Chuyện huyền bí về ngôi đền giải oan cho thiếu nữ
Từ bao đời nay, người dân xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn truyền tai nhau về những sự tích kỳ bí mang sắc màu huyền thoại xung quanh ngôi đền Ngọc Lan.
Quang cảnh Đền Ngọc Lan
Đền giải oan cho thiếu nữ?
Đền Ngọc Lan thuộc quần thể khu di tích lịch sử Lam Kinh (căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) cách thành phố Thanh Hóa 51km về phía Tây Bắc. Khu di tích được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1962.
Theo những ghi chép về đền Ngọc Lan, thì ngôi đền nằm ở một vị trí đắc địa, hài hòa âm dương. Phía trước cửa đền là dòng sông Đào có từ thời nhà Hậu Lê hiền hòa uốn lượn chảy qua. Phía sau lưng đền là dãy núi Mục, nơi có những trạm tiền tiêu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thủa trước, thoạt nhìn như thế rồng uốn lượn.
Ngôi đền vốn đã nhỏ, nay lại càng khiêm nhường hơn dưới bóng cây Ngọc Lan uy nghi cổ thụ. Cây cao gần 30m, phủ bóng rợp mát một vùng, tuổi thọ ước tính hàng trăm năm. Rất nhiều vị cao niên trong vùng cũng không biết rõ tuổi thật của cây, chỉ biết khi họ lớn lên, cây đã cao sừng sững và tỏa hương ngào ngạt.
Đền Ngọc Lan được người dân xem như một ngôi đền thờ Thánh mẫu thiêng liêng. Theo phong tục truyền thống, cứ vào những ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng, người dân đều nô nức kéo đến xem lễ hội đèn lồng. Họ cầu may mắn, an lành và mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc. Bởi theo họ, đền thờ Mẫu rất thiêng, có thể thấu hiểu những lời cầu nguyện của con người. Từ xa xưa, xung quanh ngôi đền đã có những câu chuyện huyền bí hư thực được dân gian lưu truyền bao đời nay.
Nhiều giai thoại kể lại rằng, xưa kia có một thiếu nữ nhà nghèo xinh đẹp, nết na đươc nhiều chàng trai trong vùng thầm yêu trộm mến. Thế nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó, thiếu nữ đành chấp nhận làm dâu một gia đình phú hộ giàu có.
Ngày “vu quy” đã đến thì bỗng nhiên bên nhà phú hộ rêu rao tin đồn, nàng thiếu nữ không còn trong trắng, đã thất tiết, nên bắt cô gái phải chịu tội “bắt vạ” của tộc làng. Oan ức, gia đình thiếu nữ tìm đến cửa quan khiếu kiện, nhưng quan xét xử đã “đổi trắng thay đen” xử phạt gia đình cô gái phải bồi thường 200 quan tiền. Hoàn cảnh nghèo khó đến một bộ quần áo lành lặn để mặc cũng không có, thì lấy đâu ra số tiền lớn để nộp phạt.
Không thể chịu được nỗi oan ức, thiếu nữ đã gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, nhưng may mắn được một sư thầy cứu giúp. Sau đó sư thầy đã lập một đàn tế và mời nhân dân trong vùng đến chứng kiến, thiếu nữ đứng trên đàn tế để chứng tỏ sự trong sạch của mình.
Thế là bầu trời ngày hạ đang trong xanh bỗng nổi cơn giông ban ngày, những tia chớp xanh lóe lên khiến những người chứng kiến phải giật mình kinh sợ. Theo lý giải của vị sư thầy, sự trùng hợp này chứng tỏ thần linh đang nổi giận bởi những người lòng dạ hiểm ác đã kết tội nàng. Và như để chứng minh cô gái vô tội, một quầng sáng nhiều màu sắc bất chợt hiện ra và bao xung quanh thiếu nữ. Người dân chứng kiến cảnh ấy vội quỳ sụp xuống để tạ lỗi với thánh Mẫu.
Tiếp đó dân làng kéo đến nhà tên phú hộ đòi họ phải trả lại sự trong sạch cho cô gái. Trước sức ép, gia đình phú hộ buộc phải thú nhận tội lỗi của mình. Sau khi lấy lại sự trong sạch, cô gái xin với gia đình cho mình được vào đền quét dọn, chăm sóc để tỏ lòng biết ơn.
