Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt…lấy hạt
Ông Huỳnh Đoàn Thông (ngụ xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM) nổi tiếng là người sản xuất giống ớt, rau củ quả… sánh ngang các doanh nghiệp tên tuổi trong vùng. Nhờ kỹ thuật trồng ớt lấy hạt làm giống, cơ sở hạt giống Chánh Phong của ông Thông mỗi năm cho doanh thu 10 tỷ đồng từ việc sản xuất kinh doanh hạt giống, lợi nhuận xấp xỉ 3 tỷ đồng.
Ngoài trồng ớt, ông Thông còn làm các loại giống rau như cải, bầu, bí, đậu các loại. Đặc biệt, mới đây, ông đã nghiên cứu và lai tạo, thử nghiệm thành công giống dưa lưới, được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng.
Giống ớt Chánh Phong cho trái thẳng, cay, thơm…
Ông Thông cho biết, Chánh Phong đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Cùng với đó là hệ thống bón phân, tưới nước nhỏ giọt cũng hoàn toàn tự động và cơ giới hóa 100%. Hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của công ty cũng đã được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau.
Do vậy, trong quá trình vận hành, hệ thống chỉ cung cấp vừa đủ nhu cầu cây trồng chứ không bị dư thừa, giảm được 70% lượng phân, thuốc, nước mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp, đồng thời giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo.
Trước khi mang ra vườn trồng, hạt giống được ươm ở vườn ươm, trong những khay giá thể được chuẩn bị sẵn.
Video đang HOT
Ông Thông kiểm tra chất lượng cây con tại vườn ươm
Nghe thì đơn giản nhưng quá trình ngiên cứu, lai tạo và thử nghiệm để có hạt giống ra thị trường của ông Thông phải tính bằng những năm tháng dài. Như giống ớt hiểm, ông bắt tay vào nghiên cứu năm 2004 nhưng đến năm 2010 mới có sản phẩm ra thị trường, hay như giống dưa lưới gần đây, Chánh Phong mất gần 4 năm nghiên cứu và trồng thử nghiệm để có hạt giống với các đặc tính tốt nhất, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Ông Thông chia sẻ, hạt giống tốt thì tỉ lệ nảy mầm phải trên 95%, như vậy sẽ giảm được chi phí mua hạt giống của nông dân, ngoài ra, tỉ lệ nảy mầm cao thì sự đồng đều của cây trồng trên đồng cũng tốt hơn, thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa.
Tỉ lệ nảy mầm cao giúp cây con đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa cũng như giảm chi phí giá thành
Cơ sở Chánh Phong của ông Thông sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất, do đó, từng hoa cái của cây phải được thụ phấn riêng biệt, đảm bảo tỉ lệ đậu trái theo ý đồ của người trồng.
Mỗi luống cây có lịch theo dõi và chăm sóc riêng biệt
Ngoài ớt, ông Thông còn làm các loại giống khác như bầu, bí, dưa lưới…
“Khi nông dân đến mua hạt giống là bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu thứ cần chi tiêu cho gia đình từ tiền ăn uống, học phí cho con, giỗ quảy cưới hỏi… đều trông chờ vào mảnh ruộng, chưa kể tiền vốn đầu tư có khi nông dân phải vay ngân hàng. Hạt giống không tốt thì không thể làm lại từ đầu được, vì nông dân thất thu, cả mùa vụ đó sẽ không có nguồn thu nào khác để bù vào các nhu cầu của gia đình”, ông Thông nhìn nhận.
Theo Danviet
Anh nông dân sở hữu hàng chục máy cày, máy gặt đập liên hợp
Là nông dân thứ thiệt, đam mê ruộng đồng, ngày nào ông Nguyễn Dăng (ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) cũng rong ruổi trên khắp các cánh đồng, không hề ngại nắng mưa, sớm tối, khi nào công việc hoàn thành mới trở về nhà.
Vua ruộng đồng
Người dân địa phương xem ông Nguyễn Dăng là vua ruộng đồng, dấu chân của ông có mặt ở khắp nơi, từ huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho đến các tỉnh lân cận Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai. Hiện tại, ông sở hữu hàng chục chiếc máy cày, máy gặt đập liên hợp lớn nhỏ để làm đất, thu hoạch lúa cho những nông dân trong vùng.
