Chuyện kỳ lạ về một cựu tù Phú Quốc được mệnh danh “liệt sỹ sống”

Theo dõi VGT trên

LTS: Những năm tháng chiến tranh, có rất nhiều người yêu nước bị địch giam giữ ở đảo Phú Quốc. Trong đó, có biết bao tấm gương anh dũng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng trong tù. Báo Đời sống và Pháp luật xin giới thiệu một cựu tù Phú Quốc kiên trung với cuộc đời đầy ly kỳ.

Bài 1: Hai lần tước lưỡi hái của… “thần chết”

- Tưởng ông đã chết vì sốt rét sau những tháng ngày quyết chiến, đồng đội chuẩn bị báo tử về nhà thì đột nhiên ông sống lại kỳ diệu rồi sau đó tiếp tục chiến đấu.

Trong một lần càn quét, địch đánh sập hầm nơi ông đang ẩn náu để làm nhiệm vụ. Một lần nữa đồng đội tưởng ông đã chết và lần này, giấy báo tử đã được gửi về địa phương ông.

Những trận chiến oanh liệt

Kết thúc chiến tranh, cựu binh, chiến sỹ Đào Đức Nam (tên thật Đỗ Tiến Năm, SN 1942, quê Hà Tĩnh, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) trở về với những vết thương lành d?n theo năm tháng. Gặp ông trong một buổi chiều muộn tại TP.HCM, những ký ức chiến tranh lại trở về trong ông. ông bảo: “Tiếp nối tinh thần cách mạng của gia đình, năm 1962 tôi lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Tôi tham gia bộ đội chính quy và mất ba tháng huấn luyện tân binh tại tiểu đoàn 4 ở Vĩnh Linh (Quảng Trị). Sau đó, tôi được chọn đi học lính thông tin để về phục vụ cho lính trinh sát ở cục II của bộ Tư lệnh thông tin”.

Sau một năm học tập, chiến sỹ Nam được chuyển về căn cứ để tác chiến. Đầu năm 1964, đoàn lính thông tin của ông Nam nhận nhiệm vụ mới về Cửa Tùng (địa đạo Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh) để bảo vệ đoàn tàu Không số. Đây là đoàn tàu có nhiệm vụ chở súng đạn, pháo, bộc phá cung cấp cho chiến trường và được các chiến sỹ bảo vệ nghiêm ngặt.

Sau đợt bảo vệ đoàn tàu Không số này, cuối năm 1964, đoàn lính thông tin lại nhận nhiệm vụ mới, từ Vĩnh Linh được điều ra chiến trường Hương Khê (Hà Tĩnh) để sáp nhập cùng Sư đoàn 325. Đây là Sư đoàn có nhiệm vụ bắn máy bay, trực thăng của địch. ở đây, bộ đội ta đã mật phục tiêu diệt rất nhiều máy bay địch, bắt nhiều biệt kích áp giải về đơn vị. Lần nữa, lính thông tin chuyển địa bàn hoạt động về miền tây Thừa Thiên, vùng A So – A Lưới. Tại đây, đại đội C39 trinh sát cục II đã thành lập Nông trường 10. Nông trường 10 có nhiệm vụ vừa hoạt động mở rộng căn cứ cách mạng vừa củng cố lực lượng để tiến vào chiến trường miền Nam giải phóng. Đơn vị này vừa hành quân vừa tiên phong mở đường Hồ Chí Minh bằng những trận đánh oanh liệt.

Trận đầu tiên bộ đội ta đánh A So – A Lưới, lính thông tin được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông tin tình hình địch có bao nhiêu tên, sử dụng vũ khí gì, quan sát địa thế để báo về sở chỉ huy. Khi nhận lệnh đánh, lính thông tin cùng bộ đội nổ súng, trận đánh diễn ra ác liệt, địch chết và bị thương rất nhiều. Quân ta cũng cảm tử không ít. Chỉ trong vòng một tuần chiến đấu anh dũng, vùng A So – A Lưới miền tây Thừa Thiên được giải phóng. Bộ đội ta ổn định lực lượng, số bị thương được chuyển ra Bắc để chữa trị, những bộ đội hy sinh được đồng đội chôn cất rồi đơn vị tiếp tục lên đường tiến đánh mở đường. Theo ông Nam, đây là trận quyết chiến của quân ta với địch và sau này người ta gọi nơi diễn ra trận chiến này là vùng “A Sầu” vì quân ta cũng chịu tổn thất không nhỏ.

