Chuyện khó tin: Cả làng trường thọ nhờ “đặc sản” rong rêu
Người dân ở một ngôi làng nằm sâu trong thung lũng núi Hà Giang xem rêu như một loại “đặc sản” còn quý hơn cả lúa gạo. Không những thế, nhiều vị cao niên trong làng còn cho biết, họ có sức khỏe và sống thọ đến bây giờ là nhờ ăn rêu?!
Rêu là một loài thực vật thường mọc trên đá ở các con suối và là nguồn thức ăn yêu thích của nhiều loài cá. Thế nhưng ít ai biết, người dân ở một ngôi làng nằm sâu trong thung lũng núi Hà Giang lại xem đây như một loại “đặc sản” còn quý hơn cả lúa gạo. Không những thế, nhiều vị cao niên trong làng còn cho biết, họ có sức khỏe và sống thọ đến bây giờ là nhờ ăn rêu?!
Chị Mến nói về cách chế biến món ăn từ rêu
Món ăn kỳ lạ
Trong chuyến đi thực tế vùng miền núi Đông Bắc, chúng tôi đã có dịp ghé thăm thôn Trung, xã Xuân Giang (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang). Tại đây, lòng hiếu khách của những người dân bản địa khiến chúng tôi khó có thể chối từ. Ngồi cùng gia chủ bên mâm cơm đạm bạc, người viết được nghe kể khá nhiều điều mới lạ về vùng đất này. Song ấn tượng hơn cả là món ăn được xem như một thứ “đặc sản” mà người dân nơi đây đem ra thết đãi khách. Điều này khiến chúng tôi nhớ ngay tới hình ảnh vô tình bắt gặp khi mới bước vào thôn Trung. Những đứa trẻ mới chừng 9 – 10 tuổi đeo bên hông một chiếc giỏ đi xúc rêu hay những cụ già tuổi đã ngoài thất thập cũng xuống suối nhặt rêu mang về. Song trí tưởng tượng có phong phú tới đâu chúng tôi cũng không ngờ được rằng đó lại là món cho người ăn. Đem thắc mắc này hỏi các cụ già cùng mâm cơm hôm đó mới biết, ở vùng đất này rêu đá được “chuộng” hơn cả thóc gạo, nhà nhà, người người đều biết ăn rêu.
Theo lời già làng ở vùng này kể, rêu người dân ở đây ăn không phải rêu thường mà là loại rêu mọc tự nhiên trên đá và chỉ có ở những con suối trong vắt. Thế nhưng khi hỏi về chuyện ăn rêu đã có từ bao giờ thì người dân nơi đây không ai hay biết. Họ chỉ biết có một câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác rằng, ở vùng này “thần rêu” sinh ra con người. Do đó con người phải có bổn phận bảo vệ loài rêu. Trò chuyện với chúng tôi, bà Hoàng Thị Miện (73 tuổi) miệng đang móm mém nhai trầu nói: “Từ khi mới sinh ra tôi đã thấy bố mẹ mình lấy rêu về ăn. Cũng bởi lẽ đó mà từ khi miệng tôi có răng để nhai thì đã biết đến mùi vị của rêu rồi. Ở vùng này, hồi tôi còn trẻ người ta làm ruộng ít lắm. Khi đói kém, nhà nào cũng đi xúc rêu về ăn thay cơm. Ấy vậy mà ai nấy đều khỏe mạnh, có thể đi rừng săn thú được”.
Món rêu hấp dẫn sau khi đã nướng chín
Theo bà Miện, chuyện về rêu được người đời truyền tụng có lẽ là bởi trong những năm tháng đói kém, rêu đá đã trở thành món ăn cứu sống nhiều người ở vùng đất này nên người ta mới quý đến như thế. Trong nhiều tập tục của người dân nơi đây cũng đều nhắc đến rêu. Ví như lễ cầu được mùa, người ta cũng cầu cho “thần rêu” sinh sôi nảy nở, để người dân nơi đây không còn phải chịu cảnh đói kém khi ngũ cốc mất mùa.
Nhiều cụ cao niên trong làng còn cho biết, rêu đã đi sâu vào văn hóa, lối sống của đồng bào nơi đây hàng thế kỉ. Khi bố mẹ mất đi, những người con phải kiêng không được phép ăn Quẹ (tiếng Tày có nghĩa là rêu đá – PV) trong một tháng. Bởi lẽ, họ cho rằng ăn rêu nghĩa là chính những người con sống trên dương gian đang gặm nhấm mái tóc của người mẹ, người cha mới khuất. Cũng vì sự “chuộng” ăn rêu từ lâu đời nên nhiều người ở thôn Trung đã sáng tạo ra nhiều cách chế biến món ăn này vô cùng ngon miệng, khiến bất cứ ai lần đầu được thưởng thức cũng phải gật đầu khen ngon. Có lẽ chính vì người dân nơi này thường ăn những sản vật từ rừng, rau quả tự nhiên mà nhiều người đã quá ngưỡng cửu thập ở đây vẫn khỏe mạnh, dẻo dai. Thậm chí nhiều người còn khẳng định nhờ ăn Quẹ mà họ sống lâu được như thế.
