Chuyện ly kỳ về ngôi đình “sinh con trai”
Hằng năm cứ đến ngày mồng 6/2 âm lịch, dân làng Sơn Đồng tổ chức lễ hội giật bông.
Đình làng Sơn Đồng
Những thanh niên khoẻ mạnh trong làng đều tụ tập về đình để tham dự. Điều kỳ lạ rằng từ xưa đến nay ai giật được cây bông sẽ sinh con trai.
Đình làng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) thờ tự ai, ai là Thành hoàng của làng vẫn là điều bí ẩn đối với người dân nơi đây. Nhưng những tục lệ có hàng trăm năm của dân làng đều gắn liền với ngôi đình. Hằng năm cứ đến ngày mồng 6/2 âm lịch, dân làng Sơn Đồng tổ chức lễ hội giật bông. Những thanh niên khoẻ mạnh trong làng đều tụ tập về đình để tham dự. Điều kỳ lạ rằng từ xưa đến nay ai giật được cây bông sẽ sinh con trai.
Truyền thuyết đình Sơn Đồng
Cụ Nghiêm Quốc Đạt (75 tuổi), thủ văn đình Sơn Đồng bức xúc cho biết: “Các cụ cao niên trong làng rất buồn khi đọc được cuốn sách nói về lịch sử của đình làng như sau: Đình làng thờ Vương Thanh Cao là một học trò nghèo, khi đi qua Sơn Đồng đói và khát liền rẽ vào vườn cà trẩy một quả để ăn. Chẳng may bị chủ vườn cà bắt được dùng đòn gánh đánh vào chỗ phạm nên chết. Do chết vào giờ linh nên dân làng lập đình thờ. Trong ngày lễ hội mồng 6/2 âm lịch hằng năm lễ vật dâng thánh “bánh dày bánh cuốn” là biểu tượng cho quả cà và chiếc đòn gánh. Ngoài ra, trong tâm thức của cư dân Sơn Đồng thì đức Thánh Đào Trực về đất Sơn Đồng mở trường dạy học, truyền đạt kiến thức cho nhân dân, chữa bệnh cứu người và khi ông mất được tôn làm Thành hoàng làng”.
Theo cụ Đạt, truyền thuyết đó do chính UBND huyện Hoài Đức thu thập tư liệu và in thành sách. Đó là điều suy diễn vô căn cứ. Sách giáo khoa viết: Tháng giêng thì vỡ ruộng ra, tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà. Tháng năm mới có cà, tháng hai lấy cà đâu mà ông Vương Thanh Cao đi ăn trộm. Ngày xưa bốn mùa ứng với trái cây của từng mùa. Truyền thuyết trên dân làng Sơn Đồng không thể chấp nhận được.
Đình làng Sơn Đồng thờ Hai Bà Trưng?
Theo những tư liệu viết bằng chữ Nho mà cụ Đạt thu thập được, đình làng Sơn Đồng có ít nhất từ thời Hai Bà Trưng (năm 30 – 40 sau Công nguyên). Trong ngọc phả đền Thượng và chùa Diên Phúc của làng ghi: “Sau chiến thắng quân Minh Lê Lợi qua đất Sơn Đồng thấy có đền và miếu, mới gọi cố lão bản trang để hỏi. Mọi người tâu rằng, làng chúng tôi thờ hai vị. Vị thứ nhất là Đương Cảnh Thành hoàng tự Hùng triều, vị thứ hai là Thái phó thời Tiền Lê. Cả hai vị này có cách đây cũng phải hàng nghìn năm. Nghe xong Lê Lợi đã cho dân làng hai hũ vàng để sửa chữa, tôn tạo đền chùa”.
“Trước đây trong dịp sửa chữa đình chúng tôi đào được một tấm bia ghi rõ: Năm Duy Tân thứ 7 (1913) hai thôn quyết định tu sửa mả rồng, long mạch chạy dài về đình, không ai được làm thương tổn, đứt đoạn. Từ nay về sau cấm đào bới, ai không tuân theo sẽ bị thần linh tru diệt”. Trên nghi môn của tấm bia có hàng chữ đại tự Thánh Hậu Vương Từ. Điều đó cũng là cơ sở đình làng thờ là người nữ giới”, cụ Đạt cho biết.
Video đang HOT
Theo tư liệu cụ Đạt thu thập được, làng Sơn Đồng có nhánh sông Hát chảy qua. Có thể cuộc chiến đấu với quân Mã Viện thất bại Hai Bà Trưng đã nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Dân làng lập đình thờ tôn Hai Bà Trưng làm Thành hoàng làng. Trong đình hiện nay còn có tấm yếm, áo đào. Hai bên thanh phong có hai con phượng. Một bên là lương có bông lúa tượng trưng, một bên là cây gậy tượng trưng cho binh khí. Đình làng có 7 sắc phong, đời vua Quang Trung thứ 6 có nói về nữ tướng.