Cũng từ truyền thuyết này, mà đã có rất nhiều cặp uyên ương trước ngày cưới thường đến đền thắp hương, để Thánh Mẫu chứng giám lòng chung thủy của hai người. Họ mang hy vọng sẽ được Thánh Mẫu phù hộ cho một cuộc sống hạnh phúc lâu bền.
Đền Ngọc Lan vào những dịp rằm hay lễ tết, khách tới thăm đền rất đông, nhưng kỳ lạ là dù hoa Ngọc Lan đẹp, hương hoa say đắm lòng người mà không ai dám tơ tưởng sẽ ngắt một chùm hoa hay hái một chiếc lá Ngọc Lan đem về.
Video đang HOT
Kể cả trong đêm giao thừa hàng năm, người dân đến lễ đền, đón năm mới đông đúc, nhưng tuyệt nhiên một chiếc lá xanh cũng không bị mất dấu. Ông giáo Cần, ở khu 1 thị trấn Lam Sơn, người trông coi ngôi đền nhiều năm tâm sự: “Đừng tham của trời, kẻo các cụ trách phạt nặng đấy”.
Rồi ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đáng thương về người phụ nữ đã vô tình “vi phạm” quy tắc của Thần. Số là 20 năm trước, có người phụ nữ vùng khác đi qua khu vực đền thiêng thì bị mùi hoa ngọc lan thơm ngào ngạt làm cho ngây ngất.
Thế là dù đã được nhiều người cảnh báo, nhưng người phụ nữ không cầm lòng được hái trộm một cành hoa lan về nhà. Một tuần sau, sự tình đau lòng xảy ra, người phụ nữ ấy bỗng dưng bị điên. Người cứ bần thẩn, bỏ nhà đi lang thang, nhưng đặc biệt dù ban ngày người phụ nữ này đi khắp nơi, nhưng cứ tối đến là trở về bên đền Ngọc Lan nằm ngủ.
Cũng từ ngày có “người điên” về trú ngụ, mà an ninh ở khu vực đền tốt hơn. Bọn nghiện trước đây thường lui tới chỗ vắng vẻ của ngôi đền để hút chích, nhưng khi có người ở đây “làm phiền”, thì tuyệt nhiên chúng không còn đến nữa.
Rồi còn những câu chuyện huyền bí khác xoay quanh khu đền thiêng, như chuyện về một cậu bé xã bên. Do hiếu kỳ nên trèo lên cây bắt tổ chim, sau khi lấy được tổ chim thì không thể leo xuống được. Và đột nhiên cơn gió mạnh ở đâu thổi đến làm nghiêng ngã cả cây cối. Và do quá sợ hãi cậu bé đã “bay” từ trên ngọn cây xuống đất.
Cậu bé bị gãy tay và xây xước khắp người, nhưng kỳ lạ thay, tổ chim non lại không bị ảnh hưởng, nó mắc lại trên một cành cây to. Còn rất nhiều những câu chuyện xung quanh đền Ngọc Lan linh thiêng. Đối với người dân sống nơi đây, những câu chuyện ấy mang tính linh thiêng huyền bí đặc trưng, nó được người dân lưu giữ và truyền lại cho bao thế hệ con cháu.
Ngày bình thường vẫn có nhiều người tìm đến Đền Ngọc Lan dâng hương.
Đậm màu sắc huyền thoại
Đền Ngọc Lan dù người đời đồn thổi những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn khiến nhiều người nghe phải rợn tóc gáy, nhưng người dân địa phương lại coi ngôi đền là nơi thanh tịnh yên bình nhất. Trong những đợt thi cử căng thẳng, có rất nhiều học sinh lên đây tự ôn thi, chuyên tâm học hành mong muốn Thánh Mẫu phù hộ để con cháu được đỗ đặt bằng người.
Theo ông Lương Văn Đậu, người sống gần đền Ngọc Lan kể lại, có rất nhiều truyền thuyết về ngôi đền, nhưng trong dân gian ở đây vẫn thường hay kể cho nhau nghe về 3 nguồn gốc ra đời của đền Ngọc Lan.
Theo tâm linh, đền có tên là đền Trình. Vì ngày xưa, đây là con đường duy nhất để thông thương giữa miền xuôi lên miền ngược của huyện. Tỉnh Thanh Hóa thuở ấy còn nhiều rừng rậm và thú dữ, đường đi cách sông trở núi nên rất gian nan, nguy hiểm.
