Chuyện lạ Bình Phước: Nuôi “con đại bổ” cho nghe nhạc Bolero
Chuyện lạ ở Bình Phước, đó là chuyện những chiếc loa nhỏ đặt rải rác với bản nhạc Bolero được mở cả ngày để phục vụ những “thính giả” hươu, là cách mà anh Trương Văn Nghiệp, 36 tuổi, ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đang áp dụng.
Đây là cách chăn nuôi lạ mà hay, rất hiệu quả cho mô hình nuôi hươu lấy nhung-sản vật nhiều người cho là đại bổ đối với sức khỏe. Nhờ phương pháp “lạ lùng” này mà đàn hươu thuần tính hơn và phát triển tốt, cho nhung chất lượng cao
Sau một vài cuộc gọi điện thoại, chúng tôi mới có dịp gặp anh Trương Văn Nghiệp – chủ nhân của mô hình nuôi hươu cho nghe nhạc Bolero “độc, lạ” này. Sau vài ba câu chuyện hỏi thăm, anh Nghiệp dẫn chúng tôi đi tham qua những chú hươu “kỳ lạ” thích nghe nhạc nhẹ, nhạc vàng.
Anh Trương Văn Nghiệp (phải) giới thiệu về mô hình nuôi “con đại bổ”- nuôi hươu lấy nhung cho nghe nhạc Bolero.
Bước chân vào bên trong khu trại có thể thấy những chiếc loa nhỏ được gắn phía bên trên đang mở những bản nhạc Bolero, cho cảm giác rất nhẹ nhàng. Mặc dù có rất nhiều người ghé thăm nhưng những chú hươu vẫn ung dung ăn lá và không có biểu hiện gì của sự sợ hãi.
Chia sẻ về cách làm “lạ lùng” này, anh Nghiệp nói: “Hươu là động vật hoang dã nên rất nhát người. Ngày đầu mới đưa về, tôi không thể đến gần nó được. Nếu đến gần nó sẽ nhảy tung chuồng, khó chăm sóc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chăn nuôi, tôi thấy đã có người cho heo, dê nghe nhạc thì chắc hươu cũng nghe được nên tôi thử tiến hành cách làm này. Lúc đầu, có nhiều người chọc, việc cho hươu nghe nhạc Bolero là chuyện lạ ở Bình Phước…”.
Chúng tôi tò mò hỏi lại: “Vậy chúng có hiểu không?”. Anh cười: “Cũng chẳng biết chúng có hiểu không nhưng từ ngày cho nghe nhạc Bolero đến nay thì tôi có thể đến gần và sờ vào nó được. Nhờ âm nhạc mà chúng thuần tính hơn, ăn xong thì ngủ, không quậy phá như trước nữa”.
Anh Nghiệp đã từng nhiều năm làm cán bộ thú y xã. Hơn 10 năm qua anh đã từng nuôi heo, dê, rắn, thỏ… Tất cả các mô hình anh nuôi đều đạt và cho năng suất nhưng cuối cùng vẫn không duy trì được, do không đảm bảo đầu ra lâu dài cho sản phẩm.
Trong một lần ghé thăm người bạn ở tỉnh Lâm Đồng đang làm trong một Công ty chăn nuôi hươu lấy nhung, anh Nghiệp được tư vấn về vật nuôi này. Khi trở về nhà, anh Nghiệp đi học tập kinh nghiệm một số trang trại ở tỉnh Đồng Nai và một số hộ dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, thấy mô hình nuôi hươu hay, thêm vào đó có công ty của người bạn đảm bảo việc cung cấp giống và đầu ra là nhung hươu ổn định, anh Nghiệp quyết định gom góp tài sản, vay tiền ngân hàng đầu tư 130 triệu đồng mua 7 con hươu giống (3 đực, 4 cái) từ Lâm Đồng về nuôi.
Video đang HOT
“Lúc đầu thấy lo lo. Số vốn đầu tư vào mô hình này là không hề nhỏ với gia đình mình, lỡ có rủi ro gì mất trắng thì toi. Nhưng nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ thuật chăm sóc hươu nên mọi thứ đều tiến triển tốt” – anh Nghiệp nói.
Anh Nghiệp cho biết, nuôi hươu lấy nhung không khó, hươu ít mắc các bệnh hiểm nghèo, thức ăn là lá cây, trong đó có lá cây anh hái từ các cây làm trụ tiêu trong vườn.