GS Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) từng về thăm đình và cho rằng đình làng Sơn Đồng thờ Thành hoàng làng là nữ tướng. Cụ Đạt bảo: “Có thể khi xây đình thờ Hai Bà Trưng dân làng không dám đặt tên cho đình, vì sợ quân Mã Viện biết được sẽ đến phá hoại”.
Tranh nhau cây bông trong lễ hội
“Giằng được bông sẽ đẻ con trai”
Cụ Phan Văn Năm, thủ từ đình Sơn Đồng cho biết: “Tôi làm ở đây gần 20 năm, chỉ biết đình thờ Thành hoàng làng, chúng tôi không biết vị thánh đó là ai. Bởi sử sách bị thất lạc, các sắc phong không ghi rõ thời nào. Từ xưa đến giờ năm nào dân làng chúng tôi lấy ngày 6/2 âm lịch tổ chức lễ hội, thờ cúng Thành hoàng làng”.
Theo cụ Năm, tục giằng bông của làng có từ xa xưa. Từ chiều mồng 4 hai thôn Nội và Ngoại phải phân công người đi kén chọn, mỗi thôn một cây bông. Cây bông là một đoạn tre đực tươi dài đủ 5 đốt lấy theo ngũ phúc. Cây tre được chọn phải là cây có ngọn, đủ lá. Thân thẳng, không kiến, không muội, không bị cộc ngọn, da xanh óng ả, cây phải ở giữa khóm. Khóm tre đó phải là khóm tre của gia đình đủ phúc đức, hòa thuận, không có đại tang.
Gia đình được chọn tre thường sẵn sàng dâng tiến. Đoạn tre được chọn đem cạo sạch tinh, từ giữa hai mấu tre người ta tước ập vào, bọc xung quanh mấu thành một đám bông tướp tre xù tròn lên nhuộm phẩm ngũ sắc. Hai cây bông được rước lên bàn thờ Thành hoàng làng, biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần của dân làng. Sau khi tế lễ xong khoảng 12 giờ trưa, cụ cao niên nhất trong làng sẽ xin Thành hoàng làng, mang cây bông tung giữa sân để mọi người giằng nhau.
Anh Nguyễn Văn Đức là người may mắn khi giằng được cây bông “sinh con trai”
Cụ Năm bảo: “Giằng bông thu hút sự quan tâm của mọi người trong làng, từ người già đến trẻ con đều muốn tham gia phần thi này. Từ xưa xưa ông bà chúng tôi đều nghiệm rằng, người đàn ông nào cướp được cây bông trong lễ hội thì sẽ sinh được con trai. Gia đình gặp nhiều điều may mắn. Chính vì thế từ già đến trẻ đều dốc sức, tranh giành hy vọng sẽ giằng được cây bông. Mọi người giành giật nhau có năm đến 7 ngày, 7 đêm mới tìm ra được người thắng cuộc”.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Đình Sở (xóm thượng, thôn Nội), người trước đây từng giằng được cây bông. “Lễ hội đó cũng diễn ra cách đây 30 năm, khi đó tôi sinh được hai người con gái. Mọi người trong gia đình bảo cây bông trong lễ hội là thiêng lắm, năm nay chú cố gắng ra đình giành lấy cây bông, may ra năm tới sẽ sinh được con trai. Nghe mọi người khuyên, đến lễ hội tôi cũng ra tranh giành quyết liệt với đám thanh niên trong làng. Sau bao nỗ lực, quyết tâm cuối cùng tôi đã thắng trong lễ hội đó. Năm sau vợ tôi mang bầu và sinh được thằng cu kháu khỉnh”, ông Sở kể.
“Trong lễ hội không thể thiếu được bánh cuốn, bánh dày và thịt trâu nướng. Tất cả các món ăn đó dân làng phải chuẩn bị trước cả tháng để làm lễ cúng Thành hoàng làng. Đó đều là các món ăn xưa kia Hai Bà Trưng dùng để khao quân”.
Cụ Nghiêm Quốc Đạt (thủ văn đình Sơn Đồng)
“Từ bao đời nay, chúng tôi cũng chỉ biết đình thờ Thành hoàng làng, không biết thánh tên là gì. Từ xưa thanh niên nào trong làng giật được cây bông trong lễ hội, sẽ đẻ con trai. Tuy nhiên trước đây thì mọi người để cho việc tranh cướp cây bông được tự nhiên, ai khoẻ người đó thắng. Nhưng hiện nay, các thôn trong làng có sự liên kết, phối hợp với nhau. Trước khi tranh cướp sẽ thống nhất, ưu tiên cho người nào đó đoạt được cây bông. Vì thế, tục lệ này không còn hấp dẫn như trước”.
Bà Trịnh Thị Sơn (Trưởng thôn Đình)
Theo xahoi
Đột nhập phố "khoái lạc" của người Việt ở Singapore
Khi hoàng hôn buông xuống, "Little Việt Nam" ở Singapore mang một diện mạo khác, với ánh đèn neon rực rỡ, các cô gái quyến rũ và đàn ông say xỉn...
