Chuyện kể từ phòng khám Nam khoa
Có một bất ngờ tại phòng khám Nam khoa, là khoảng 10% các ông chồng đến điều trị vì vợ sử dụng ngôn ngữ “khủng bố”, khiến các ông tắt ngúm lửa lòng.
Tủi phận
Anh Hùng đến phòng khám vì cả tháng qua anh lâm cảnh “lực bất tòng tâm”. Cứ nghe vợ lên giọng là ngọn lửa tình trong anh như bị dội nước lạnh.
Anh kể: “Có một lần, tôi đi làm về mệt, cơ quan lại sắp thanh tra nhưng vợ cứ anh ơi, anh hỡi nhắc nhở “trả bài”. Cố chiều vợ, xong cô ấy buông một câu khiến tôi lạnh cả cột sống: “ Sao mau quá vậy?”. Những lần sau vợ tiếp tục: “Xong rồi hả?”. Cú cuối cùng hạ “nốc ao” tôi là: “Dạo này anh yếu quá”.
Từ đó, tôi chưa “lên giọng” đã cảm thấy sức lực tiêu tan. Tôi đã cố ngủ đủ tám giờ/ngày, ăn các thức ăn có chứa nhiều đạm như thịt dê, hải sản và kể cả pín dê… nhưng chẳng ăn thua gì. Vì thế, tôi trốn nhiệm vụ luôn cho đỡ ngại. Nhưng nào có trốn được!”.
Cũng bị thái độ của vợ khiến mình “làm ăn” ngày càng sa sút, anh Trung tâm sự với bác sĩ: “Tôi thấy mình không bị bệnh gì hết, bằng chứng là gặp những người phụ nữ khác, tôi vẫn có cảm xúc như thường. Thế nhưng, với người vợ mà mình bao năm theo đuổi mới cưới được thì “đàn em” lại án binh bất động. Vừa mới khởi đầu, cô ấy đã có thái độ cho tôi biết là mọi nỗ lực của tôi chỉ… làm phiền cô ấy mà thôi”.
Anh Tuấn “được” vợ hộ tống đến phòng khám. Cô vợ vào gặp bác sĩ trước, trình bày tường tận về tình hình bỏ “nhiệm sở” của chồng. Trao đổi với anh Tuấn, bác sĩ lại ngỡ ngàng khi anh phủ nhận tất cả: “Tôi có bệnh gì đâu! Cô ấy bệnh tưởng thì có. Suốt ngày càm ràm than thở, chê bai đủ điều khiến tôi mệt cầm canh. Thái độ đó thật khó chịu. Trong nhà lúc nào cô ấy cũng như đại tướng. Việc gì cũng giành làm, kể cả sửa điện, ống nước. Chỉ cần mọi việc chậm trễ một chút là cô ấy giành làm, rồi than khổ. Dần dần tôi “đình công” luôn cho cổ biết thân…”.
Mãi đến khi sắp bước lên xe hoa lần thứ ba trong đời, anh Hoàng mới tìm đến phòng khám Nam khoa. Anh kể: “Hai lần đầu tôi bị vợ bỏ chỉ vì “mần” hoài mà không có con. Ngặt một điều, các cô vừa chia tay tôi xong lấy chồng khác là ốm nghén liền. Tôi rất khổ tâm vì không biết chữa ở đâu nên đành chịu cảnh hẩm hiu. Nay biết rồi, tôi phải đi chữa cho hết bệnh rồi mới dám cưới người ta”.
Một bệnh nhân khác – anh Tùng lại “xin” bác sĩ tăng kích cỡ cho “đàn em”. Anh than: “Vợ tôi chê của tôi nhỏ quá! Sau lần chê bai này, mỗi lần lâm trận là cô lại thở dài đánh sượt”. Nhưng, khi bác sĩ yêu cầu anh đưa vợ tới để tư vấn thì anh lại đưa đến… cô bồ nhí!
Không bị vợ chê nhưng vẫn trở thành bệnh nhân là trường hợp anh Dũng – một doanh nhân. Giàu có nên anh yêu cầu vợ nghỉ làm. Chị ở nhà chỉ quanh quẩn ngày hai bữa cơm, đưa đón con đi học, rảnh rang lại lo đứng lo ngồi anh bị mấy cô nàng “móng tím” bỏ bùa mê. Thế là chị bỏ tiền ra “tút” lại nhan sắc, thoạt đầu chỉ là học trang điểm cho mặn mà hơn, sắm quần áo hàng hiệu để chồng nhờ vợ mà sang.
