Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác. Câu nói này rất phù hợp để sử dụng trong giới khảo cổ và bảo tồn di tích văn hóa. Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật. Nhưng vì một sự trùng hợp may mắn nào đó, chúng đã được phát hiện, lưu giữ và bảo tồn.
Những bảo vật quốc gia dưới đây là điển hình ví dụ về một quá trình gian nan từ ” phế phẩm” trở về trong viện bảo tàng.
Ngọc Trư Long thuộc văn hóa Hồng sơn
Vào tháng 8 năm 1971, Zhang Fengxiang (hán tự Trương Phong Tường), một người dân thuộc làng Sanxing Tala ở vùng Wengniute Nội Mông, bất ngờ phát hiện thấy một cái hang lấp miệng bằng các khối đá trong rừng cây.
Do tò mò, anh quyết định khám phá hang động. Ở dưới cùng của hang động, Fengxiang tìm thấy một thứ giống như một móc sắt, nhưng lúc đó anh không quan tâm tới đồ vật này. Sau khi trở về nhà, Fengxiang suy nghĩ cẩn thận, ngay cả khi nó là sắt vụn, anh cũng có thể bán lấy tiền. Vì vậy anh quay lại hang động và lấy “khối sắt vụn”.
Tuy nhiên, Zhang Fengxiang đã không bán nó cho trạm thu gom phế thải mà đưa nó tới Trung tâm văn hóa Wengniute.
Vào thời điểm đó, văn hóa Hồng Sơn chưa được phát hiện. Các nhân viên của Trung tâm văn hóa cũng không biết miếng sắt đó là gì và Zhang Fengxiang cũng không biết nó có giá bao nhiêu. Một nhân viên ở đó đã chủ ý trả Fengxiang 30 nhân dân tệ để mua lại món đồ này. Về sau, mọi người mới biết rằng đây là một cổ vật quý giá thuộc thời kỳ đồ đá mới.
Minh Thanh thượng hà đồ thời Bắc Tống
Là một bức tranh được vẽ trong triều đại Bắc Tống, “Minh Thanh thượng hà đồ” có lịch sử gần một ngàn năm, đồng thời cũng trải qua một quá trình triền miên lưu lạc từ cung điện tới dân gian, rồi lại từ nhân gian vào cung điện. Năm 1911, Minh Thanh thượng hà đồ, vốn được cất giữ trong cung điện nhà Thanh, sau đó bị Phổ Nghi trộm đem tới Đông Bắc của Mãn Châu Quốc. Năm 1945, khi Nhật Bản thất bại, Mãn Châu Quốc bị hủy bỏ, Phổ Nghi tháo chạy. Một số lượng lớn các bảo vật bị phá hủy. Người ta cho rằng Minh Thanh thượng hà đồ đã bị đốt cháy trong chiến tranh.
Nhưng đáng ngạc nhiên là năm 1951, khi học giả văn hóa Dương Nhân Khải dọn dẹp bảo tàng văn hóa Đông Bắc, ông lại tìm thấy bức Minh Thanh thượng hà đồ này nằm trong một đám phế phẩm.
“Hàn thiết thiệp” của Vương Hy
Hàn thiết thiệp được coi là tác phẩm thư pháp thần thánh của nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn – Vương Hi. Bút pháp đơn giản mà cảnh ý lại vô cùng cao siêu. Bức thư pháp được Phổ Nghi đưa ra khỏi cung khoảng đầu thế kỷ trước, sau đó đã mất tích trong nhiều chục năm.
Vào những năm 1960, nhiều bức tranh dân gian đã được tập trung tại trạm thu gom rác, và hầu hết chúng được ném vào lò trộn và biến thành bột giấy. Là một thẩm định viên lĩnh vực di tích văn hóa, nhiệm vụ của Lưu Quang Khởi là giải cứu các cổ vật văn hóa quý giá khỏi những đám phế phẩm, khó như việc tìm kim trong đống cỏ khô.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra, khi Lưu Quang Khởi đang ở trong một trạm thu gom phế thải ở đường Thái Hồ, khu Hà Tây, Thiên Tân, và phát hiện một ống cuộn đựng giấy có vẻ ngoài đặc biệt. Khi mở ra, ông Lưu đã vô cùng bất ngờ khi biết đó là 2 bức thư pháp nổi tiếng của Vương Hi. Một bức là “Hàn thiết thiệp” và bức còn lại là “Can âu thiệp”, cả hai đều là báu vật thư pháp của Vương Hi đã bị Phổ Nghi đánh mất.