Chuyện kỳ lạ về một cựu tù Phú Quốc được mệnh danh liệt sỹ sống - Hình 1

Cựu chiến binh Đào Đức Nam đang kể về những năm tháng bị giam cầm ở đảo Phú Quốc.

Đang đem đi chôn thì… sống lại

Sau một thời gian bộ đội đã đến địa bàn Tây Nguyên. ở chiến trường Gia Lai với khí hậu địa hình rừng núi hiểm trở, lính thông tin bị dịch sốt rét ác tính. Chiến sỹ Nam khi đó cũng vậy, sau vài ngày không chống chọi được với dịch sốt, đồng đội tưởng rằng ông đã chết. Anh em bộ đội tổ chức đưa ông đi chôn. Trên đường đi chôn, ông Nam được một lính cơ yếu là người cùng làng với ông vì quá thương xót mà khóc lóc, lay người ông. Đột nhiên, người lính này phát hiện người ông Nam vẫn còn ấm, còn thoi thóp nên hô hoán. Đồng đội thấy ông Nam còn sống nên đưa ông vào bệnh viện dã chiến. Sau khi thăm khám, tiêm thuốc, lúc này ông Nam bừng tỉnh, xé toang quần áo, lên cơn điên đột xuất.

Tuy vậy, các bác sỹ lại thấy mừng vì theo kinh nghiệm, điên là sống còn không điên thì chết. Vậy là ông Nam được cứu sống. Từ cõi chết trở về, ông Nam được đưa trở về đơn vị để tiếp tục nhiệm vụ của lính thông tin. Trở về đơn vị sau cơn bệnh, cơ thể ông Nam gầy gò, xanh xao. Tuy vậy, lính thông tin tại chiến trường là “độc nhất vô nhị” không ai thay thế được, nên ông phải tiếp tục nhiệm vụ. Năm 1967, sau năm tháng ông Nam được giao nhiệm vụ chỉ huy một trung đội chuẩn bị cho trận đánh Mậu Thân năm 1968, trung đội thông tin có mặt tại khu kháng chiến Điện Đức – Gia Lai. Trong đó, một nhóm được cử ra bám sát đồn địch để lấy tư liệu chuẩn bị tổ chức trận đánh, một nhóm ở lại canh đài tiếp nhận thông tin.

Nhưng không may cho tổ trinh sát khi bật máy lên làm việc, thì hệ thống rada của địch đã bắt được sóng tọa độ, tổ trinh sát thông tin đã bị địch xác định. Ngay lập tức, máy bay và trực thăng của địch giội bom nhằm tiêu diệt căn cứ của ta. Tiếp đó, hàng loạt bộ binh được thả xuống, quyết tâm đánh tan căn cứ đài trinh sát. Từ hầm làm việc, lính trinh sát phát hiện lính Mỹ đang tiến đến, súng đạn được trang bị đầy đủ. Lúc này, trong hầm của ông Nam có hai người, ông cùng một người tên Vu ở Thanh Hóa. Ngay lập tức, đạn được nã liên tục vào ngay chỗ đài làm việc. ông Vu bị trúng đạn ngay giữa ngực, ngất trên bàn làm việc. ông Nam liền băng lại vết thương của ông Vu, hai cuộn băng mà vẫn không ngăn được máu trào ra.

Video đang HOT

Bất ngờ một quả thổ pháo được tống vào hầm, ông Nam và đồng đội bị hất tung. Thổ pháo phá góc hầm máy làm việc khiến ông Vu hy sinh, còn ông Nam bị thương rất nặng. ông Nam bị lính Mỹ bắt tống lên trực thăng đưa đi. Hôm sau đồng đội đi tìm kiếm thì phát hiện ra thi thể, song do ông Vu bị pháo làm biến dạng khuôn mặt nên không ai nhận ra, căn cứ vào chiếc đồng hồ trên tay người hy sinh thì đây là chiếc đồng hồ kỷ niệm của ông Nam. Từ đó, giấy báo tử được gửi về người nhà viết tên Đào Đức Nam mà không nghĩ đó là ông Vu.

