệu sau này con cái các anh các chị sẽ đối xử lại với các người như thế nào.
- Cô im đi, cô biết gì mà nói.
- Các anh các chị giành nhau chăm mẹ chẳng qua cũng vì 2 mảnh đất kia chứ gì.
Mọi người nhìn nhau vì bị đánh trúng tim đen.
- Xin lỗi nhé, mẹ đã nhờ tôi làm thủ tục biếu hết tất cả khối tài sản đó cho quỹ từ thiện của xã sau khi bà mất rồi, các anh các chị đừng hòng mà lấy được của bà 1 xu. Bà quá thất vọng vì con cái bất hiếu chỉ biết đến tiền nên bà đã viết di chúc sẵn hiến đất cho xã hội rồi, mọi người không tin thì cứ lên hỏi chủ tịch xã là biết. Đấy giờ đất đai đã có chủ rồi còn ai muốn giành chăm mẹ thì cứ chăm đi.
Nghe Hoa nói vậy ai cũng bẽ mặt nhìn nhau tức giận, họ thấy uất nghẹn vì mẹ mình không để lại khối tài sản đó cho con cháu mà lại đi cho người ngoài. Đúng như Hoa dự đoán, họ thuê 1 cô trong xóm chăm sóc mẹ mình chứ chẳng ai chịu đưa mẹ lên thành phố cùng cả vì sợ cảnh mẹ ăn chỗ, nằm chỗ. Nhìn mẹ già nằm thoi thóp trên giường mà Hoa xót xa. Họ còn đòi kiện và đâm đơn để đòi lại mảnh đất nhưng khổ nỗi mọi thủ tục đã được bà Tứ hoàn tất từ lâu, bà biết sẽ có ngày kiện cáo nên bà còn viết thư gửi sẵn lên xã làm bằng chứng.
2 tháng sau bà mất, nhìn con cái về tổ chức đám tang linh đình mà cả làng ngán ngẩm. Mẹ mất mà các anh toàn ngồi nói chuyện khoa học hàm học vị. Mấy người trong làng đến thắp nén nhang xong rồi về có người thẳng tính nói thẳng:
- Các anh các chị học rộng tài cao, giàu có đến đâu chúng tôi không biết. Nhưng chúng tôi thấy xót xa cho cụ Tứ vì không có đứa con nào có hiếu cả, duy chỉ được cô con dâu cũ là cô Hoa sống có tình nghĩa. Các anh các chị nên nhìn lại mình đi kẻo sau này già rồi cũng sẽ bị con cái cho ra đường ở đấy.
Nghe ông lão đó nói chung cả nhà im bặt hàng xóm bỏ về hết, mỗi lần nhắc đến cụ Tứ người ta lại lắc đầu xót xa. Thế nên có người nói: "Nhà cha mẹ là của con. Vào tay con mẹ cha ra đứng đường" quả thật không sai. Xin những ai có cha có mẹ đọc xong câu chuyện này hãy ngẫm xem mình đã làm trọn đạo hiếu hay chưa?
Theo blogtamsu
Mẹ già quằn quại nhưng con trai không đưa đi viện, hàng xóm phá cửa xông vào đưa bà đi... Bà Thoa được chuyển về ở với con gái nhưng được khoảng 1 tuần thì bà mất. Ai cũng bảo rằng vì Thành không đưa mẹ đến bệnh viện kịp thời nên mới thành ra như thế. Mẹ mất, Thành như trút đi được một gánh nặng. ảnh minh họa Bà Thoa chỉ có 2 người con, 1 trai, 1 gái, con gái...