Bình đựng rượu Tứ dương phương tôn thời nhà Thương
Đây là một cổ vật vô cùng quý giá của thời nhà Thương. Chiếc bình đựng này là vật đại diện điển hình cho các sản phẩm hũ đựng thời kỳ triều Thương đến triều Chu, miệng rộng, cổ cao, hình tròn hoặc vuông, chạm khắc đủ 12 con giáp như dê, hổ, voi, ngựa, phượng hoàng… Sau xuân thu chiến quốc, loại hình hũ bình này ít thấy hơn.
Video đang HOT
Chiếc bình cổ này được một số nông dân ở Hồ Nam đào thấy vào năm 1938. Sau đó, nó được bán cho nhà buôn đồ cổ với giá 248 đồng tiền đại dương thời đó. Khi những nhà buôn này phá sản, chiếc bình cổ lại được chính phủ dân quốc tìm thấy và thu lại.
Trong Thế chiến II sau đó, Trường Sa bị quân đội Nhật ném bom, chiếc bình cổ cũng mất dấu vết. Mãi đến năm 1952, dưới sự truy tìm của sở văn hóa và di tích cổ vật, chiếc bình được tìm thấy ở góc của một nhà kho ngân hang trong tình trạng đã vỡ thành hàng chục mảnh. Sau gần một năm sửa chữa, chiếc bình đã khôi phục nguyên dạng và trở thành bảo vật quốc gia.
Bình đựng rượu Hà tôn thời Tây Chu
Cổ vật này là bằng chứng, là ghi chép sớm nhất có nhắc đến từ “Trung Quốc”. Chiếc bình có khắc 12 dòng, bao gồm 122 chữ, trong đó có nhắc tới 4 chữ ” Trạch từ Trung Quốc”, ghi chép lại việc Thành vương kế thừa Võ vương, xây dựng lên Chu Thành ( nay là Lạc Dương).
Năm 1963, chiếc bình được một người nông dân tìm thấy trên một vách đá bẩn phía sau nhà. Người nông dân không biết chiếc bình này la gì, liền mang đặt trong nhà làm hũ đựng thực phẩm. Sau đó, người này đã bán chiếc bình dưới dạng sắt vụn với giá 30 nhân dân tệ! Sau đó, chiếc binh may mắn được một chuyên gia ở viện bảo tàng phát hiện thấy ở kho phế thải và thu mua lại.
Đồ đựng bằng đồng thời Tây Chu
Đây là một cổ vật bằng đồng thau thời Tây Chu đang được lưu giữ tại bảo tàng Bắc Kinh. Cổ vật này đã có hơn 3000 năm lịch sử, phía trong có khắc 198 chữ, ghi chép lại việc Mao Bách Ban dẹp loạn, được vua Chu khen thưởng. Cổ vật này được khai quật sớm nhất là vào thời Bắc Tống, và từ đó được đưa vào bộ sưu tập đồ cổ trong cung đình. Tuy nhiên, vào năm 1900, khi đồng minh 8 nước tiến vào Trung Quốc, nó đã biến mất trong chiến tranh.
Mãi đến hơn 70 năm sau, cổ vật này mới được các nhân viên làm việc tại khu di tích văn hóa ở Bắc Kinh tìm thấy trong một đống sắt vụn sắp được gửi đến lò nung, nơi mang lại cho kho báu quốc gia này một cuộc sống thứ hai!