Đội cảm tử trong trại giam

Tỉnh dậy sau cơn mê man vì quả pháo, ông Nam thấy mình đang bị giam tại nhà tù đảo Phú Quốc. Với tinh thần của người bộ đội Cụ Hồ không chịu khuất phục, ông Nam cùng đồng đội bí mật hoạt động cách mạng, gây dựng cơ sở. Năm tháng sau, tại nhà tù đảo Phú Quốc, trong buồng giam, ông Nam gặp được một đồng đội cùng chiến đấu với ông tại chiến trường Tây Nguyên, người đã trực tiếp đi chôn xác ông Nam. Người chính trị viên không ngờ ông Nam còn sống, trong khi đó đã báo tử cho ông. Hỏi ra mới biết người hy sinh chính là ông Vu, cả hai người ôm chầm lấy nhau nửa mừng, nửa tủi.

Bồi hồi nhớ lại lần gặp gỡ, cựu binh Nam cho biết: “Anh chính trị viên nói nhỏ rằng, anh em trong trại có sinh hoạt Đảng bộ không để anh ấy xin sinh hoạt cùng. Tôi đồng ý ngay. Nhưng có một chuyện rất vui là cách đấy khoảng một năm trước, đồng chí chính trị viên này là người kết nạp tôi ở chiến trường, giờ lại xin tôi sinh hoạt mật trong nhà tù. Vì tôi vào trước, bí mật liên lạc đồng đội tổ chức sinh hoạt mật, thành lập tổ chức cách mạng trong tù. Rồi cuối cùng anh em sinh hoạt một thời gian thì thành lập Đội cảm tử”.

Dù chết cũng phải về với Cách mạng

Cựu binh Nam cho biết: “Vì tụi địch nó nghĩ ra ngoài đảo thì không thể về đất liền được. Anh em có trốn tù ra cũng không bơi về được, gặp lính canh thì nó bắn chết. Nhưng bộ đội ta rất anh dũng, nghĩ ở lại tù bị tra tấn, đánh đập cũng chết, nếu trốn ra được may còn sống thì về với căn cứ cách mạng để hoạt động, cùng với đồng bào giải phóng đất nước. Đội cảm tử đã họp bàn kế hoạch trốn tù và nuôi hy vọng phục vụ Tổ quốc”.

Bài 2: Đường hầm bí ẩn và chuyện mở đường máu của Đội cảm tử

HOÀNG MINH – NGỌC HỒ

Theo_Đời Sống Pháp Luật

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước

Có những ngày địch bắn phá hơn 30 lần hòng cướp đảo, biến nơi đây thành căn cứ quân sự làm bàn đạp mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Giữa bom đạn, thiếu thốn đủ bề, những người lính vẫn kiên trì giữ đảo - giữ một Tổ quốc thu nhỏ giữa trùng khơi.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 1

Đại tá Nguyễn Văn Tuân, nguyên đảo phó đảo Cồn Cỏ.

82 tuổi đời, căn bệnh tim mạch khiến đại tá Nguyễn Văn Tuân (phường Hà Huy Tập, Tp Vinh, Nghệ An) không còn giữ được dáng vẻ tinh anh nhanh nhẹn như trước. Cuộc nói chuyện thỉnh thoảng phải nghỉ giữa chừng để ông ổn định sức khỏe bởi ông vừa trải qua một đợt điều trị dài ngày, mới trở về nhà được 2 hôm.

Nhắc tới đảo Cồn Cỏ, đôi mắt người cựu binh sáng lên. Một thời gian khó, hiểm nguy nhưng cũng là một chương đời rất đỗi hào hùng hiện về trong ký ức.

Cuộc chiến giữ đảo

Năm 1964, anh lính Nguyễn Văn Tuân được điều tới trung đoàn 270, thuộc Sư đoàn 341 - sư đoàn bảo vệ giới tuyến Vĩnh Linh. Thời điểm này, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ở thời kỳ ác liệt. Bằng việc dựng lên "sự kiện Vinh Bắc bộ", Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Vĩnh Linh (Quảng Trị) trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt hai miền đất nước. Giữa năm 1965, Nguyễn Văn Tuân được điều ra đảo Cồn Cỏ và là Đảng ủy viên, đảo phó đảo Cồn Cỏ.

