Chuyện lắm vợ nhiều con ở Pakistan
Tại Pakistan, niềm tin vào đạo Hồi khiến đàn ông cho rằng chỉ cần yên tâm lấy vợ đẻ con, Thánh Alla sẽ cung cấp mọi thứ.
Gulzar Khan, 57 tuổi, có ba vợ và 36 con. Ảnh: AFP
Lần đầu tiên sau 19 năm, chính phủ Pakistan và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện điều tra dân số ở quốc gia này và kết quả là Pakistan đang có tỷ lệ sinh cao nhất Nam Á với trung bình một phụ nữ sinh ba con, theo AFP.
Mặc dù các chuyên gia cảnh báo dân số tăng quá nhanh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và gây áp lực cho các dịch vụ xã hội, nhưng niềm tin tôn giáo khiến người dân tin rằng chỉ cần lo lấy vợ đẻ con, Thánh Alla sẽ cung cấp mọi thứ.
“Thánh đã kiến tạo toàn vũ trụ và loài người, vậy tại sao tôi lại phải dừng việc tạo ra một đứa trẻ theo cách tự nhiên?” Gulzar Khan, ông bố có 36 con nói, cho biết đức tin đạo Hồi phản đối kế hoạch hóa gia đình.
Ngoài niềm tin tôn giáo, sự thù địch giữa các bộ tộc là một yếu tố khác khiến Khan không ngừng sinh thêm con. Người đàn ông 57 tuổi này hiện sống cùng người vợ thứ ba đang mang thai tại thành phố Bannu.
“Chúng tôi muốn mạnh hơn”, Khan nói.
Đa thê là hợp pháp ở Pakistan. Các gia đình đông vợ con như của Khan không nhiều, nhưng niềm tin giống Khan lại rất phổ biến.
Trong cuộc điều tra dân số năm 1998, Pakistan có 135 triệu người. Theo kết quả điều tra thực hiện từ hồi đầu năm, với kết quả sơ bộ ước tính đến cuối tháng 7, dân số nước này đã tăng lên gần 200 triệu người.
Nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn trong một thập kỷ qua và tháng trước, chính phủ đã tăng ngân sách phát triển lên 40%. Tuy nhiên, các nhà quan sát cảnh báo bùng nổ dân số đang phủ nhận mọi sự tiến bộ, sử dụng hết mọi nguồn lực có giá trị trong đất nước khan hiếm việc làm và có gần 60 triệu người sống dưới mức nghèo đói này.
Video đang HOT
“Đây chắc chắn là một rắc rối bởi nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn dân và kìm hãm đất nước phát triển”, bà Zeba A.Sathar, giám đốc cơ quan dân số Liên Hợp Quốc tại Pakistan nhận xét
Các con của Khan đủ để lập hai đội bóng chày. Ảnh: AFP
Mastan Khan Wazir, một trong 15 anh em ruột của Khan, cũng có ba vợ. Tới nay, Wazir có 22 con và giống em trai Khan, ông cũng chẳng biết mình có bao nhiêu cháu.
Người đàn ông 70 tuổi này rất nổi tiếng trong bộ tộc thiểu số ở North Waziristan, vùng núi phía bắc Pakistan. Người trong vùng ai cũng biết tới chiếc xe việt dã đa năng trang trí màu mè luôn phát ra tiếng nhạc ầm ĩ của ông.
“Thánh Alla đã hứa sẽ cung cấp đầy đủ thức ăn và tài nguyên”, ông nói.
Jan Mohammed, ông bố có 38 con ở thành phố Quetta, tỉnh Balochistan, cũng đồng ý với quan điểm của Wazir, mặc dù vừa xin chính phủ trợ cấp cho gia đình.
Năm 2016, Jan từng nói muốn lấy vợ thứ tư để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh sinh 100 đứa con. Tuy không người phụ nữ nào đồng ý, Jan nói sẽ không từ bỏ.
“Hồi giáo càng phát triển thì kẻ thù sẽ càng e sợ. Hồi giáo nhất định phải có thêm trẻ con”, Jan nói.
Chiếc xe việt dã trang trí màu mè của Wazir. Ảnh: AFP
Thay đổi
Không được chồng cho phép nên không bà vợ nào của ba ông chồng trên dám nói lên quan điểm về kế hoạch hóa gia đình.
