Chuyện… kích cỡ và địa điểm
Kích thước vùng kín của chị em sẽ lớn hơn sau khi sinh? Điểm G nằm ở đâu? Không phải là những câu hỏi có câu trả lời đúng với nhiều người.
Ảnh minh họa
Bạn hãy lắng nghe lời giải đáp của các chuyên gia dưới đây.
Tại sao kích thước “ núi đôi” thường không bằng nhau?
Nhiều bạn gái thường thắc mắc rằng tại sao kích thước gò bồng đảo của họ thường không bằng nhau và thậm chí còn lệch nhau rõ rệt.
Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng hai bên “núi đôi” của bạn được cấu tạo bởi các tế bào tuyến vú và mỡ khác nhau vậy nên kích thước của hai bên “núi’ cũng không có sự tương đồng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu đột nhiên một bên vú của bạn to hẳn hơn bên kia thì rất có thể bạn đang mắc một chứng bệnh viêm nhiễm hoặc khối u ở vú, bạn cần nhanh chóng đi tới bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Tập luyện sẽ giúp bạn cải thiện “chuyện ấy”?
Hoàn toàn đúng, đây cũng là lời khuyên mà các bác sĩ chuyên khoa thường dành cho bệnh nhân bị yếu sinh lý hay mắc chứng lãnh cảm tình dục.
Video đang HOT
Tập luyện không chỉ là loại “thần dược” đối với sức khoẻ mà còn rất có lợi cho tim mạch, tăng năng lượng và giúp tăng ham muốn tình dục.
Các bài tập đặc biệt tốt cho “chuyện ấy” là các bài tập chú trọng đến cơ bắp sẽ giúp bạn cảm thấy linh hoạt và kiểm soát “thế trận” hiệu quả hơn.
Kích thước “vùng kín” sẽ lớn hơn sau khi sinh?
Điều này đúng vì theo khảo sát thì thường âm đạo của phụ nữ sẽ bị giãn nở ra khoảng từ 1- 4 cm so với thời điểm trước khi sinh con.
Kích thước âm đạo có thể thu hẹp lại được bao nhiêu sau sinh phụ thuộc phần lớn vào trọng lượng của em bé khi sinh. Tuy nhiên, nếu kích cỡ âm đạo là vấn đề cản trở bạn trong quá trình “ân ái” bạn có thể tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và áp dụng thủ thuật thu hẹp âm đạo.
Không thể lên “đỉnh” khi “yêu”, liệu có phải vấn đề xuất phát từ chính bạn?
Điều này trong đời sống vợ chồng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn không nên lo lắng thái quá về điều này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể đó là do lỗi của bạn, do lỗi của bạn tình hoặc cũng có thể bạn đang mắc phải chứng bệnh nào đó.
Để khắc phục được tình trạng này bạn phải tìm được nguyên nhân vì sao bạn lại bị mất hứng khi “yêu’, từ đó có hướng giải quyết hiệu quả. Nếu không thể tự khắc phục được vấn đề này thì nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Điểm G của bạn nằm ở đâu?
Các chuyên gia nghiên cứu đã tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc để tìm câu trả lời cho câu hỏi khó này.
Theo các chuyên gia thì điểm G là các mô tế bào nằm xung quanh niệu đạo, cách âm đạo khoảng 2cm vào bên trong.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, điểm G lại không nằm ở vị trí đó, điều quan trọng là “đối phương” hiểu bạn muốn gì vào lúc đó thì việc tìm ra điểm G là không mấy khó khăn.
Sẽ dễ mắc bệnh qua đường tình dục nếu mất cái “ngàn vàng”?
Đúng. Màng trinh được hiểu đơn giản như một lớp màng mỏng của âm đạo, ngoài ra đó cũng được xem như một lớp màng “bảo vệ” bạn khỏi những căn bệnh lây lan qua đường tình dục.
Vậy nên nếu như “cái ngàn vàng” không còn nữa thì bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục hơn so với thời điểm trước đó.
Khi nào nên “yêu” lại sau sinh?
Xin trả lời bạn rằng thời điểm nên quan hệ tình dục lại sau sinh phụ thuộc vào chính vợ chồng bạn, khi mà cả hai cùng cảm thấy thoải mái và sẵn sàng “yêu” lại.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa thì khuyên bạn rằng đừng nên “yêu” sớm trước 6 tuần vì khi đó có thể tử cung và dạ con của bạn chưa thực sự lành lại hẳn sau những tổn thương của kỳ “vượt cạn” gây nên.