Theo kinh nghiệm nuôi hươu của anh Nghiệp, nuôi hươu cũng tương đối dễ, ngoài việc đảm bảo tốt về chuồng trại thì thức ăn của hươu cũng giống như dê: lá lòng mức, mít, cỏ…Với gần 2.000 nọc tiêu của gia đình Nghiệp, ngoài nuôi đàn dê 20 con hiện nay thức ăn cũng đủ đảm bảo nuôi 7 con hươu anh đang nuôi.
Về kỹ thuật nuôi hươu, anh Nghiệp lưu ý, hươu cũng ít khi bị bệnh, lâu lâu có thể bị khô mũi hoặc bị cảm. Chỉ cần để ý một chút là có thể nhận biết và cũng rất dễ chữa. Hươu 3 năm tuổi là bắt đầu cho thu hoạch nhung.
Con hươu đực trưởng thành mỗi lần lấy nhung được khoảng 0,5 kg và mỗi năm thu hoạch 2 lần. Với giá thị trường hiện nay khoảng 2,5 triệu đồng/gram thì 1 năm mỗi con hươu cho thu nhập 25 triệu đồng từ nhung. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn hươu lớn nhanh, giúp cho gia đình anh Nghiệp có một khoản thu nhập kha khá từ việc lấy nhung.
“Hiện nay mô hình nuôi hươu lấy nhung trên địa bàn huyện chưa nhiều. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng chuồng trại và nhân giống để cung cấp cho người dân địa phương. Và, tôi sẽ đứng ra làm đầu mối liên kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm cho bà con nông dân” – anh Nghiệp cho biết.
Theo Danviet
Kinh ngạc: Nuôi loài vật hiền lành, chỉ bán sừng thôi đã có 120 tỷ
Cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng mở nên thời gian qua, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển nuôi hươu lấy nhung và xác định đây là vật nuôi chủ lực. Cũng nhờ nuôi hươu lấy nhung mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã có thu nhập rất cao.
Nhờ nuôi hươu lấy nhung, nhiều nông dân đã thoát nghèo, giàu lên nhanh chóng và có của ăn, của để. Ảnh: I.T
Riêng bán nhung đã thu về... 120 tỷ đồng
Theo thống kê, hiện đàn hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có 33.450 con, tăng thêm khoảng 3.300 con so với đầu năm 2018. Đàn hươu tăng nhanh lại được chăm sóc cẩn thận nên sản lượng nhung vụ vừa đây toàn huyện đạt 12,21 tấn (tăng 11% so với năm ngoái); do giá bán nhung khá cao nên người dân nơi đây đã thu về hơn 120 tỷ đồng.
Hiện nay, hầu như người dân các xã, thị trấn ở Hương Sơn đều nuôi hươu nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã có truyền thống nuôi hươu từ hàng chục năm nay, như Sơn Giang, Sơn Quang, Sơn Lâm, Sơn Trung, Sơn Ninh...
Do tính chất dễ nuôi nên ở mỗi xã này, bình quân đàn hươu từ 2.000-2.700 con. Trong đó, trên địa bàn huyện có hàng trăm mô hình nuôi quy mô trên 20 con, không ít hộ nuôi từ 50-100 con. Số hộ nuôi từ 4-5 con trở lên, có tới hàng chục nghìn hộ. Nhà nhà nuôi hươu khiến loài vật này thực sự gắn bó và trở thành đặc sản không lẫn lộn của Hương Sơn.
Cũng như nhiều hộ khác trên địa bàn huyện Hương Sơn, gia đình chị Trần Thị Lợi đã lựa chọn con hươu làm vật nuôi chủ đạo để phát triển kinh tế gia đình... Ảnh: baohatinh
Được biết, giá hươu giống dưới 1 tuổi ở thời điểm hiện tại là 6-8 triệu đồng/con hươu cái, 8-12 triệu đồng/con hươu đực; đối với những con giống là hươu đực trên 1 tuổi có giá trên 20 triệu đồng.