Video đang HOT
Khi không còn gì để “tân trang”, cô vợ trẻ bèn nâng kích cỡ vòng một cho có vẻ “núi lửa”, dù trước đó cô đã thuộc loại “núi đồi trùng điệp”. Sau chuyến đi công tác Hàn Quốc một tháng về, thấy vợ mình có vòng một “vĩ đại” quá, anh Dũng sinh nghi, đến khi nhìn cận cảnh, anh bị sốc, “đàn em” án binh bất động.
Anh phân trần với bác sĩ: “Tôi không biết làm sao bây giờ. Cảm giác của tôi mỗi lần gần vợ như gần người lạ! Bắt vợ chịu đau để bỏ “núi lửa” ra thì không nỡ mà gần vợ cũng không xong. Thôi thì xin BS giúp tôi vượt qua nỗi khổ “của lạ” này!”.
Hãy “hát lời tình yêu”
Với đàn ông, lời khen tiếng chê của vợ đóng vai trò rất quan trọng, có thể là “xăng dầu” thổi bùng ngọn lửa yêu thương nhưng cũng có thể là nước lạnh dập tắt mọi đam mê, bởi “chuyện ấy” chỉ hành động được khi có sự ra lệnh của hệ thần kinh.
Với đa số đàn ông, khi rơi vào tình huống “trên bảo dưới không nghe”, họ luôn có cảm giác xấu hổ, thất bại và tự đánh giá mình không phải là một người đàn ông thực sự. Sự hoang mang, lo lắng đó dần làm thay đổi thái độ và cách hành xử của họ. Để thành công trong điều trị, rất cần sự hợp tác từ người vợ. Sự quan tâm chăm sóc, lời nói ngọt ngào trìu mến của vợ là liều thuốc hiệu quả điều trị cho bệnh lạc phách, lạc tấu trong “hát song ca”.
Nhiều anh chồng rất ngại phải đi khám vì cho rằng đây là bệnh khó nói, ít ai chịu thổ lộ hoàn cảnh của mình, dù là với BS! Thế nhưng, theo các nhà khoa học, nam giới ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể rơi vào tình trạng yếu sinh lý tạm thời.
Có khoảng 152 triệu đàn ông trên thế giới bị bệnh rối loạn cương dương (ED). Vì vậy, khi có bệnh hãy đi khám vì đây là bệnh không của riêng ai. Bệnh tuy không nguy hiểm, không gây tử vong, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tinh thần và đe dọa hạnh phúc gia đình. Hiện nay, kết quả điều trị các trường hợp xuất tinh sớm và yếu sinh lý rất khả quan.
Bác sĩ Nguyễn Thành Như – Trưởng khoa Nam học, BV Bình Dân TPHCM, tổng kết: “Trong nhiều trường hợp, sau khi điều trị, sẽ kéo dài được thời gian “hát song ca” lên gấp đôi so với trước khi điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị này không thể giúp bệnh nhân vượt qua được tổn thương về tâm lý”. Với những trường hợp bệnh nhân luôn có suy nghĩ bi quan, cho rằng mình không thể thực thi “nhiệm vụ”, thì phải chuyển sang điều trị tâm lý.
Bên cạnh lời nói, thái độ của vợ, còn có nhiều nguyên nhân khiến các ông chồng không thể “hát lời tình yêu” như: Làm việc mệt mỏi, căng thẳng, thường xuyên thức khuya, rối loạn tiết tố sinh dục nam, tiểu đường… Do đó, khi phát hiện chồng có vẻ… yếu, các bà vợ nên khuyên chồng đi khám tổng quát để tìm nguyên nhân. Nếu có bệnh trầm cảm, tiểu đường, nên điều trị sớm, vì đây là những bệnh gây ảnh hưởng đến “chuyện ấy”.
Riêng với chuyện tăng “kích cỡ”, đơn vị Nam học chỉ điều trị kéo dài dương vật cho những trường hợp bị tai nạn làm ngắn mất “bảo bối”. Với những trường hợp “đứng núi này trông núi nọ” thì không điều trị vì đương sự không có bệnh. Theo các bác sĩ có kinh nghiệm về Nam khoa, khả năng của “đàn em” không phụ thuộc vào kích thước to hay nhỏ mà phụ thuộc vào độ cứng và thời gian.