"Nếu như nói Vĩnh Linh là tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì đảo Cồn Cỏ là vị trí tiền tiêu. Đây là điểm đối đầu giữa lực lượng 2 miền Nam - Bắc. Đảo Cồn Cỏ có vị trí hết sức quan trọng về chính trị lẫn quân sự. Nếu để Cồn Cỏ rơi vào tay địch, chúng sẽ xây dựng căn cứ quân sự, cản trở giao thông tiếp tế từ Bắc vào Nam và là căn cứ quân sự, làm bàn đạp đánh phá ra miền Bắc. Bảo vệ đảo Cồn Cỏ, không để đảo rơi vào tay địch là nhiệm vụ hết sức cấp thiết và vô cùng quan trọng", đảo phó Nguyễn Văn Tuân phân tích về tầm quan trọng của mảnh đất rộng chưa đầy 4km2, cách bờ biển Vĩnh Linh gần 30km theo đường chim bay này.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 2

Đại tá Tuân bên những trang nhật ký những ngày chiến đấu, giữ đảo Cồn Cỏ.

Bởi tầm quan trọng đó, Cồn Cỏ trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Cồn Cỏ nằm riêng biệt giữa biển, mọi thứ từ lương thực, vũ khí, khí tài và cả lực lượng đều phải chi viện từ đất liền ra. Trong khi đó, muốn "làm cỏ" cộng sản trên hòn đảo này, đế quốc Mỹ dùng nhiều tàu chiến, máy bay và cả biệt kích người nhái liên tục tấn công đảo. Có những ngày, địch tổ chức hơn 30 lượt bắn phá từ máy bay, tàu chiến vào hòn đảo này.

"Địch đánh suốt ngày bằng bom, bằng pháo. Đảo Cồn Cỏ có khi không còn một bóng cây, mặt đất như bị cày xới lên từng mét. Lính đảo phải đào công sự dày đặc khắp nơi để chiến đấu với quân thù. Mỗi trận địa đều được anh em đặt một cái tên như Hà Nội, Sông Hồng, Hà Nam, Hải Phòng... Với anh em chúng tôi, đảo như một Tổ quốc thu nhỏ mà nhiệm vụ giữ đảo - bảo vệ Tổ quốc là trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, dù bất kỳ khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nào chúng tôi cũng phải hoàn thành", đại tá Tuân nhớ lại.

Lật giở bản sao của cuốn nhật ký (bản chính đang được trưng bày ở Bảo tàng Quân khu 4 - PV), ông chỉ cho tôi xem những dòng chữ dày đặc viết vội vàng. Ở đó, từng ngày, từng phút của cuộc chiến đấu giữ đảo được người đảo phó ghi lại. Có những ngày, những cái gạch đầu dòng - là một đợt Mỹ đánh đảo cứ dài mãi ra, kín hết cả trang giấy. Nhưng những đợt tấn công của địch đều bị lính đảo đẩy lùi.

Lần chỉ huy 1 trận địa pháo hiệp đồng đánh tàu thủy địch được ông ghi vào nhật ký: "4h20 phút 5 tàu địch tập kích vào đảo. Bọn xảo quyệt. Mình đợi chúng nó suốt đêm. Nó cứ gầm gừ ngoài xa. Bây giờ chúng lại đang ở phía Đông Bắc đấm lưng mình. Chúng nhát như thỏ.... Đạn chiu chíu, vượt qua hỏa lực để thực hiện hiệp đồng. Đó kìa, chúng nó đang chạy tháo mạng.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 3

Cuộc chiến giữ đảo được vị đảo phó ghi lại từng giờ, từng phút trong cuốn nhật ký của mình.

Bắn! Bắn. Sao, sao thế? 1 tiếng nổ choáng tai, tối sầm rát mặt mũi. 1 chiến sỹ bị thương nằm xuống bên mình... 13h. Lại đi tổ chức trận địa mới. 21h, 3 tàu địch bắn vào đảo nhưng lần này không lâu đâu, 5 phút thôi. Trận địa của ta đã mở, hướng vào tàu địch nã. Hay lắm. 1 phát, 2 phát... Cừ lắm. 8 phát. Và kìa, vệt sáng lóe lên ở cái hỏa tiễn thứ 4 khổng lồ ấy. A, chúng nó chuồn, chúng nó chạy. Bắn, bắn!