Ông Dăng đang vận hành chiếc máy gặt đập liên hợp do mình cải tiến. Ảnh: C.T
Năm 1990 ông lập gia đình, tài sản vốn liếng chỉ là mảnh ruộng cho mẹ chia cho. Khi ấy, kỹ thuật sản xuất chẳng có, chỉ kiếm ăn qua ngày đã khó nói gì đến chuyện làm giàu. Hàng đêm, ông suy nghĩ làm cách nào cho vợ con bớt khổ, gia đình thoát nghèo. Chính vì lý do đó mà mỗi lần Hội Nông dân Vạn Giã tổ chức những đợt tập huấn, hội nghị hay tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả, ngay lập tức ông đăng ký tham gia để học tập kinh nghiệm hay. Cũng từ hội Nông dân, ông được tiếp cận nguồn vay ưu đãi và ông chọn hướng theo con đường cung ứng các dịch vụ nông nghiệp.
Với nguồn vốn vay ngân hàng, ông mua chiếc máy cày loại nhỏ. Nhờ chịu khó làm ăn, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, chỉ trong một thời gian ngắn, ông không những trả hết nợ nần mà còn tích góp vốn mua thêm các loại máy móc khác. Chỉ tính riêng năm 2011, ông đã có 5 chiếc máy cày tiểu và 1 chiếc máy gặt đập liên hợp. Kể từ năm 2012 đến nay, ông đã mua thêm 6 chiếc máy cày tiểu, 1 chiếc máy cày đại và 3 chiếc máy gặt đập liên hợp, tổng trị giá gần 3 tỷ đồng. Dịch vụ làm ruộng, thu hoạch lúa của gia đình ông hiện mang lại doanh thu 800 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi 700 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn đầu tư sản xuất 6ha lúa, bình quân 2 vụ/năm, doanh thu đạt 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi 100 triệu đồng/năm.
Từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Dăng liên tục được công nhận là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Đặc biệt năm 2011, ông vinh dự được chọn là đại biểu tham dự Đại hội Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc tại Hà Nội. Ông Nguyễn Dăng là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước được Hội đồng bình chọn chung khảo bỏ phiếu chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.
Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông khẳng định là nhờ tinh thần chăm chỉ làm ăn, hăng say trong lao động nên gia đình mới có của ăn, của để. Gia đình đang giải quyết việc làm thời vụ cho 10 - 15 lao động ở địa phương, thậm chí có thời điểm trên 20 lao động. Bên cạnh đó, ông còn tạo điều kiện hỗ trợ các hộ làm công cho mình mua sắp trang thiết bị trong gia đình như: Xe máy, bàn ghế, ti vi, tủ lạnh... trong đó có những người đến học việc cũng được hỗ trợ vốn để tham gia sản xuất phát triển kinh tế, tạo cơ hội thoát nghèo, như ông Nguyễn Văn Hải, ông Nguyễn Ngọc Minh, ông Lê Văn Sáu...
Đam mê sáng tạo máy móc
Nói đến "vua ruộng đồng" Nguyễn Dăng không thể không nhắc đến những đam mê sáng tạo đã đem lại cho ông nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất. Ông Dăng là người tiên phong cải tạo máy gặt đập liên hợp. Theo đó, ông cải tiến guồng vào lúa, làm mặt che bi guồng lúa để tăng thời gian sử dụng guồng từ 3 tháng lên thành 1,5 năm; đồng thời ông cải tạo lại hộp số để có thể chịu lực lớn hơn trên các chân ruộng. Việc cải tiến này đã giúp cho chiếc máy của ông vừa tăng năng suất thu hoạch lúa vừa giảm chi phí bảo dưỡng.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng- Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vạn Giã cho biết: Ông Nguyễn Dăng là một nông dân rất năng động trong sản xuất và tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Các sáng kiến, cải tiến của ông Dăng đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Ông không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi mà còn là cán bộ hội năng nổ. Hiện ông là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân thị trấn, tổ trưởng tổ hợp tác dịch vụ làm đất.
Theo Danviet
NDXS 2017: Ngồi một chỗ nuôi lợn vẫn trở thành "đại gia 33 tỷ đồng" Tập tễnh bước vào nghề khi tưởng như cuộc đời đã chấm hết, bằng tất cả ý chí và nghị lực của mình, anh phất lên thành tỷ phú chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khép kín ở vùng đất Sơn La. Người chúng tôi nhắc đến là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 Nguyễn Công Bắc, ở tổ 4,...