Theo VNE
Bi hài chuyện bác sĩ nữ khám 'của quý'
Thấy vị bác sĩ nữ, nam thanh niên mặt đỏ tía tai, bảo cởi quần ra để khám mà anh chàng cứ loay hoay, mãi không dám cởi. Khi cởi xong, hai tay anh cứ giữ khư khư, nắm chặt "của quý".
Một buổi sáng tại BV Việt Đức, dãy ghế trước cửa phòng khám Nam khoa có 5 người đàn ông ngồi chờ. Họ làm mọi người chú ý bởi người thì đeo khẩu trang kín mít, người đội mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, người cầm tờ báo che mặt... Hóa ra đó là những đấng mày râu đang phải gõ cửa phòng bác sĩ vì "cậu bé" đang có vấn đề.
Khi bác sĩ nữ khám "của quý"
"Cậu nhỏ" của Tùng bị ngứa, mọc mụn lấm tấm đã từ lâu, nghĩ đến bệnh viện khám thì xấu hổ liền dùng các loại thuốc bôi, nước lá... nhưng vẫn không khỏi. Bệnh ngày càng trầm trọng, Tùng đành đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai đến phòng khám da liễu của Bệnh viện Da liễu Hà Nội để khám bệnh.
Trước khi vào BV, Tùng nhìn trước nhìn sau sợ người quen bắt gặp. Bước vào phòng thì ôi thôi, một nữ bác sĩ trẻ nhìn bệnh nhân tươi cười. Nghe bác sĩ nói phải cởi quần, Tùng giật bắn người, đến lúc khoe "cậu nhỏ" để bác sĩ khám, mặt Tùng đỏ như gấc, bác sĩ hỏi mà chỉ nói lắp bắp được vài câu.
May mà cô bác sĩ trẻ rất vui tính nên Tùng đã nhanh chóng thoát khỏi cảm giác xấu hổ, cầm đơn thuốc ra khỏi phòng mà tay chân vẫn run. Về uống và bôi 1 tuần sau khỏi hẳn, không phải tái khám.
Bác sĩ nữ khám nam khoa là nỗi run sợ của rất nhiều đàn ông. Nguyễn Văn Khả gặp tình huống éo le hơn nhiều. "Cậu nhỏ" bị sưng đau, nghĩ là bệnh sẽ tự khỏi, mấy ngày sau Khả hoảng hồn vì thấy một bên "quả cà" sưng to bằng... quả trứng ngỗng. Đến BV khám, thấy thấp thoáng cô bác sĩ, Khả liền quay về. Hai ngày sau người phát sốt vì đau quay lại BV vẫn thấy cô bác sĩ ấy khám nên đành liều bước vào.
Lúc để lộ ra "của quý" sưng phù trước mắt cô bác sĩ, Khả chỉ muốn đeo mo vào mặt, nhưng bác sĩ rất tận tình khám và pha trò: "Ngày mai anh mới đến khám thì có nguy cơ thành... thái giám đấy". Sau khi siêu âm, chụp chiếu, thử máu, nước tiểu... Khả được bác sĩ xác định bị viêm mào tinh hoàn, không phải cắt, nằm viện tiêm thuốc 2 tuần là ổn.
Tuy nhiên, bác sĩ nữ khám nam khoa cũng rơi vào những tình huống trớ trêu. Hơn 2 năm làm ở phòng khám, gặp gỡ bao nhiêu bệnh nhân là bấy nhiêu lần bác sĩ Lan, từng làm ở phòng khám nam khoa BV Việt-Đức, được trực tiếp mục sở thị những tình huống bi có, hài có mà không thể nào quên được. Việc gặp bệnh nhân có những câu hỏi trái khoáy, những câu hỏi rất ngây ngô cũng không phải là ít.
Bác sĩ Lan còn nhớ, có trường hợp bệnh nhân nam còn là thanh niên trẻ, vừa mới kết hôn nhưng đã gặp trục trặc trong chuyện chăn gối nên tỏ vẻ rất lo lắng, đến mong bác sĩ khám tận mắt. Ấy vậy mà, khi vừa bước chân vào phòng khám, thấy vị bác sĩ là nữ thì mặt đỏ tía tai, đứng bất động trong mấy phút, bảo cởi quần ra để khám mà anh chàng cứ loay hoay, mãi không dám cởi.