Nhưng lúc đó, 1 quả đạn 40 ly đánh trượt ống nhóm tới tay. Mảnh đạn sượt qua da cổ, mũ sắt rơi xuống. Không hề gì các đồng chí ạ. A lô, a lô K2, tàu địch bỏ chạy, anh em an toàn, kết quả xác minh sau".

Cũng bởi cuộc chiến đấu ở đảo Cồn Cỏ hết sức ác liệt nên đảo nhận được nhiều sự quan tâm, động viên của lãnh đạo Đảng và Quân ủy Trung ương. Bác Hồ còn dặn dò lính đảo trồng cây dong riềng lên nóc hầm và các trận địa, vừa có thể ngụy trang lại vừa có thể tăng gia, tự túc một phần lương thực tại chỗ.

"Thỉnh thoảng, Bác Hồ, Bác Duẩn lại gửi quà ra cho anh em. Những lúc yên bình hiếm hoi, anh em lên mũi đồi cao nhất ngóng về đất liền. Ở đó là quê hương, là cha mẹ, là vợ con yêu dấu. Nhưng ở đó cũng có niềm tin của Đảng, của Bác Hồ, của nhân dân đặt lên vai chúng tôi. Và lính đảo chúng tôi quyết giữ đảo tới cùng", đại tá Nguyễn Văn Tuân nắm chặt bàn tay của mình tự lúc nào.

Tiếp tế cho đảo tiền tiêu

Tháng 1/1966, Nguyễn Văn Tuân được điều về đất liền nhưng không phải để nghỉ ngơi là nhận nhiệm vụ hết sức quan trọng: chỉ huy tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Địch đánh phá đảo, bao vây suốt ngày đêm. Lương thực, vũ khí, thuốc men tiếp tế cho đảo không đáp ứng được nhu cầu ngày càng ác liệt của chiến tranh. Để ngăn chặn nguồn tiếp tế từ trong đất liền ra, địch cho tàu lượn lờ trên biển, truy đuổi, bắn phá hoặc bắt tàu tiếp tế cùng các thành viên trên tàu.

Đã từng phải chịu những trận đói quay quắt trên đảo, tình trạng thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh khiến người phù thủng, nổi mụn nhọt nên Nguyễn Văn Tuân hiểu hơn ai hết những gian khổ, khó khăn của người lính nơi vị trí tiền tiêu này. Địch tăng cường đánh phá trên biển lẫn trên đất liền. Kho hàng phải để cách xa bến 2-3km, phương tiện vận chuyển chỉ là những thuyền 2 buồm, 6 mái chèo, 1 người lái, tải trọng từ 6-10 tấn bởi vậy việc tiếp tế cho đảo gặp rất nhiều khó khăn.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 4

Đại tá Tuân kể về những khó khăn, hiểm nguy khi tiếp tế vũ khí, lương thực cho đảo Cồn Cỏ.

Trước đó, nhiệm vụ này được giao cho lực lượng Hải quân nhưng căn cứ vào tình hình thực tế, Quân ủy Trung ương quyết định Đại đội 22 vận tải thuyền và quân dân Vĩnh Linh sẽ dảm trách nhiệm vụ nặng nề này. Là chỉ huy đại đội vận tải 22, Nguyễn Văn Tuân bắt tay vào một cuộc chiến mới. Với sự chi viện về cán bộ kỹ thuật, động cơ máy, lực lượng vận tải biển nghiên cứu cải tiến, đóng mới tàu thuyền tải trọng lớn phục vụ vận chuyển. Lần đầu tiên, ngư dân Vĩnh Linh đã đóng được tàu máy. Với sự "trợ sức" của động cơ đẩy, tàu chở được nhiều hơn, đi nhanh hơn.

Trong thời kỳ kháng chiến, bộ đội đảo Cồn Cỏ đã bắn rơi 48 máy bay, bắn chìm 17 tàu chiến và tàu biệt kích của Mỹ - ngụy. Với những chiến công vang dội đó, đảo Cồn Cỏ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước 2 lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; được Bác Hồ 3 lần gửi thư khen ngợi và tặng ảnh chân dung của Người.