Có điều, theo bà Sathar, những nhận thức về sinh nở đã thay đổi nhiều tại Pakistan. Người dân bắt đầu hiểu không nên đẻ dày, cơ thể phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất 18 tháng mới được tiếp tục mang thai.
Theo Aisha Sarwari, một nhà hoạt động vì nữ quyền đã viết nhiều bài về dân số và quyền phụ nữ cho rằng nếu phụ nữ có cơ hội tiếp cận nhiều biện pháp kế hoạch hóa gia đình hơn sẽ giúp giảm tỷ lệ sinh.
Khan, ông bố 36 con ở trên, thừa nhận giảm sinh nở mang lại một số lợi ích nhất định, trong điều kiện sự thù địch giữa các bộ tộc ở tây bắc đã giảm trong những năm gần đây.
“Nhờ Thánh Alla, tình hình bây giờ đã thay đổi. Chiến tranh đã kết thúc. Vì thế, đẻ ít con hơn không phải là điều tệ”, Khan nói.
“Nếu một ông chồng có ít con hơn, anh ta sẽ có thêm thời gian để âu yếm các bà vợ”, Khan bày tỏ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Pakistan cấm quảng cáo bao cao su
Chính quyền Pakistan vừa ban hành lệnh cấm các kênh truyền hình vệ tinh và đài phát thanh phát sóng tất cả quảng cáo bao cao su cùng những sản phẩm tránh thai và kế hoạch hóa gia đình.
Một cảnh trong quảng cáo bao cao su của Pakistan. YOUTUBE
Cơ quan quản lý truyền thông điện tử Pakistan (PEMRA) ngày 28.5 cho biết nhiều người dân đã gửi đơn kiến nghị cho rằng những sản phẩm ngừa thai như bao cao su khi xuất hiện trong quảng cáo trên truyền hình sẽ tạo điều kiện khiến trẻ em tiếp xúc với vấn đề tình dục quá sớm, theo đài Russia Today (Nga).
"Các bậc phụ huynh phản đối quảng cáo những sản phẩm này và yêu cầu chính quyền ban hành lệnh cấm các kênh truyền hình, đài phát thanh phát những quảng cáo này", theo PEMRA.
PEMRA yêu cầu tất cả kênh truyền hình và đài phát thanh "chấm dứt ngay lập tức" những quảng cáo này, cảnh báo đơn vị nào vi phạm sẽ "bị xử phạt nghiêm khắc theo pháp luật".
Trên mạng xã hội Twitter, PEMRA thừa nhận người dân có ý kiến trái chiều về lệnh cấm này, nên cơ quan này dù áp đặt lệnh cấm, nhưng vẫn khuyến khích người dân tiếp tục góp ý.
Một cảnh trong quảng cáo bao cao su của Pakistan. YOUTUBE
Thảo luận về tình dục và các biện pháp ngừa thai ở nơi công cộng được xem là điều cấm kỵ ở Pakistan.
PEMRA đưa ra lệnh cấm trên giữa lúc chính phủ Pakistan động viên người dân kế hoạch hóa gia đình.
"Cắt giảm đà tăng dân số là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Pakistan nhằm duy trì sự cân bằng giữa những nguồn tài nguyên của đất nước và dân số", theo một báo cáo của chính phủ Pakistan về kế hoạch hóa gia đình. Báo cáo của chính phủ Pakistan cho biết tỉ lệ sử dụng các biện pháp ngừa thai ở Pakistan hiện còn ở mức rất thấp.
Pakistan là quốc gia với dân số đông hàng thứ 6 thế giới. Dân số nước này hiện là 190 triệu người, được dự báo tiếp tục tăng lên ở mức gần 2% mỗi năm. Vào năm 2025, dân số Pakistan dự kiến lên 227 triệu người.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Pakistan bác tin điều quân đến Qatar Pakistan bác thông tin "bịa đặt và vô căn cứ" rằng nước này định triển khai quân tới Qatar trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao ở Trung Đông. Lực lượng quân sự Pakistan. Ảnh: Dawn Nafees Zakaria, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, cho rằng "những thông tin sai trái này dường như là một phần chiến dịch thâm độc nhằm...