Đền Ngọc Lan được người dân xem như một ngôi đền thờ Thánh mẫu thiêng liêng. Theo phong tục truyền thống, cứ vào những ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng, người dân đều nô nức kéo đến xem lễ hội đèn lồng. Họ cầu may mắn, an lành và mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc. Bởi theo họ, đền thờ Mẫu rất thiêng, có thể thấu hiểu những lời cầu nguyện của con người. Từ xa xưa, xung quanh ngôi đền đã có những câu chuyện huyền bí hư thực được dân gian lưu truyền bao đời nay.
Đền Ngọc Lan nằm chính giữa ranh giới của mảnh đất nối liền miền xuôi và miền ngược. Để hành trình được an lành, vạn sự thành công, khách bộ hành thường tạt vào đền thắp hương, cầu xin thánh thần bảo hộ cho mình. Đền Trình có nghĩa là trình diện, mong các bậc thánh thần nhận mặt để chở che cho họ tránh gặp thú giữ, và đạo tặc trên đường đi.
Ngược dòng lịch sử, thời Lê Lợi khởi binh thì đây chính là một trạm canh gác đa năng. Trạm canh được chủ tướng Lê Lợi giao cho một thôn nữ tài trí mưu lược, sắc nước hương trời, giả mở quán bán hàng nước dưới gốc cây Ngọc Lan để che mắt quân Minh. Đây đồng thời là trạm đưa tin, dò la các hoạt động của giặc để kịp báo cho nghĩa quân Lam Sơn.
Quán nước cũng là một cơ sở bí mật lựa chọn tuyển mộ binh lính trong vùng cho chủ tướng Lê Lợi. Thanh niên trai tráng muốn đầu quân thì tới đây đăng ký tên tuổi để trình lên các tướng lĩnh, sau đó mới được vào vòng trong huấn luyện để gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Với những công trạng của mình, sơn nữ ấy đã giúp Lê Lợi có những người tôi trung, làm nên chiến thắng giòn giã trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khi qua đời, cô được sắc phong là Công chúa Ngọc Lan, được nhân dân lập đền thờ để tỏ lòng nhớ ơn. Nơi đây vua Lê cũng đặt bàn thờ bảy vị Công thần của nhà Lê: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí…
Có một truyền thuyết khác kể rằng trong thời Pháp thuộc, bọn thống trị bắt phu phen ở đây đào một con sông dẫn nước từ đập Bái Thượng xuống các xã dưới xuôi để tưới tiêu, nhưng thực chất là để phục vụ mục đích bóc lột nông nghiệp. Khi đào tới gốc cây Ngọc Lan thì không thể nào đào tiếp được nữa, vì cứ sau một đêm những phiến đá to lạ xuất hiện cản lối.
Điều này khiến cho nhiều kỹ sư Pháp đau đầu, nhưng không sao lý giải và tìm ra cách khắc phục được. Một hôm ông kỹ sư người Pháp trở ra Hà Nội xin ý kiến của cấp trên, trong khi ngủ ông mơ thấy giữa dòng sông đang đào, nổi lên một con trâu trắng và một cô gái mặc quần áo trắng cứ dập dềnh trên mặt nước.
Cho là điềm linh thiêng nên ông đã quay trở lại, đi đến xã Thọ Lâm thì ông bị lạc ở rừng Lim. Đang đêm tối om, ông nhìn thấy một vệt ánh sáng le lói phía trước, nhìn kỹ thì hóa ra đó là một cái am nhỏ đang được ánh trăng phản chiếu. Hôm sau ông quay trở lại, thắp hương rồi nhờ thầy địa lý di chuyển am về gốc cây Ngọc Lan. Kể từ đó dòng sông được đào trôi chảy không gặp sự cố gì nữa.
Cây Ngọc Lan cổ thụ đã có từ bao đời nay, nó là một vật chứng lịch sử và cũng là biểu tượng tín ngưỡng dân gian của nhân dân. Xung quanh nó, có biết bao câu chuyện kỳ bí huyền thoại, có thể tin có thể không, nhưng vẫn được các thế hệ lưu truyền, gìn giữ bền bỉ đến ngày nay.
Theo Khampha
Người mẹ mong hiến thận cho con
Thương con bị suy thận nặng, bà Lê Thị Quý (Thọ Xuân, Thanh Hóa) mong muốn hiến thận cho con để anh có thể kéo dài sự sống.
Chỉ cho người khách lạ ngôi nhà nằm giáp triền đê của mẹ con bà Lê Thị Quý, ông Trần Duy Hải, trưởng khu phố 4, thị trấn Thọ Xuân lắc đầu bảo: "Số bà ấy vất vả. Bằng tuổi này đáng lẽ được an nhàn chơi với cháu, nhưng vẫn phải lo kiếm tiền chạy thận cho con".