Chủ tịch UBND "xã hươu" Sơn Lâm, ông Nguyễn Trọng Thuần, cho biết: "Hiện xã có 650/801 hộ nuôi, chiếm tỷ lệ trên 80%. Với tổng đàn lên đến 2.786 con, hươu đang chiếm khoảng 40% tổng thu nhập của địa phương. Mặc dù xã phát triển nhiều đối tượng kinh tế nhưng hươu vẫn là mũi nhọn, được người dân quan tâm nhất. Hàng trăm gia đình ở Sơn Lâm xây dựng được nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, nuôi con cái ăn học trưởng thành cũng chủ yếu nhờ hươu. Toàn xã có khoảng 50 mô hình nuôi hươu cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng".
Khách trả 35 triệu đồng/con hươu, chủ quyết không bán
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Hương Sơn đã mạnh dạn đầu tư lớn, nuôi trên 50 con hươu, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Chị Trần Thị Hợi (thôn 10, xã Sơn Lĩnh) cho biết: "Gia đình tôi nuôi hươu từ hàng chục năm nay. Thấy hươu cho thu nhập khá nên năm 2012 chúng tôi tăng lên 50 con và duy trì ổn định số lượng cho đến nay. Trung bình, mỗi năm thu nhập từ bán nhung hươu và hươu giống đạt khoảng 300-400 triệu đồng. Ở vùng rừng núi Sơn Lĩnh này, đây là khoản thu nhập lớn mà nếu không nuôi hươu thì không thể làm gì có được".
Gần đây, con hươu của ông Bùi Văn Lợi (tổ dân phố 10, thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã khiến không ít người tò mò vì có cặp nhung độc đáo "có một không hai".
Cặp nhung có nhánh chính mọc ngang và chia làm nhiều nhánh tựa như chùm hoa. Ảnh: baohatinh
Ông Lợi cho biết, con hươu này được 2 năm tuổi, và ra lứa nhung đầu tiên (thường gọi là chóc). Trong khi hầu hết lứa nhung đầu tiên chỉ có một nhánh nhỏ, mọc thẳng, có trọng lượng thông thường chỉ 1-2 lạng, thì con hươu này lại cho một cặp nhung hoa độc, lạ, có trọng lượng ước tính 5 lạng.
Theo người dân địa phương, đây là cặp nhung chưa từng thấy ở Hương Sơn.
Đây là lứa nhung đầu tiên của con hươu 2 tuổi. Ảnh: baohatinh
Được biết, đây là con hươu giống tốt, được ông Lợi mua với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá hươu trung bình trên thị trường.
Trong khi một con hươu đực bắt đầu cho nhung lứa đầu giá chỉ dao động từ 5-7 triệu đồng, thì con hươu này đang được khách trả giá 35 triệu đồng, nhưng ông Lợi không hề có ý định bán. Thông thường, những con hươu đực cho nhung tốt như thế này, sẽ được nhân giống và bán với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá trên thị trường.
Trước kia, người chăn nuôi hươu mỗi năm chỉ lấy được một lứa nhung, nhưng nhờ cách chăm sóc nên hươu có thể thu mỗi năm 2 lứa, với mỗi cặp bình quân 0,6 - 0,8kg, những chú hươu khỏe có thể cho "lộc" nặng đến 1,7kg, mỗi kg có giá 10 triệu đồng. Thời điểm trái mùa (tức khoảng tháng 7, tháng 8), mỗi kg nhung có thể lên tới 15 - 20 triệu đồng.
"Thần dược phòng the", tăng cường sinh lý
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung hươu, nai có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.Còn theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid... Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.Đặc biệt, do nhung mọc trong thời kì dương khí vượng nên nhung hươu hội tụ dương khí rất cao, phù hợp cho những người mắc vẫn đề về sinh lý, cần tăng cường sinh lực. Nhung hươu không chỉ để ngâm rượu mà còn có thể chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng như nhung hươu nấu với nấm hương, bắp cải; nhung hươu hầm gà... Đặc biệt, món nhung hầm gà không chỉ giúp người ăn bổ thận tráng dương mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu cho người ăn.
Theo Danviet
Nuôi động vật hoang dã: Người "hái" ra tiền, kẻ nợ đầm đìa Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, chăn nuôi động vật hoang đã trở thành nghề "hái" ra tiền cho một số hộ dân. Song cũng từ chính nghề này nhiều hộ gặp không ít khó khăn vì mắc nợ. Mô hình nuôi hươu của anh Quan Văn Tiệp, tổ 3, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) đã mang lại...