Hơn nữa nếu bạn sinh mổ thì có thể thời gian nên “ân ái” lại sau sinh sẽ lâu hơn để tạo điều kiện cho vết mổ lành hẳn.
Nếu vợ chồng bạn có bất cứ rắc rối hay thắc mắc nào về thời điểm “yêu” lại sau sinh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
Theo VNE
Bể trái chàm ngực không phát triển?
Năm nay tôi 21 tuổi nhưng ngực không phát triển. Lúc ở tuổi dậy thì tôi có nổi trái chàm, nhưng do quá tò mò tôi đã sờ vào, vô tình làm bể trái chàm.
Hiện tại ngực tôi chẳng khác gì ngực một đứa trẻ 10 tuổi, phẳng lì. Làm thế nào để kích ngực nổi trái chàm trở lại?
"Núi đôi" là hai cái gò được "mọc" ra và lớn lên trong thời kỳ tiền dậy thì và dậy thì. Về mặt giải phẫu chúng bao gồm các khoang sinh sữa, ống dẫn sữa, mô liên kết và mỡ xếp với nhau theo một "khuôn" di truyền riêng. Vì thế chả có bạn nào giống bạn nào. Khi bạn dậy thì, estrogen của buồng trứng chạy theo máu đến điều hành vùng "núi đôi". Nó làm cho các ống dẫn sữa nở ra, ngoằn ngoèo, tổ chức liên kết phát triển hơn và kêu gọi các tế bào mỡ đến đây tạo dáng cho "núi đôi" căng tròn.
Trái chàm là gì? Là những ống tuyến sữa phát triển xếp lại giống như bạn cuộn ống nhựa mềm lại cho gọn. Vì thế chúng tụ lại thành một cục tròn, cứng. Đây là cách sắp đặt rất tự nhiên của cơ thể.
Một số bà mẹ chả hiểu nghe đồn đại ở đâu nên khi con gái nổi trái chàm liền bóp, nặn, tìm mọi cách để cho chúng mềm đến mức không sờ thấy nữa. Riêng bạn thấy hai cục nổi lên hai bên, chắc là bạn đã nắn bóp mạnh nhiều lần chứ không hẳn là sờ nên làm duỗi, dãn các ống dẫn sữa ra. Còn vì sao ngực phẳng lì như đứa trẻ 10 tuổi?
Không phải lỗi do bạn làm bể trái chàm mà thủ phạm là estrogen của buồng trứng đã không làm việc hiệu quả ở nơi này. Lẽ ra nó phải huy động tất cả để biến bình nguyên thành cao nguyên, thì hoặc do "nguyên liệu đầu vào", đặc biệt là mỡ không chịu tới đầu tư, hoặc do có công văn chỉ đạo nhưng "cơ sở" không chấp hành.
Diễn giải cụ thể là ở vùng ngực của bạn các chất cảm thụ đặc hiệu (receptors) không tiếp nhận estrogen. Thế là giai đoạn "xây dựng núi đôi" đã lướt qua mất rồi. Bây giờ bạn chỉ còn cách là chờ khi lập gia đình, mang thai, hormon thai nghén sẽ làm cho ngực bạn nở bung ra, các ống tuyến sữa, khoang sinh sữa trở nên "béo phì", mỡ cũng chạy tới, bạn sẽ được sở hữu hai trái núi sừng sững, sẵn sàng sản xuất sữa cho em bé.
Chả có thuốc men thoa, uống hay diệu kế nào làm cho trái chàm trở lại đâu bạn ạ. Còn nếu muốn nhanh chóng làm cho chúng to ra thì bạn phải ăn thật nhiều đến mức béo phì toàn thân. Lúc ấy mỡ sẽ rải đều từ trên xuống dưới, chúng có ưu ái vùng bụng và ngực để bạn có hai cái "chũm cau". Tôi chỉ sợ bạn lại buồn và kêu ca là vòng 2 lúc này bỗng biến mất.
Theo VNE
Những cách triệt lông quanh "núi đôi" an toàn? Quá trình "dọn dẹp vi-ô-lông" vùng này cần được thực hiện hết sức thận trọng. Nếu không, có thể bạn sẽ phải chịu đau đớn. Lông phát triển xung quanh núm vú và ở vùng ngực của chị em không có gì là lạ. Hiện tượng này hết sức phổ biến bởi quanh quầng vú của chị em có các nang lông, và...