Rồi khi đã cởi xong, hai tay anh cứ giữ khư khư, nắm chặt "của quý", nhất quyết không dám bỏ ra. Anh này còn đề nghị bác sĩ có thể nhắm mắt vào khám được không. Sau một hồi giải thích mới đồng ý cho bác sĩ khám, hóa ra, cậu thanh niên này mất vệ sinh, không chịu làm sạch cho "cậu nhỏ" nên cô vợ ở nhà mới không dám gần gũi chồng. Sau khi thấy bác sĩ nói vậy, cậu thanh niên đỏ mặt, ngượng hơn cả lúc đầu mới vào.
Những lời cầu cứu lúc nửa đêm
Sau này BS Lan chuyển sang làm việc cho trung tâm tư vấn về sức khỏe tình dục thì cũng là lúc chị và các đồng nghiệp phải nhận được những cú điện thoại gọi đến lúc nửa đêm nhờ tư vấn, hỏi han những triệu chứng hay những trục trặc về cơ quan sinh dục, hoặc những vấn đề chốn phòng the.
"Ngày đầu còn chưa quen lắm với việc bị đánh thức dậy lúc nửa đêm, nhưng dần tôi cũng quen. May mà tâm lý mình vững nên mới có thể bình tĩnh trước những câu hỏi ngu ngơ, thậm chí không có vấn đề gì mà người bệnh cứ cuống lên như cháy nhà, rồi cả những chuyện vợ chồng tế nhị cũng được nhờ giải đáp lúc nửa đêm", bác sĩ Lan nói.
Những câu chuyện giữa đêm hôm khuya khoắt luôn để lại cho BS Lan những kỷ niệm khó quên. Chị kể: Có lần, vừa lên giường chợp mắt được độ nửa tiếng, bỗng có bệnh nhân gọi điện đến, khóc lóc sụt sùi trên máy. Rõ ràng là giọng con trai, mà vừa nói được vài câu đã khóc: "Sao của cháu vừa lên được tí lại xỉu ngay ạ? Cả đêm nay cháu chưa làm ăn được gì, vợ cháu đang giận rồi, cháu không biết làm thế nào".
Đã thế, cậu này còn dọa bác sĩ, nếu không giúp, cậu ấy sẽ uống 30 viên thuốc ngủ đã chuẩn bị sẵn để chết cho bác sĩ xem. Vừa buồn cười, vừa hoảng hồn trước cậu thanh niên, chỉ lo cậu ấy làm liều, nên bác sĩ Lan vừa phải nhẹ nhàng khuyên nhủ, vừa phải hỏi han để tìm ra cách giải quyết. Sau đó, phải mất tới gần nửa tiếng, cậu này mới chịu nghe và cúp máy đi ngủ.
Lại một lần khác, chị còn bị cả một cặp vợ chồng đang trong đêm tân hôn gọi điện nhờ sự trợ giúp. Vừa cất tiếng alô thì cậu thanh niên đầu dây bên kia đã liếng thoắng trình bày một hồi, yêu cầu bác sĩ "dạy" cho cậu từng bước trong việc quan hệ, từ màn dạo đầu tới màn nhập cuộc như thế nào. Buồn cười khi cậu ta cứ liên tục hỏi "làm sao cái của cháu cứ bé xíu, không to lên được", rồi khẩn khoản van xin bác sĩ chỉ cụ thể cho từng bước một...
Cũng có những cuộc gọi điện lúc nửa đêm của những kẻ mắc bệnh thích khoe "của quý", thích được nói chuyện về sex. Một lần có cuộc điện thoại của một người đàn ông, nhưng lại nói với giọng ẻo lả, mời gọi. Người này trình bày tường tận về "cậu nhỏ" đang ở trạng thái thế nào, đang cảm thấy ra sao..., chỉ nghe qua là nhận ra ngay giọng của dân đồng tính, đang có ham muốn tình dục và đang cố tình làm trò với bác sĩ.
Có thể nói có vô số những câu chuyện bi hài khi các bác sĩ nữ chữa bệnh cho đàn ông. Phải thật can đảm, yêu nghề và khéo léo, các bác sĩ nữ mới có thể đối mặt với những căn bệnh của "cậu bé" mà đàn ông luôn cho rằng đó là sức mạnh và rất ít khi dám thừa nhận nó bị ốm yếu.
Theo Lao Động
30% nam giới mắc bệnh "khó nói" Tại Trung tâm Nam khoa (Bệnh viện Việt Đức), từ 2 năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh "khó nói" của đàn ông tăng đáng kể, trong đó đáng chú ý là bệnh xuất tinh sớm. Một nghiên cứu mới đây cho thấy 30% nam giới bị căn bệnh này. Ảnh minh họa: Internet Bác sĩ Nguyễn Quang, Trung...