Chuyến hồi hương của những bạn trẻ bị Covid-19 “đánh bật” khỏi TPHCM
Đoàn người đi xe máy vượt hàng trăm km từ vùng “tâm dịch” về quê ngày một nhiều hơn.
Nhiều người trong số đó bị đại dịch Covid-19 đánh bật khỏi những cuộc mưu sinh trên vỉa hè ở TPHCM.
Đóng cửa tiệm sửa xe, chưa tính ngày trở lại TPHCM
Sau 25 giờ đồng hồ chạy xe, Nguyễn Văn Phát cùng nhóm bạn đã về đến chốt kiểm dịch đèo Bình Đê – ranh giới phía Nam tỉnh Quảng Ngãi. Nhóm của Phát có 6 người với 3 xe máy chất đầy hành lý.
Phát là thợ sửa xe máy ở TPHCM. Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều hoạt động ngưng trệ. Tiệm sửa xe máy nơi Phát làm việc cũng không tránh khỏi cảnh đìu hiu. Hơn một năm qua, chàng trai 27 tuổi vẫn cố bám víu, mưu sinh dù rất khó khăn. Nhưng bây giờ, Phát quyết định về nhà.
Vượt quãng đường hơn 800 km từ TPHCM trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành là một quyết định khá liều lĩnh. Nhưng Phát vẫn quyết định về nhà và chưa dự định ngày trở lại.
Về từ vùng dịch, Phát phải thu dọn hành lý đi cách ly tập trung.
Sau Tết, Phát cùng hàng chục nghìn người Quảng Ngãi rời quê vào TPHCM cho những cuộc mưu sinh. Trong những chuyến xe ly hương, không ai nghĩ sẽ về nhà vào lúc này. Phát cũng vậy, nhất là khi trong túi cậu chỉ còn vài trăm nghìn đồng – số tiền cuối cùng trong khoản “cứu trợ” được mẹ gửi vào TPHCM trước đó vài ngày.
“Dịch rất căng thẳng, công việc không có, ở trong đó miết không được. Em quyết định về, mẹ phải gửi vào 2 triệu đồng. Trả tiền trọ, điện nước, còn một ít chi tiêu dọc đường”, Phát nói rồi thu dọn hành lý đi cách ly tập trung.
Nhóm bạn trẻ khai báo y tế khi đến chốt kiểm dịch phía Nam tỉnh Quảng Ngãi.
Nhóm của Phát có 6 người, tất cả còn rất trẻ. Họ đều là những lao động mưu sinh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong khó khăn, nơi họ nghĩ đến là nhà. Và họ quyết định cùng nhau rời TPHCM.
Video đang HOT
Gia đình 5 người của bà Lan đến chốt kiểm dịch đèo Bình Đê cùng lúc với nhóm của Phát. Để về đến Quảng Ngãi, bà phải thuê ô tô với giá 10 triệu đồng. Chưa kể chi phí xét nghiệm, chi tiêu dọc đường. Một khoản tiền khá lớn với những lao động xa quê mưu sinh.
“Cả nhà 5 người, không có việc làm nên phải về. Chấp nhận tốn kém một chút, đợi đến lúc nào hết dịch rồi lại vào”, bà Lan nói.
Cháu gái bà Lan mới 7 tuổi mệt mỏi ngồi đợi để được về nhà. Nhưng tất cả những người về từ vùng dịch, đều phải đi cách ly tập trung. Con số này vẫn đang tăng lên từng ngày.
Gia đình bà Lan phải thuê ô tô với giá 10 triệu đồng đi từ TPHCM về Quảng Ngãi.
Bãi xe quá tải vì chủ xe phải đi cách ly tập trung
“Chưa bao giờ bãi xe của chúng tôi quá tải như thế”, Thiếu tá Dương Hiển Công Lực – Trưởng trạm CSGT Đức Phổ nói và cho biết, người dân chạy xe máy về đến chốt phải đi cách ly. Xe được đưa về trạm lưu giữ.
Thống kê sơ bộ, chỉ trong 6 ngày qua, Trạm CSGT Đức Phổ tiếp nhận 600 xe máy của người về từ vùng dịch. Dòng người về vẫn nối dài, bãi xe của trạm quá tải. “Trung bình một xe đi 2 người, số người về từ vùng dịch đã hơn 1.100 người và chưa có dấu hiệu giảm”, Thiếu tá Lực nói.
Chiến sĩ làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch ghi thông tin xe máy người dân gửi lại.
Chỉ trong 6 ngày, Trạm CSGT Đức Phổ đã tiếp nhận 600 xe máy của người dân đi về từ vùng dịch.
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát ở TPHCM, hàng nghìn người Quảng Ngãi đã về quê theo đường “tiểu ngạch”. Con số này cho thấy nhu cầu về nhà rất lớn. Một thống kê của các Hội đồng hương Quảng Ngãi cũng cho thấy, khoảng 20 nghìn người có nguyện vọng về quê.
Về nhà lúc này là nhu cầu tất yếu. Song với nhu cầu này của người dân, ngành y tế sẽ thêm áp lực, khi các khu cách ly tập trung ở địa phương đã quá tải. Hiện Quảng Ngãi đã ghi nhận 252 trường hợp mắc Covid-19. Các khu cách ly tập trung đang phục vụ 2.500 người, phân nửa trong số đó về từ vùng dịch.