“Kỹ nghệ” biến rêu thành món ăn ngon
Bà Hoàng Thị Miện kể chuyện về rêu
Video đang HOT
Nghe lời kể của người dân nơi đây, chúng tôi không khỏi tò mò, muốn được học cách chế biến món ăn từ loài rêu này. Tuy nhiên cần phải có người hướng dẫn kỹ càng. Theo lời giới thiệu của các bô lão trong bữa cơm hôm ấy, chúng tôi men theo con đường đất tìm đến nhà chị Hoàng Thị Mến, người được xem là chế biến rêu ngon nhất vùng.
Chị Mến tuổi ngoại tứ tuần, thật thà và mến khách. Khi nghe chúng tôi ngỏ ý muốn học về cách chế biến rêu, chị cười bảo: “Đơn giản thôi các chú ạ. Hầu hết mọi người ở đây đều biết làm món ăn này. Tuy nhiên tôi phải nói trước là công đoạn chế biến rêu thành món ăn mất khá nhiều thời gian bởi rêu nguyên liệu chứa rất nhiều sạn”. Sau khi mời khách vào nhà uống nước, chị Mến tay xách hai cái rổ cùng hai túi nói với vẻ mặt nghiêm túc: “Nếu các anh thực sự muốn thử làm món này thì phải biết cách lấy rêu đã rồi mới nói đến cách làm được”. Chính vì thế, mấy anh em chúng tôi mới lon ton theo chị đi về phía thượng nguồn của con suối chạy qua làng Trung nhặt rêu. Trong quá trình nhặt rêu, chị Mến cũng nhắc nhiều về sự ô nhiễm nguồn nước mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính người dân nơi chị sống. Bởi thế mà rêu ngày càng mọc ít hơn trước.
Theo chị Mến, quá trình nhặt rêu cần phải kiên nhẫn và tỉ mỉ mới có được rêu sạch và ngon mà không có sạn. Tuy cùng một loại Quẹ, người chế biến có thể làm ra được nhiều món ăn khác nhau nhưng không thể bỏ qua bước sơ chế này. Chị Mến cho hay: “Ngày xưa, các cụ thường dùng đá vừa đập vừa rửa rêu tới 3 lần mới mang về chế biến thành món nhưng ngày nay để làm được ăn nhanh hơn thì người ta thường cho vào cối rồi giã. Bước tiếp theo là cho các loại gia vị như xả, rau hẹ, hạt rổi, mùi tàu. Sau đó đem nướng trên than hồng hoặc nấu canh đều rất ngon. Những người sành nhậu thì hay nướng cho rêu chảy hết nước, chỉ còn lại rêu và phụ gia. Những đám cưới ở đây cũng thường làm kiểu đó”.
Chia tay chị Mến, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Mạn, người được xem là cao tuổi nhất làng Trung này. Cụ Mạn năm nay dù đã bước sang tuổi 92 nhưng trí nhớ của cụ vẫn còn khá minh mẫn. Cụ bảo, vào những năm kháng chiến chống Pháp, giặc lập đồn ở ngay xã bên để vơ vét của cải của nhân dân. Bấy giờ, bà Mạn còn phải đi múa, hát điệu Then phục vụ chúng. Thời điểm ấy, nơi nơi nạn đói hoành hành, người chết giữa đường như ngả rạ. Nhưng chỉ duy nhất làng Trung là không có ai chết vì đói vì rêu là ân nhân cứu cả làng.
Bà Mạn cho biết: “Cho đến bây giờ, tôi cùng những người cao tuổi trong làng thi thoảng vẫn gặp nhau, ôn lại chuyện ăn rêu ngày đó. Bởi trong hoàn cảnh khốn khổ nhất mới biết rêu quý giá đến nhường nào. Có lẽ cái thời chúng tôi chỉ ăn thực vật nên mới có nhiều người sống dai tới bây giờ”. Nói rồi bà nở nụ cười móm mém. Rời làng “ăn rêu”, chúng tôi quay trở về nhưng trong lòng vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ có dịp quay lại để lại được thưởng thức món ăn được xem như “đặc sản” của vùng đất này.
