Chuyển khỏi Cairo, Ai Cập đầu tư công nghệ nhảy vọt cho thủ đô mới
Tại thủ đô mới của Ai Cập ở vùng ngoại ô Cairo, người dân sẽ được dùng thẻ thông minh và các ứng dụng để mở cửa nhà, thanh toán, lướt web bằng sóng wifi phát từ cột đèn đường.
Dãy cột đèn thông minh được lắp đặt tại thủ đô mới của Ai Cập hồi tháng 7. Ảnh: Reuters
Một mạng lưới gồm ít nhất 6.000 máy quay sẽ giám sát hoạt động trên mọi tuyến phố, theo dõi người đi bộ cùng phương tiện để hỗ trợ điều tiết giao thông cũng như báo cáo hành vi khả nghi.
Hãng Reuters đưa tin thiết kế thành phố thông minh trên là điều khác xa so với thực trạng đang tồn tại ở nhiều khu vực ở thủ đô Cairo hiện nay: cơ sở hạ tầng cũ kỹ khiến sóng điện thoại và mạng Internet phập phù, các khu chung cư xây dày đặc vẫn do bảo vệ trông coi, trong khi người dân phải xếp hàng chờ nhiều giờ để xử lý thủ tục hành chính.
Video đang HOT
Được xây mới từ đầu trên sa mạc, Thủ đô Hành chính Mới của Ai Cập nhằm phục vụ 6,5 triệu cư dân và dự kiến mở cửa đón các công chức đầu tiên đến làm việc vào cuối năm nay.
Mức độ chuyển “trọng tâm” từ Cairo đến thủ đô mới nằm cách sông Nile 45km là bao nhiêu phần trăm vẫn chưa được công bố rõ ràng. Đối với những người dân thường đã nhiều thế hệ sống ở Cairo nhộn nhịp, việc di chuyển và chi phí sẽ là điều không thể tưởng tượng được.
Nhưng đối với những người chuyển nơi ở, họ được hứa hẹn hưởng tiện ích công nghệ tân tiến. Chẳng hạn như, chỉ cần dùng một ứng dụng duy nhất để thanh toán hóa đơn tiện ích, truy cập các dịch vụ địa phương cũng như khiếu nại vấn đề.
Giới chức Ai Cập cho biết những hệ thống công nghệ tiên tiến sẽ giúp giảm thiểu lãng phí điện, nước trong gia đình bằng cách phát hiện rò rỉ hoặc lỗi kỹ thuật, đồng thời cho phép người dân theo dõi mức tiêu thụ thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Ông Mohamed Khalil, người đứng đầu phụ trách công nghệ của Thủ đô Hành chính mới, cho biết: “Thông qua ứng dụng, một công dân sẽ có thể quản lý mọi công việc trong cuộc sống từ điện thoại di động. Ngoài ra, mô hình này đang được áp dụng tại tất cả 14 thành phố mới thành lập nhằm thiết lập một hệ thống đồng bộ”.
Một số người Ai Cập quan niệm thủ đô mới phù hợp hơn với giới thượng lưu, do quốc gia này có gần một phần ba dân số sống dưới mức nghèo khổ. Những người khác lại cho rằng việc thúc đẩy đầu tư công nghệ này đã bị trì hoãn quá lâu. Ông Tark Habib, một thương nhân 53 tuổi ở trung tâm Cairo, nhận xét chính sách ứng dụng công nghệ này sẽ rất hữu ích cho công dân.
Ông Khalil cho hay các hợp đồng công nghệ và truyền thông cho thủ đô mới là 640 triệu đô la Mỹ và có thể tăng lên 900 triệu đô la Mỹ trong các giai đoạn sau. Đối tác tham gia gồm Huawei, Orange và Mastercard. Công ty Honeywell sẽ phụ trách triển khai hệ thống camera giám sát mật độ giao thông và đám đông để phát hiện tội phạm, cũng như phát cảnh báo tự động trong tình huống khẩn cấp. Các quan chức cho biết dữ liệu từ hệ thống giám sát sẽ được bảo vệ bởi luật pháp Ai Cập và các tiêu chuẩn quốc tế.
AL hối thúc Liban nhanh chóng thành lập chính phủ
Ngày 28/8, Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit kêu gọi đẩy nhanh các nỗ lực thành lập chính phủ tại Liban nhằm tạo điều kiện thực hiện ngay những cải cách cần thiết tại nước này.
Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit phát biểu tại một hội nghị ở Cairo, Ai Cập. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký Aboul-Gheit nhấn mạnh rằng bước đi trên sẽ cho phép cộng đồng quốc tế và các nước Arab tham gia hiệu quả vào quá trình "giải cứu Liban".
Liban đã không có nội các chính phủ từ ngày 10/8/2020 khi Thủ tướng tạm quyền Hassan Diab từ chức sau các vụ nổ ở cảng Beirut làm hơn 200 người chết và hàng nghìn người bị thương. Ông Saad Hariri được bổ nhiệm làm Thủ tướng từ ngày 22/10/2020, nhưng đã không thành lập được nội các mới do những bất đồng với Tổng thống Michel Aoun về danh sách thành viên. Sau đó, ông Najib Mikati được yêu cầu đứng ra thành lập chính phủ. |
Liên quan đến vấn đề này, trả lời trên kênh truyền hình Al Hadath ngày 28/8, ông Mikati cho biết ông vẫn phải vượt qua những trở ngại lớn để thành lập một chính phủ mới, trong bối cảnh Liban đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử.
Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài hai năm qua tại Liban đã lên đến đỉnh điểm trong tháng này khi tình trạng thiếu nhiên liệu đã làm tê liệt hầu hết các khu vực trên cả nước, dẫn đến tình trạng hỗn loạn cũng như nhiều sự cố an ninh. Đồng nội tệ của Liban mất giá hơn 90%, đẩy hơn một nửa dân số rơi vào cảnh nghèo đói và khiến người gửi tiền không thể tiếp cận tài khoản của họ tại ngân hàng. Ngân hàng Thế giới (WB) gọi đây là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới kể từ giữa thế kỷ 19.
Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ Liban hàng trăm triệu USD nhưng với điều kiện các chính trị gia nước này phải thành lập một bộ máy nội các có thể tiến hành cải cách, giải quyết vấn nạn tham nhũng. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo chính trị đang chia rẽ ở Liban vẫn chưa thể nhất trí về một nội các mới kể từ khi nội các cũ từ chức.
Ai Cập dừng dự án hạt nhân với Nga do quan điểm về đập thủy điện trên sông Nile Ai Cập đã quyết định lui dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa ký với Nga thêm hai năm do không hài lòng trước thái độ của Moskva liên quan đến đập thủy điện Đại phục hưng (GESD) trên sông Nile do Ethiopia triển khai. Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng ở Guba, Ethiopia....