Tại Quảng Ngãi, số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng, các khu cách ly tập trung đã quá tải. Dù hiểu nguyện vọng của người dân, nhưng tỉnh gặp rất nhiều khó khăn nên không thể đón được quá nhiều người về cùng lúc.
Cân nhắc kỹ lưỡng, tỉnh Quảng Ngãi quyết định ưu tiên hỗ trợ 400 người dân thật sự gặp khó khăn trở về. Một hướng khác, các khách sạn trên địa bàn tỉnh có thể tiếp nhận 1.800 người cách ly. Số này phải tự trả chi phí cách ly 14 ngày với số tiền không hề nhỏ.
Người dân Quảng Ngãi tiếp tục đi xe máy từ vùng dịch về quê.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên đề nghị người dân cân nhắc trước khi về quê. Đề nghị này được đưa ra khi lượng người về Quảng Ngãi vẫn tăng lên từng ngày.
Theo ông Phiên, tỉnh luôn thấu hiểu có nhiều lao động, sinh viên Quảng Ngãi thực sự gặp khó khăn bởi đại dịch. Đó là lý do số người về Quảng Ngãi vẫn đang tăng lên.
“Tuy nhiên, việc về nhà vào lúc này đối diện với nhiều nguy cơ. Những nguy cơ trên hành trình hàng trăm kilomet qua nhiều vùng dịch, và rất nhiều khó khăn nguyên nhân khách quan. Mong người dân cân nhắc trước khi về quê”, ông Phiên nói.
Phát huy sức trẻ trong phòng, chống dịch COVID-19
Khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phát huy sức trẻ, Tỉnh đoàn Lâm Đồng đã có nhiều chương trình và hoạt động thiết thực, sáng tạo để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong địa bàn tỉnh, cũng như các địa phương trong cả nước.
ĐVTN tỉnh Lâm Đồng tham gia hỗ trợ lấy thông tin tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Kim Anh)
Gần 2.000 ĐVTN tham gia phòng, chống dịch tại các chốt kiểm dịch
Sáng 21/7, Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng Trần Thị Chúc Quỳnh cho biết 1.927 đoàn viên, thanh niên đã lên đường thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch, các vùng cách ly, phong tỏa, những khu vực có nguy cơ cao lây lan dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, 58 sinh viên các trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng và Đại học Yersin Đà Lạt cũng chuẩn bị lên đường chi viện hỗ trợ chống dịch tại tỉnh Bình Dương. Đây là những sinh viên thuộc chuyên ngành điều dưỡng, có nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu tại tỉnh Bình Dương về công tác chuyên môn, hỗ trợ khám sàng lọc, phục vụ công tác bảo đảm y tế tại các khu cách ly...
Hiện toàn bộ 58 sinh viên đã được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 và có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đội hình được tập huấn trước khi xuất phát vào ngày 22/7, từ TP Đà Lạt xuống Bình Dương.
Những ngày này không khó để bắt gặp những hình ảnh tình nguyện viên cắt rau, đóng gói để gửi đến các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. (Ảnh: Tỉnh đoàn cung cấp)
Nhân lên những "Chuyến xe yêu thương"
Tiếp nối thành công của 2 đợt đầu phát động Chương trình "Chuyến xe yêu thương" trong tháng 6, ngày 20/7, "Chuyến xe yêu thương" hỗ trợ người dân tỉnh Phú Yên đã xuất phát từ TP Đà Lạt, mang theo 27 tấn nông sản và nhu yếu phẩm tiếp sức cho tuyến đầu phòng chống dịch, các khu cách ly, cũng như bà con tỉnh Phú Yên đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng Trần Thị Chúc Quỳnh cho biết: 200 tấn rau, củ, quả, lương thực, thực phẩm trong 2 "Chuyến xe yêu thương" đợt đầu đã được gởi đến Nhân dân TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang tiếp tục tổ chức các chuyến xe nhỏ lẻ để đi đến với các vùng dịch khó khăn. Những món quà đầy ý nghĩa ấy đã được gửi đến lực lượng tuyến đầu, bệnh nhân tại các khu cách ly, đồng bào khó khăn tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh, thành phố khác trong nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng chia sẻ: Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến căng thẳng, Ban tổ chức chương trình "Chuyến xe yêu thương" sẽ tiếp tục đưa nông sản chia sẻ với nhiều tỉnh, thành khác đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, như Phú Yên, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đến nay Chương trình "Chuyến xe yêu thương" đã vận chuyển hơn 200 tấn rau, củ, quả từ tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phú Yên...
Thiết thực lời kêu gọi chung tay phòng chống dịch, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lâm Đồng và tổ chức Đoàn các cấp đã kêu gọi, hỗ trợ 5.000 khẩu trang, 3.500 kính chống giọt bắn, 300 lít nước sát khuẩn, 1.000 nón tai bèo cho các chốt kiểm dịch; tiếp nhận từ Tập đoàn Tôn Hoa Sen 6.000 suất ăn miễn phí hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, thanh niên tham gia phòng chống dịch.
Tài xế xe liên tỉnh gặp khó vì 'kiểm dịch mỗi nơi một kiểu' Những ngày này, tài xế Vũ Viết Hải (Công ty Cứu hộ Sài Gòn) thường ra khỏi nhà từ 2h sáng bởi phải đi các tỉnh xa, mất nhiều thời gian khai báo y tế tại mỗi chốt kiểm dịch. Từ TP HCM đến Đắk Nông bình thường chỉ đi khoảng 5 tiếng, song từ khi các tỉnh dọc đường lập chốt kiểm...