Ngôi nhà nhỏ chỉ có hai mẹ con ở. Người đàn bà 58 tuổi, chân bước tập tễnh vì bệnh khớp đang chuẩn bị đi cắt cỏ cho bò. Nhắc đến con trai, tự dưng nước mắt bà Quý trào ra. Sực nhớ đang khóc trước mặt người lạ, bà đưa tay quệt vội má rồi bảo: "Chắc thằng bé chăn bò ở gần đây. Lúc sáng nó mới đi chạy thận về mệt nhưng vẫn cố đi". Bà Quý trìu mến gọi người con trai 31 tuổi là thằng bé.
Anh Hà Đình Chiến, con trai bà, phát hiện bị suy thận từ tháng 4/2010. Thấy sau vài tuần tăng gần 7 kg, người mệt mỏi, anh đi bệnh viện khám và choáng váng khi bác sĩ kết luận bị suy thận độ 4, cấp độ nặng nhất.
Anh Chiến càng suy sụp hơn khi biết căn bệnh viêm cầu thận như một mầm độc tồn tại trong cơ thể hơn 10 năm nay. Không biết cụ thể nguyên do, anh chỉ lờ mờ đoán có lẽ mình bắt đầu ủ bệnh từ ngày đi bộ đội, đóng quân ở sân bay Đà Nẵng. Anh phải nhập viện đa khoa Thanh Hóa chạy thận cấp cứu trong vòng một tháng rồi tiếp tục chạy thận nhân tạo gần 3 năm nay.
Ở tuổi 58, bà Lê Thị Quý muốn hiến thận cho con trai để anh Chiến được kéo dài sự sống. Ảnh: Hoàng Phương.
Nghe tin con bị suy thận, bà Quý rụng rời chân tay. Chồng bị tai nạn cách đây gần 20 năm, bà một mình vật lộn mưu sinh nuôi ba đứa con thơ. Hai con gái lớn đã lấy chồng và có cuộc sống riêng. Chiến là con trai út mới cưới vợ được vài tháng. "Nếu nó không qua khỏi chắc tôi cũng không sống nổi", bà Quý cho hay.
Gọi mẹ chồng thân mật là u, chị Hà Thị Hằng nhắc đến bà với sự khâm phục: "Gánh nặng gia đình, con cái bao nhiêu năm qua mình u gánh. Không có ai san sẻ cùng, u cũng chưa bao giờ kêu ca".
Thời gian đầu mới phát hiện ra bệnh, anh Chiến phải chạy thận cấp cứu 4 lần một tuần. Để con dâu ở lại chăm sóc chồng, ban ngày bà Quý chạy chợ, đêm lại tranh thủ mang tiền xuống đóng cho con. Bà thường dậy rất sớm, đi lấy thịt lợn ở lò mổ cách nhà 3 km rồi chất lên chiếc mẹt chằng sau xe đạp. Bà đạp xe hết các ngõ ngách quanh thị trấn và xã vùng lân cận rao bán bất kể nắng mưa. Nhiều người biết con trai bà nằm viện đã mua ủng hộ. Bà bảo trước buôn bán dễ, có ngày kiếm tiền trăm, giờ đạp xe mỏi chân cả ngày chỉ được vài chục nghìn.
"Có những đêm mưa to gió lớn, thậm chí bão bùng nhìn mẹ ướt hết người mang tiền xuống, tôi chỉ muốn bỏ về nhà. Thanh niên sức dài vai rộng mà không nuôi nổi mẹ, lại để mẹ phải vất vả vì con", người thợ điện cất giọng mệt mỏi. Khuôn mặt anh Chiến đen sạm do mất sắc tố da và đôi mắt hằn lên những tia máu đỏ.
Tình trạng bệnh của anh Chiến ngày càng xấu đi. Có thời gian chất độc trong máu quá cao do thận không lọc được, anh lên cơn co giật, bị mất trí nhớ tạm thời. Nhìn thấy vợ vào thăm, anh sợ sệt ôm chặt lấy mẹ như một đứa trẻ và luôn miệng xua đuổi chị Hằng. Bà Quý chỉ còn biết vỗ về con trai: "Ngoan, đừng khóc nữa. Vợ con đấy".