Trò chuyện với người viết, ông Hoàng Văn Thương, Trưởng thôn Trung cho biết: “Quẹ vốn là món ăn không thể thiếu của người dân nơi đây, thậm chí có thể ăn thay cơm. Chuyện làng chúng tôi có nhiều người già nhất huyện, nhất tỉnh là có thật, nhưng nói về chuyện ăn rêu có thể giúp sống thọ thì khoa học chưa thể lí giải được. Hiện tại do người dân phun thuốc thực vật, vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước nên rêu ngày càng ít dần đi. Hiện chính quyền thôn vẫn đang tuyên truyền quyết liệt để bảo vệ loài rêu và coi đó như là món ăn đặc trưng của vùng quê này”.
Theo Phan Gia (Gia đình xã hội)
Những người may mắn đến khó tin, tiền cứ như "từ trên trời rơi xuống"
Những câu chuyện trúng số kỳ lạ khiến bạn phải tin rằng trên đời này thực sự có những người rất may mắn.
1. Dùng tiền thừa mua vé xổ số triệu đô
Một phụ nữ ngoài 60 may mắn ở Trùng Khánh đã trúng 1,5 triệu USD sau khi dùng số tiền dư lúc mua rau để mua vé số. Người này trúng giải vào ngày 16/11 cùng với 5 thành viên khác trong gia đình, gồm con trai, con gái, cháu gái. Người trúng giải sau đó đem tặng 3.000 USD và giữ phần còn lại để mua nhà cho con.
2. Trúng gần trăm triệu đô, để lại nhà cho người giúp việc
Nigel Page (43 tuổi) trúng giải độc đắc lớn nhất trong lịch sử nước Anh trong tháng 2/2010 trị giá 87,4 triệu USD. Khi đó Nigel đang sống ở Cirencester, Gloucestershire, Anh và điều hành một công ty bảo dưỡng nhà cửa. Sau khi trúng giải, gia đình người đàn ông này chuyển đến một biệt thự sinh thái trị giá 6,24 triệu USD và "tặng lại" ngôi nhà cũ cho người quét dọn.
3. Trúng hai giải một ngày mà còn... không biết
Bà Virginia Fike, đến từ Virginia, là người vô cùng may mắn khi trúng hai giải xổ số 1 triệu USD trong cùng một ngày. Bà Virginia đã mua hai tấm vé xổ số Power Ball tickets, và cả hai đều có 5 trong 6 số trùng với số độc đắc của tuần đó.
Khi đó, bà thậm chí còn không biết mình trúng giải bởi đang đi thăm mẹ tại bệnh viện. Chỉ đến khi bà mang hai tấm vé số tới cửa hàng tiện lợi để kiểm tra thì mới biết cả hai đều trúng giải.
4. Tìm lại vé số trúng giải 20 triệu đô sau 4 tháng bỏ quên
Một đôi vợ chồng người Israel trúng giải xổ số lớn nhất từ trước tới nay ở nước này. Họ đã tìm thấy chiếc vé số trúng giải trong một đống giấy bỏ đi và những chiếc vé cũ khác ở nhà sau 4 tháng quên bẵng đi. Khi đến nhận giải, đôi vợ chồng phải đeo mặt nạ để giấu danh tính và tránh những phiền phức sau này.
5. Một ngày 2 lần trúng số
Không chỉ trúng số hai lần trong một ngày, Kenneth Stokes, đến từ Norwood, Massachusetts, còn trúng chính xác số tiền của giải xổ số Lucky for Life game. Với hai giải xổ số này, Stokes sẽ nhận hai khoản tiền với tổng giá trị 50.000 USD mỗi năm trong suốt phần đời còn lại của mình.
6. Trúng số nhờ... giấc mơ
Tháng 9/2006, bà Mary Wollens, 86 tuổi, ở Toronto nói rằng một vài con số đã hiện trong giấc mơ của bà ấy. Khi tỉnh dậy, bà lập tức viết ra và mua vé số có những số đó. Ngày hôm sau, Wollens tự tin với những con số đã mơ thấy và lại mua tấm vé số khác. Bà lão 86 tuổi nói đùa, với số tiền này bà sẽ dành để hút thuốc.
7. Trúng xổ số dễ như ăn kẹo
Ai cũng biết, xổ số là trò chơi may rủi và cơ hội. Richard Lutig (ở Florida) lại không tin vậy. Ông tuyên bố rằng ông có phương thức chiến thắng xổ số, dù có vẻ hoàn toàn điên rồ. Nhưng ông lại đưa ra một số bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố của mình. Cụ thể, từ năm 1993 đến 2010, ông đã trúng 7 lần, với tổng tiền là hơn 1 triệu USD trước thuế.
