Chuyện ly kỳ về phiên bản Tây du ký 1927 từng bị cấm chiếu
Phiên bản Tây du ký năm 1927 được giới chuyên môn ghi nhận là phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân.
Với những người hâm mộ tác phẩm Tây du ký, phần lớn đã quá quen thuộc với phiên bản phim truyền hình kinh điển năm 1986. Thế nhưng ít ai biết rằng, bộ phim nổi tiếng này còn có một phiên bản ra đời từ năm 1927.
Theo Thepaper, phiên bản Tây du ký này có tên Động Bàn Tơ sản xuất vào những năm 1920 tại Thượng Hải (Trung Quốc), được giới chuyên môn ghi nhận là phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết thần thoại của Ngô Thừa Ân.
Tác phẩm được sản xuất theo thể loại phim câm, hình thức trắng đen, do Đản Đỗ Vũ làm đạo diễn, nữ chính là Ân Minh Châu – vợ Đản Đỗ Vũ. Dự án giúp vợ chồng Đản Đỗ Vũ – Ân Minh Châu nhận về khoản thù lao 50.000 NDT. Vào thời điểm đó, mỗi gia đình bình thường ở Thượng Hải chỉ chi tiêu 30 đồng/1 tháng. Với số tiền khổng lồ này, vợ chồng đạo diễn đã sử dụng để mua trang thiết bị làm những bộ phim tiếp theo.
Tới năm 1929, nối tiếp thành công của phần một, Đản Đỗ Vũ thực hiện phần hai. Song, sau đó cả hai phần đều bị cấm chiếu vì diễn viên mặc táo bạo, phim có nhiều cảnh bị cho là “bại hoại thuần phong mỹ tục”.
Phiên bản Tây du ký năm 1927 tuy được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng nơi phát hiện ra nó lại ở tận Na Uy.
Gần như không ai biết về tác phẩm này cho đến tận năm 2011, khi Thư viện quốc gia Na Uy rà soát lại 9000 cuộn phim cổ họ đang lưu trữ.
Khi đang thống kê lại, Thư viện quốc gia Na Uy bất ngờ tìm thấy một cuộn phim có tiêu đề ghi bằng tiếng Trung, được biết đây là bộ phim châu Á đầu tiên được trình chiếu tại quốc gia này. Sau đó, họ mới phát hiện ra bộ phim này dựa trên cuốn tiểu thuyết Tây du ký nổi tiếng của tác giả Ngô Thừa Ân.
Video đang HOT
Cuộn phim có cả phụ đề tiếng Trung và tiếng Na Uy, được coi là bản sao duy nhất còn tồn tại vì không thể tìm thấy bản gốc. Do bị lưu trữ quá lâu, nhiều thước phim đã bị hư hại nặng nề. Vì thế, các chuyên gia ở Na Uy đã phải phục chế lại rồi mới trao trả cho Cục lưu trữ Điện ảnh Trung Quốc từ năm 2014.
Việc hóa trang các nhân vật trông cực kỳ đáng sợ, không kém gì phim kinh dị thời nay.
Phó giáo sư viện Nhân văn học của Đại học Đồng Tế, Thượng Hải Thang Duy Kiệt đánh giá bộ phim Tây du ký: Động Bàn Tơ thuộc hàng “bom tấn” thập niên 1920, đánh dấu những đột phá trong sử dụng kỹ xảo, hiệu ứng mỹ thuật.
Phần phim kể về việc thầy trò Đường Tăng gặp kiếp nạn với 7 con yêu tinh nhện. Các diễn viên đóng yêu tinh nhện đều là nam giới. Họ ăn mặc thiếu vải, cảnh quay không có tiếng động, mang màu sắc kinh dị khiến không ít khán giả sợ hãi.
Do là bản phim câm nên rất khó để nhận xét về nội dung cũng như các tình tiết của Tây du ký phiên bản năm 1927 này. Tuy nhiên, dựa vào hình ảnh trong phim đã cho thấy trình độ diễn xuất của những diễn viên thuộc hàng ngũ đi đầu của nền điện ảnh Trung Quốc.
Trang phục hở hang trong một phân cảnh của phim.
Khi các hình ảnh trong phim được công bố, nhiều khán giả cảm thấy bất ngờ với mức độ “bạo dạn” của các diễn viên thời ấy. Trong nhiều phân cảnh, có thể thấy diễn viên cả nam và nữ đều không ngại khoe da thịt trên màn ảnh rộng.
Một số người cho rằng, điều này rất dễ hiểu vì vào thời điểm đó, văn hóa phương Tây đã du nhập vào Trung Quốc nên các diễn viên cũng phải ăn mặc hợp thời và hợp thị hiếu của công chúng.
Tây Du Ký 1986: 6 điều thú vị chắc chắn các "tín đồ" mê phim chưa chắc đã biết
Tây Du Ký 1986 chính là ký ức tuổi thơ của rất nhiều thế hệ. Dù thế, có những sự thật thú vị không phải tín đồ nào cũng biết về phim.