"Mỗi năm, việc vận chuyển hàng tiếp tế cho đảo chỉ thực hiện được từ tháng 2 âm lịch đến tháng 4-5. Chỉ trong vòng 3 tháng, phải tiếp tế đủ lương thực, vũ khí và cả con người cho đảo trong vòng 1 năm. Từ bến ra đảo chỉ có 30km theo đường chim bay nhưng để tránh địch, mỗi chuyến tàu phải đi suốt cả đêm. Mỗi chuyến đi là cả một cuộc chiến thực sự nhưng đảo gọi, đất liền phải khắc phục tất cả những khó khăn, hiểm nguy để tiếp tế", đại tá Nguyễn Văn Tuân nói.

Mỗi chuyến đi là một cuộc chiến thực sự khi trước mặt là kẻ thù với tàu lớn, vũ khí hiện đại còn phía ta chỉ là những con thuyền thô sơ, ì ạch đè sóng. Đã có những chuyến thuyền 12 chiếc nhưng chỉ có 4 chiếc thoát khỏi vòng vây dày đặc của địch. Mất thuyền, mất hàng, mất người nhưng đau đớn hơn là hàng không kịp tiếp tế ra Cồn Cỏ phục vụ anh em chiến đấu. Bảo vệ hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi vậy, ngoài việc chất hàng lên tàu, việc bố trí những vũ khí gì để vừa có thể chiến đấu với địch lại không làm ảnh hưởng tới tải trọng cũng như sự an toàn của hàng khiến Nguyễn Văn Tuân cùng đồng đội trăn trở suốt mấy tháng trời.

Cồn Cỏ - Hồi ức những ngày giữ đảo 50 năm trước - Hình 5

Và phút giây nhớ về những đồng đội, đồng chí ngã xuống khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cồn Cỏ.

Sau khi nghiên cứu kỹ cách xây dựng "công sự" trên thuyền, những chiếc thuyền tiếp tế được trang bị khẩu BKZ, cối 82 ly. Có thuyền lớn, có vũ khí, có kinh nghiệm đi biển của ngư dân và có lòng dũng cảm, kiên cường của những người lính vận tải biển, những chuyến hàng tiếp tế đã ra với đảo nhanh hơn, nhiều hơn để phục vụ duy nhất: giữ đảo - giữ vị trí tiền tiêu của cuộc chiến đấu chống Mỹ giữa giới tuyến phân chi 2 miền Nam - Bắc.

Năm 1967, mặt trận đường 9 được mở ra. Địch phải phân tán lực lượng ra nhiều mặt trận khác nhau, tình hình ở Cồn Cỏ "giãn" ra, bớt khốc liệt. Do yêu cầu của tình hình mới, Nguyễn Văn Tuân được phân công trực tiếp vào các chiến trường.

"Là người lính, tôi tự hào đã góp mặt trong tất cả các chiến dịch lớn, từ Điện Biên, đến Mậu Thân, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sắp tới, kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống anh hùng LLVT đảo Cồn Cỏ (8/8/1959), cũng muốn vào thăm trận địa xưa, thăm anh em, đồng đội đã ngã xuống ở đây nhưng chỉ sợ sức khỏe không cho phép", giọng người lính già chùng xuống. Người lính đã kinh qua những khốc liệt của chiến tranh vẫn mềm yếu khi nghĩ về những đồng đội, đồng chí của mình đã ngã xuống trên chặng đường vạn lý trường chinh của dân tộc.

Hoàng Lam

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông
09:15:02 05/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom
06:07:27 05/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024
Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy
11:51:48 04/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ

20:49:06 03/11/2024
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 2 học sinh lớp 3 (ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) bị đuối nước.

Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu

12:27:24 03/11/2024
Tổ Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ tiếp cận các vị trí có người mắc kẹt, sử dụng các thiết bị hiện đại như máy hút khói, dò tìm nạn nhân. Chỉ sau thời gian ngắn, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu và hướng dẫn thoát khỏi sự cố an...

Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn

12:21:05 03/11/2024
Ngày 3/11, Trạm CSGT Tây Bắc (Phòng CSGT, Công an TPHCM) vẫn đang phối hợp với Công an huyện Củ Chi điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn trên quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội làm 2 người bị thương nặng.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.