Bình đựng khắc chữ thời nhà Thương
Chiếc bình khắc chữ thời nhà Thương này hiện đang được lưu giữ trong bảo tàng Hồ Nam. Nó được phát hiện vào năm 1962. Khi đó chuyên gia di tích văn hóa đang dạo qua các khu trung tâm thu hồi phế liệu để truy tìm những bảo vật quốc gia thì vô tình phát hiện ra chiếc bình này.
Đồng phế liệu từ trạm tái chế được thu hồi từ nhiều nơi khác nhau và tại thời điểm đó, các chuyên gia đã chú ý tới một mảnh đồng khá đặc biệt. Họ cảm thấy nó khác với những miếng đồng vụn khác nên đã có động lực tìm và khám phá thêm.
Sau đó, họ đã tìm thấy hơn 200 mảnh đồng trong đám sắt vụn đó, được chứa vào 27 chiếc túi. Và sau một thời gian lắp ghép sửa chữa, bảo vật này đã khôi phục lại nguyên trạng như chúng ta thấy ngày nay.
Bình rượu đồng thau thời chiến quốc
Năm 1967, tại một một trạm thu gom phế liệu ở Thỏa Đức, tỉnh Thiểm Tây, một nhân viên di tích văn hóa đã tinh mắt nhìn thấy một món đồ chuẩn bị được đưa vào lò nung với diện mạo “bất thường”.
Sau khi qua giám định, được biết đây là một chiếc bình bằng đồng tinh xảo trong thời Chiến Quốc, là một bảo vật văn hóa hạng nhất quốc gia. Chiếc bình chim này có một giá trị văn hóa và nghệ thuật vô giá.
Đào ưng đỉnh thuộc thời kỳ đồ đá mới
Một ngày nọ vào năm 1957, Yên Tư Nghĩa, một nông dân ở thôn Thái Bình khi đang cày xới đất ở phía đông làng, đột nhiên thấy cầy đâm vào vật cứng. Ông nghĩ đó là một hòn đá. Nhưng khi ông tiếp tục đào, thì lại tìm thấy một món đồ bằng sứ có hình dạng con chim, mà ông không hề biết đây chính là cổ vật nổi tiếng sau này – đào ưng đỉnh ( đỉnh bằng sứ, hinh chim ưng). Ông đã không biết rằng mình đã đào được một báu vật quốc gia lúc đó, chỉ biết mang về nhà dùng làm âu đựng thịt gà.
Vào mùa thu năm 1958, một nhóm khảo cổ gồm các giáo viên khảo cổ và sinh viên của Khoa Lịch sử Đại học Bắc Kinh đã phát hiện ra Khu di tích Ngưỡng Thiệu tại làng Tuyền Hộ. Họ tiến hành điều tra khu vực lân cận đồng thời với việc tiến hành khai quật điểm di tích.
Thôn Thái Bình nằm ở phía Tây của làng Tuyền hộ. Khi Yên Tư Nghĩa nhìn thấy đội khảo cổ làm việc hăng say, ông đã chủ động kể lại chuyện mình đào được một món đồ sứ với nhân viên và đem Đào ưng đỉnh giao lại cho họ. Nhờ vậy mà bảo vật vô giá này mới được cả thế giới biết đến và hiện đang được lưu trữ trong bảo tàng quốc gia.
Cao tử qua thời Xuân Thu
Cao tử qua là vũ khí của thời kỳ xuân thu chiến quốc, là một bảo vật văn hóa hạng nhất, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Nhà nước ở Sơn Đông, Trung Quốc. Cổ vật này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1970, khi một cậu bé nông thôn coi la sắt vụn và đem bán với giá 5,97 nhân dân tệ. Sau đó, nó lưu lạc một thời gianvà được sở văn hóa và di tích lịch sử phát hiện và thu hồi. Cho đến 16 năm sau, cậu bé nông thôn người phát hiện ra Cao tử qua đã trưởng thành. Một lần ông tới viện bảo tàng và nhận ra miếng sắt vụn ông bán năm nào đã trở thành báu vật quốc gia, được triển lãm toàn quốc. Ông liền kể cho các nhân viên ở bảo tàng câu chuyện ngày bé khi ông tìm thấy Cao tử qua.