Tây Du Ký 1986 là một bộ phim gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ 7x, 8x, 9x, thậm chí cho đến bây giờ khi cuộc sống hiện đại hơn, công nghệ phim ảnh 3D, internet, mạng xã hội phát triển thì Tây Du Ký 1986 vẫn mãi là một tác phẩm kinh điển trong lòng mọi người. Dù vậy, theo giới yêu phim không phải "tín đồ" nào cũng tinh ý nắm được hết các điều thú vị trong bộ phim mà mình yêu thích. Cụ thể, những bí mật sau có thể khiến bạn bất ngờ:
Trư Bát Giới được yêu thương hơn Tôn Ngộ Không
Trong nguyên tác, quan hệ của Đường Tăng và Tôn Ngộ Không không được hòa thuận, hai sư đồ thậm chí rất nhiều lần cãi vã nhau, có nhiều lần "từ mặt" nhau. Ngược lại, Đường Tăng lại rất yêu quý Bát Giới, do Đường Tăng nhận thấy Bát Giới có lòng hướng Phật. Bát Giới từng ngâm một bài thơ, tuy rằng không quá cao siêu nhưng lại khiến người nghe phải suy ngẫm, cảm thán về đạo lý ở đời.
Có thể thấy, trong Tây Du Ký 1986 chứa đựng rất nhiều bí mật, điều mà chúng ta thấy được có lẽ chỉ là một góc nhỏ trong bức tranh toàn cảnh tác giả muốn gửi gắm.
Mẹ đẻ của Đường Tăng là ai?
Dù xem đi xem lại nhiều lần, nhưng không phải khán giả nào cũng còn nhớ mẹ đẻ của Đường Tăng là ai. Tiểu thư Ân Vân Kiều do Mã Lan thủ vai trong tập 4 chính là mẹ đẻ của Đường Tăng. Nhân ngày tung cầu kén rể, Vân Kiều vừa mắt tân khoa trạng nguyên Trần Quang Nhụy (Từ Thiếu Hoa thủ vai) liền trao cầu cho chàng.
Trần Quang Nhụy và Ân Vân Kiều kết duyên được 100 ngày và đi du ngoạn trên sông thì bị tên lái đò hãm hại. Vân Kiều nhẫn nhục sinh con là Đường Tam Tạng. Về sau Tam Tạng dùng luật pháp trừng trị kẻ giết hại cha của ông.
Mẹ đẻ của Đường Tăng sở hữu vẻ đẹp tuyệt trần, khó mỹ nhân nào bì kịp.
Tuổi thật của Tôn Ngộ Không
Mở đầu Tây Du Ký là nói về xuất thân của Tôn Ngộ Không, do một tảng đá Tiên hấp thụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt mà sinh ra, theo cách nói của Bồ Đề Lão Tổ thì là "Trời Đất sinh ra". Vậy nên từ góc độ này mà nói, tác giả viết về quá trình Thạch Hầu cầu Đạo và tu luyện, cũng là đang giảng giải về quá trình tu luyện của một người.
Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá ngoài biển, tuổi thọ được ghi là 342 năm. Khi ở Địa Phủ đã được 342 tuổi, sau đó làm nửa tháng Bật Mã Ôn (phụ trách trông coi ngựa) trên thiên đình. Nếu tính một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới, chính là 15 năm. Tôn Ngộ Không lại tiếp tục làm thêm nửa năm chức Tề Thiên Đại Thánh, tức 177 năm. Ở trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân bảy bảy bốn chín ngày, nghĩa là thêm 49 năm nữa, thêm 500 năm bị phong ấn dưới núi Thái Hành, 14 năm đi lấy kinh, tổng cộng tuổi của Tôn Ngộ Không khi đó là hơn 1097 tuổi.
Sự thật về sư phụ đầu tiên của Ngộ Không
Xem Tây Du Ký 1986, khán giả đều biết Tôn Ngộ Không được sinh ra từ đá và Bồ Đề Tổ Sư chính là người đầu tiên dạy phép thuật cho Ngộ Không. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn số. Trong Tây du ký 1986, ngoài Phật tổ Như Lai thì chẳng ai có thể nắm giữ sinh mạng của Tôn Ngộ Không. Cho nên Bồ Đề Tổ Sư - người đã dạy cho Ngộ Không 72 phép biến hóa nhất định là người có lai lịch không bình thường.
Theo các nhà sử học Trung Quốc cho biết, dựa theo nguyên tác truyện Tây du ký và các tác phẩm có liên quan khác như Phong thần diễn nghĩa, Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Cho nên, khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai mới có thể trị được.
Bồ Đề Tổ Sư chính là người đầu tiên dạy phép thuật cho Ngộ Không.
Tuổi thật của Hồng Hài Nhi
Cho dù xem đi xem lại Tây Du Ký nhiều lần nhưng ít người biết được rằng Hồng Hài Nhi (Triệu Hân Bồi thủ vai) chính là yêu quái có phép thuật mạnh nhất trong số 72 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng. Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến công chúa. Tuyệt chiêu của cậu bé này là Tam Muội Chân Hỏa, ngọn lửa không thể bị dập tắt bởi nước thông thường. Hồng Hài Nhi tuy rằng trong bộ phim chỉ là một đứa trẻ, nhưng cũng đã 300 tuổi. Thực lực không hề kém Tôn Ngộ Không, thương pháp linh hoạt, năng lực phòng thủ mạnh mẽ.
Địa vị thực sự của Long tộc thời bấy giờ
Địa vị của Long tộc trong Tây Du Ký rất thấp, đại biểu là kỳ lân. Không những đại bằng điêu, đến Kim Mao Hống thú cưỡi của Bồ Tát cũng ưa thích ăn thịt rồng.
Lam Anh
Bom tấn remake 'Tân Tây Du Ký' gây sốt tại Trung Quốc sắp lên sóng THVL Tây Du Ký đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam từ tiểu thuyết cho tới phim ảnh. Được trình chiếu lần đầu tiên ở Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, cho đến nay đã trải qua nhiều lần phát sóng trên nhiều kênh truyền hình khác nhau song sức nóng và sự hấp...