Lustig đã từng viết một cuốn sách có tên "Cách tăng cơ hội trúng xổ số". Chúng tôi nghĩ nếu bạn quan tâm thì Lustig cũng sẽ bán cuốn đó cho bạn.
8. Trúng hàng triệu đô... vì chăm mua xổ số
Tuy không nghĩ đầu tư vào xổ số là thông minh, nhưng Seguro Ndabene (ở Airdrie Alberta, Canada) vẫn dốc lòng vào đó. Mỗi tuần Ndabene dành hàng trăm USD để mua vé số và cuối cùng cũng được đền đáp. Đầu năm 2004, ông trúng 1 triệu USD. Hai năm sau, ông đã giành được 100.000 USD. Năm 2008, anh đã giành được hai khoản lớn hơn: 1 khoản giá trị 1 triệu USD và 1 khoản 50.000 USD.
Tháng 01/2009, Ndabene trúng số độc đắc lớn 17 triệu đô. Trước khi anh nhận giải, văn phòng xổ số đã điều tra Ndabene vì đây là giải độc đắc thứ năm anh ta giành được. Một người khác thì cho rằng Ndabene đã trộm vé của anh ta. Tranh chấp thì được tòa xử lý nhưng tòa cho rằng Ndabene không vi phạm pháp luật và anh ta đã được nhận giải. Tổng số tiền anh ta nhận được, hơn 19 triệu đô.
9. Nữ tiến sĩ toán học 4 lần trúng xổ số triệu đô
Được gọi là người phụ nữ may mắn nhất trên thế giới, bà Joan Ginther, cựu giảng viên môn Thống kê tại Đại học Stanford, đã giành được tới 21 triệu USD khi chơi xổ số ở 4 thời điểm khác nhau. Đầu tiên, bà trúng 5,4 triệu USD năm 1993. Một thập kỷ sau đó, bà giành được 2 triệu USD. Hai năm sau, bà lại giành 3 triệu USD. Cuối cùng, vào mùa xuân năm 2008, Ginther giành 10 triệu USD.
Bạn có biết tỷ lệ cược để giành được từng đấy tiền cho 4 lần cào vé là bao nhiêu không? Theo toán học, cơ hội để lập kỷ lục may mắn này chỉ là 1/18 với 20 số không theo sau. Một số người đã suy đoán rằng Ginther có bằng Tiến Sỹ thống kê ở Stanford hoặc có thể gian lận hoặc có hành vi gian lận nào đó nên mới may mắn đến như vậy.
Ủy ban xổ số Texas cho biết cũng đã có nhiều trường hợp trúng thưởng liên tiếp nhưng chưa có ai có được mức thưởng cao như bà Joan Ginther.
10. 7 lần thoát chết kỳ diệu và 1 lần trúng xổ số
Không ngoa khi nói rằng giáo viên âm nhạc Croatia, anh Frane Selak, là người may mắn nhất quả đất vì trải qua 7 lần tai nạn thập tử nhất sinh mà vẫn sống sót chỉ với những vết thương nhẹ. Sinh năm 1929, chuỗi may mắn của Selak đã bắt đầu vào năm 1962 khi ông có mặt trên chuyến tàu bị trật bánh làm 17 người bị chết, còn Selak sống sót.
Năm sau, khi đang Selak ngồi trên máy bay, đột nhiên chiếc máy bay bị tung cửa và ông bị hút ra khỏi đó. Sau tai nạn 19 người đã thiệt mạng nhưng thật kỳ diệu, Selak sống sót vì ông đã rơi xuống một đống cỏ khô.
Ba năm sau, Selak ngồi trên một xe buýt gặp tai nạn, 4 người chết, nhưng Selak không thuộc số đó. Trước đó 4 năm, xe Selak của bốc cháy nhưng ông đã thoát ra trước khi nó phát nổ. Năm 1995, Selak, lúc này đã 66 tuổi, bị một chiếc xe buýt đâm nhưng không chết.
Ngoài những lần thoát chết hy hữu, năm 2003, Selak đã giành gần 1 triệu USD nhờ mua xổ số.
Theo MKM / Trí Thức Trẻ
Vợ vô tình phát hiện mình có mặt trong bức ảnh thơ ấu của chồng Câu chuyện nhân duyên như "định mệnh" của cặp đôi trẻ này càng khiến nhiều người phải tin vào thứ gọi là "duyên phận". Nick Wheeler và Aimee Maiden đang chuẩn bị cho đám cưới sắp diễn ra. Khi họ đang xem album ảnh gia đình ở nhà bà của Nick khoảng vài tuần trước ngày cưới thì thấy một bức ảnh cũ...