Chờ cho con trai ngủ, bà lại ra hành lang đứng khóc cùng con dâu. Bà bảo thương con trai một thì thương Hằng gấp 10 lần. Hơn một năm Chiến chạy thận ở bệnh viện đa khoa, bao nhiêu của cải đội nón ra đi. Đành để chồng ở nhà với mẹ, con dâu bà mang tấm bằng cử nhân báo chí ra Hà Nội xin việc. "Tội nghiệp con bé, mới lấy chồng được 4 tháng, còn chưa kịp có con", bà Quý chép miệng nói.
Sau khi được cấp cứu, trí nhớ của anh Chiến dần phục hồi nhưng nhiều lúc đang ăn cơm, anh bỗng ngẩn ngơ, rồi bảo mẹ "Con quên mất cách cầm đũa như thế nào rồi". Lòng người mẹ như có dao cắt, lén quay mặt đi lau nước mắt rồi bà dạy cho con cách cầm đũa như người lớn dạy đứa trẻ những ngày đầu tập ăn.
Đầu năm 2012, anh Chiến chuyển sang nằm ở Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. Giờ mỗi tuần ba lần, anh tự bắt xe bus đi chạy thận. Để tiết kiệm tiền xe ôm, anh đi bộ hơn một km từ bến xe bus vào bệnh viện. Vừa rồi vay vốn hộ nghèo được 20 triệu đồng, hai mẹ con mua một đôi bò về cho Chiến chăm. Nếu không quá mệt, anh lại dắt bò lên triền đê cho chúng ăn cỏ rồi lại lùa về chuồng.
Hàng ngày, những lúc sức khỏe bình thường, Chiến lại tranh thủ chăm sóc đôi bò mới mua. Ảnh:Hoàng Phương.
Chiến bảo nhiều lúc nhìn các cháu ríu rít chơi đùa, anh hối hận vì lúc cưới xong, vợ chồng còn muốn xây dựng kinh tế nên chưa vội có con, giờ muốn có cũng không dễ dàng. Nhưng nếu có rồi thì giờ mẹ và vợ sẽ vất vả gấp đôi vì vừa phải chăm người ốm, lại thêm đứa trẻ. "Nhiều lúc chán chường nhưng nhìn hai người phụ nữ đang gồng mình lên gánh vác, tôi lại không thể buông xuôi", anh nói.
Những ngày cùng con đi viện, bà Quý biết ngoài chạy thận nhân tạo còn có thể ghép thận nhưng chi phí khá lớn. Hơn 2 năm qua, bà muốn cho con một quả thận để cứu sống anh. Chị Hằng đi tham khảo các bệnh viện lớn thì biết chi phí cho một ca ghép thận khá lớn, hơn 300 triệu đồng. Bà Quý dự định bán miếng đất ở triền đê gần hai năm nay nhưng chưa có ai mua. "Nghe nói mẹ cho thận con là tốt nhất. Nếu phải bán cả cửa nhà để có tiền ghép thận cho con, rồi về ở nhờ họ hàng tôi cũng chấp nhận", bà nói.
Bác sĩ Lương Xuân Huy, người trực tiếp điều trị cho anh Chiến cho hay, đối với bệnh nhân bị suy thận nặng thì có hai cách điều trị là chạy thận nhân tạo (lọc chu kỳ) và ghép thận. Lọc chu kỳ như hiện nay thì điều kiện kinh tế và sức khỏe của bệnh nhân ngày càng kém đi. "Nếu ghép thì chi phí khá lớn. Gia đình anh Chiến cũng phải cân nhắc kỹ vì sức khỏe người cho thận bị ảnh hưởng khá nhiều, chưa kể nguồn cho thận có phù hợp hay không. Cần phải làm nhiều xét nghiệm và có sự tư vấn của bác sĩ", bác sĩ Huy nói.
Anh Chiến tâm sự, nếu cho thận làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ thì anh không muốn. Nhưng bà Quý gạt đi, bảo phải thử thì mới biết được. Sắp tới, hai mẹ con sẽ ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để làm xét nghiệm và nhờ bác sĩ tư vấn. "Nếu chạy thận nhân tạo thì gia đình vẫn cầm cự được. Nhưng muốn sống lâu dài, muốn sinh con thì chắc chỉ còn cách ghép thận", bà Quý cho hay.
Hoàng Phương - Lê Hoàng
Theo VNE
Sửng sốt Ly Cung của triều đại nhà Hồ Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hồ Sao Sỉa gần như trở thành một bãi đất bằng phẳng, cỏ dại mọc ngập mặt đất, trong khi tứ phía của hồ được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm. Ở vùng đất Đại Lại xưa (nay thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là nơi khởi nghiệp của Vương triều Hồ,...