Theo Danviet
Nàng "Bạch Tuyết ngoài đời" bị mù khi còn rất trẻ, mất trong cảnh cô độc?
Ít ai biết rằng, một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới lại đươc dựa trên cuộc đời có thật của một nhân vật lịch sử.
Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn mà chúng ta vẫn quen thuộc qua sách truyện và phim ảnh, thực chất đều được dựa trên những hình mẫu có thật (Ảnh: Disney)
Ngày xửa ngày xưa, trong nhà bảo tàng của một ngôi làng cổ xinh xắn tại Đức, có một tấm bia mộ dù đã lâu đời nhưng lại vô cùng quý giá.
Đó chính là bia mộ của nam tước phu nhân Sophia von Erthal, người được cho là nguồn cảm hứng để anh em nhà Grimm chắp bút cho câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn bất hủ.
Bia mộ của bà mới đây đã được đem ra trưng bày tại bảo tàng Diocesan tại Bamberg, phía Nam nước Đức. Bảo vật này được hiến tặng từ một gia đình đã may mắn tìm thấy và bảo quản nó.
Ông Holger Kempkens, Giám đốc bảo tàng Bamberg cũng đã khẳng định cuộc đời của phu nhân Sophia "chính là hình mẫu ngoài đời của nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ Grimm." Vị phu nhân này sinh ra và lớn lên trong một pháo đài ở thị trấn Lohr am Main, cách Bamberg 100 km về phía Tây.
"Những câu chuyện truyền miệng về cuộc đời phu nhân Sophia vốn đã được phổ biển rộng rãi từ đầu thế kỷ 19," ông Kempkens cho biết, "Và anh em nhà Grimm đã ghi chép lại toàn bộ những câu chuyện mà họ nghe được, để biến chúng thành một tác phẩm bất hủ."
Chân dung nam tước phu nhân Sophia von Erthal, người được cho là hình mẫu ngoài đời của nàng Bạch Tuyết (Ảnh: BBC)
Câu chuyện cổ tích về nàng Bạch Tuyết của 2 anh em Jacob và Wilhelm Grimm được xuất bản lần đầu vào năm 1812, và trở nên quen thuộc với khán giả toàn cầu cho đến tận ngày nay sau khi được Walt Disney chuyển thể thành phim hoạt hình vào năm 1937.
"Có rất nhiều dẫn chứng, dù vẫn chưa được xác thực, về việc phu nhân Sophia chính là hình mẫu ngoài đời của nàng Bạch Tuyết. Hiện nay, làm phim về một nhân vật lịch sử bao giờ cũng phải có một số tình tiết viễn tưởng, nên tôi nghĩ trường hợp của nàng Bạch Tuyết vừa có yếu tố hư cấu, vừa được dựa trên nền tảng những sự kiện có thật trong lịch sử."
Câu chuyện về nàng Bạch tuyết mà chúng ta vẫn hay biết đến có một số điển tích vốn đã rất nổi tiếng:
- Một bà mẹ kế độc ác lên kế hoạch mưu sát Bạch Tuyết vì lòng đố kỵ.
- Một chiếc gương thần luôn trả lời "Bạch Tuyết" mỗi khi bà mẹ kế đặt câu hỏi: "Gương kia ngự ở trên tường - Nước ta ai đẹp được dường như ta?"
- Quả táo bị bà mẹ kế bỏ độc.
- 7 chú lùn đã từng cưu mang Bạch Tuyết, và đều làm việc dưới hầm mỏ.
- Một chàng hoàng tử tìm thấy Bạch Tuyết trong một quan tài kính và giải thoát cho nàng.
Ngoài ra, anh em nhà Grimm hồi đó cũng sinh sống ở gần vùng Hanau, cách thị trấn Lohr am Main chỉ 50 cây số.