Những biển hiệu Việt Nam mọc lên ngày càng nhiều trên đường Joo Chiat. Cả một góc phố ở đây nhanh chóng được biết đến như một "Little Việt Nam".
Đường Joo Chiat nằm trong khu Peranakan yên tĩnh của vùng Katong. Đó là một con phố hẹp với các cửa hàng hai tầng ở mặt phố - di sản kiến trúc từ thời kỳ trước thế chiến. Có những cơ sở kinh doanh đã hoạt động tại nơi này từ những năm 1960. Có thể nói Peranakan là nơi có bản sắc văn hóa phong phú kết hợp giữa châu Á và châu Âu.
"Little Việt Nam" vào ban ngày
Vào ban ngày, đây là một con đường buồn tẻ, không có nhiều xe cộ và người đi bộ qua lại. Phải đến buổi tối, diện mạo quyến rũ của Joo Chiat mới có dịp bộc lộ.
Khi đó, khu phố tràn ngập ảnh đèn và âm thanh của các quán bar - karaoke sôi động. Khá nhiều trong số đó là các quán "ôm", nơi cánh đàn ông chi tiền một cách hào phóng để được các nữ tiếp viên nóng bỏng phục vụ tận tình.
Những cô tiếp viên này thường là người Việt Nam. Họ tán gẫu với khách và chuốc rượu họ đến lúc say xỉn và ngả vào tay mình. Một số cô gái không phải tiếp khách thì lượn lờ từ trong ra ngoài quán. Có thể nhận ra họ qua những gương mặt trang điểm sặc sỡ, kiểu tóc thời thượng và những bộ trang phục thiếu vài hoặc bó sát người.
Hầu hết trong số họ là những người trẻ tuổi, mềm mại và nhỏ nhắn. Một số khá tự tin và bạo dạn, trong khi những người khác có vẻ e dè hơn. Những cô gái thông minh sẽ nhanh chóng học cách giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc Quan Thoại hoặc Phổ thông, hoặc cả hai. Điều này giúp họ dễ tìm khách hàng hơn bởi tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức và được nhiều người sử dụng nhất trên đảo quốc này.
Khó có thể biết tường tận vì sao và bằng cách nào những người phụ nữ Việt Nam đã đến làm việc ở nơi đây. Nhưng hoạt động của họ là hợp pháp ở Singapore và một số còn có cả giấy phép lao động.
Trong khi nhiều người chủ động chọn lựa công việc làm gái bar thì cũng một số bị quyến rũ bởi lời hứa về một thu nhập mơ ước và cuối cùng bị lệ thuộc vào công việc này.
Bên cạnh lao động hợp pháp, cũng có những cô gái ngoại quốc được đưa sang Singapore qua các đường dây buôn người. Trên thực tế, vào tháng 6/2010 Mỹ đã đưa Singapore vào danh sách theo dõi về tình trạng buôn bán người. Chính phủ Singapore đã trả lời rằng báo cáo của Mỹ không được dựa trên một nghiên cứu khách quan nào cả.
Có nhiều băng nhóm khác nhau hoạt động trong khu vực này. Có cả tin đồn về hoạt động của các tụ điểm cờ bạc. Lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động chân tay cũng hay đi vơ vân trên đường phố như để giết thời gian. Tình trạng say xỉn là rất phổ biến. Không khó để bắt gặp những vỏ chai rượu vỡ hay những vũng nôn mửa trên phố, nhưng nhìn chung điều này là vô hại. Hầu như không có các vụ trọng án nào xảy ra tại đây.
Một nhà hàng Việt Nam ở Joo Chiat
Bên cạnh các quán bar - karaoke, Joo Chiat cũng nổi tiếng như một khu phố ẩm thực. Rất nhiều nhà hàng đã mọc lên và biết mất chỉ trong thời gian ngắn, nhưng các nhà hàng Việt Nam đã trụ vững và phát triển được ở nơi đây.
Hiện, có khoảng 5-6 quán ăn Việt Nam ở Joo Chiat. Đó là nơi có thể lấp đầy nỗi nhớ quê nhà của mọi người Việt ở Singapore, với đủ các món ăn truyền thống như phở, nem muốn, nem rán, bún... Nhiều món ăn khác cũng được người Việt ưa chuộng như bò lúc lắc, cơm chiên Dương Châu, bò bít tết, cơm sườn chả trứng, cánh gà chiên nước mắm v..v.
Theo xahoi
Nghề Hương trầm rộn ràng vào xuân Hương trầm là một phần không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Chính vì vậy, trong những ngày này trên địa bàn huyện Quỳ Châu nghề làm hương rộn ràng vào vụ. Gia đình chị Trần Thị Loan Đang đang làm hương trầm. Hương trầm Quỳ Châu đang từng ngày được người dân làng nghề thay đổi mẫu mã và nâng...