Pháo đài tại Lohr am Main, nơi ở của phu nhân Sophia thời trẻ (Ảnh: Barbara Grimm)
Vào những năm 1980, tiến sĩ Karlheinz Bartels đã công bố nghiên cứu về sự tương đồng giữa cuộc đời phu nhân Sophia với câu chuyện cổ tích về nàng Bạch Tuyết, vốn có tên gọi là Scheewittchen theo tiếng Đức:
- Cha của phu nhân Sophia, một nhà quý tộc có tên Philipp Christoph von Erthal, đã tái hôn sau khi người vợ đầu của ông qua đời. Mẹ kế của bà cũng là một người độc đoán và chỉ biết thiên vị người con đẻ của mình.
- Lohr vốn nổi tiếng là trung tâm sản xuất đồ thủy tinh và các loại gương kính. Cha của bà Sophia cũng từng sở hữu một nhà máy gương, và một bảo tàng tại nơi đây cho đến nay vẫn còn trưng bày một trong số những loại gương của nhà máy này, được khắc chữ "Amour proper" (tiếng Pháp nghĩa là "Niềm tự hào").
- Khu rừng đáng sợ được nhắc đến trong truyện Bạch Tuyết được lấy nguyên gốc từ khu rừng ngoài đời ở ven thị trấn Lohr, nơi cũng nổi tiếng có nhiều đạo tặc và thú dữ.
- Bạch Tuyết đã chạy qua 7 quả đồi trước khi đến được ngôi nhà nơi 7 chú lùn ở ẩn; và một mỏ đá ở ngoại ô Lohr, nay đã bỏ hoang, cũng chỉ có thể được tiếp cận bằng cách đi qua 7 ngọn đồi.
- Các chú lùn ngoài đời chính là những đứa trẻ từng làm việc ở mỏ đá này. Chúng thường mặc áo choàng để bảo vệ bản thân khỏi việc bị đá hoặc đất rơi vào người.
Dù vậy, vẫn có một số chi tiết chỉ có ở trong truyện như chiếc quan tài kính (dù bố của phu nhân Sophia cũng là ông chủ nhà máy kính); quả táo bị bỏ độc; hay có một hoàng tử làm vị cứu tinh.
Bản thân cuộc đời phu nhân Sophia cũng không có một kết thúc có hậu: bà bị mù khi còn rất trẻ và mất tại một tu viện trong cảnh cô độc vào năm 1796, hưởng thọ 71 tuổi.
Bia mộ của phu nhân Sophia tại bảo tàng Diocesan ở Bamberg (Ảnh: Bảo tàng Bamberg Diocesan)
Ông Kempkens cho biết tấm bia mộ làm từ cẩm thạch của phu nhân Sophia được phủ một lớp phấn để bảo tồn một đoạn miêu tả trên nó, vì thế đòi hỏi một quy trình phục chế vô cùng cẩn trọng. Đoạn miêu tả viết: Nữ anh hùng cao quý của Thiên Chúa: đây là nơi bà an nghỉ sau chiến thắng của Đức Tin, để sẵn sàng được tái sinh ở kiếp sau."
Đây là một dấu ấn mang tính lịch sử vì ở thời điểm đó, phụ nữ hiếm khi được tạc bia mộ cho riêng mình.
Tấm bia từng có thời được đem để ở một phòng khám địa phương, sau khi được tìm thấy bởi một người em của phu nhân Sophia. Khi phòng khám này được xây mới vào những năm 1970, tấm bia đã được di dời và cất giữ bởi một gia đình địa phương, những người sau đó đã hiến tặng cho bảo tàng tại Bamberg để nó trở thành một bảo vật vô giá được trưng bày tại đây cho đến nay.
Theo Danviet
Cuộc chiến rác không khoan nhượng của Đông Nam Á với các nước phát triển Không chấp nhận cảnh trở thành bãi rác công nghiệp của thế giới, các nước Đông Nam Á thời gian qua liên tục trả lại rác cho các nước phát triển. "7 container rác thải đã rời cảng Indonesia ngày 29/7 và một số quan chức đã có mặt để chứng kiến tàu khởi hành", Susia Brata, đại diện giới chức đảo Batam...