Chuyện học của người đẹp
Những chân dài thường bị soi nhiều trong mọi vấn đề. chuyện học hành của các người đẹp Việt cũng đã từng được đem lên “bàn cân” để đo “trọng lượng”.
Hoàng Thùy Linh – Ảnh: nhân vật cung cấp
Người đẹp “bết”
Những cái tên thuộc hàng mỹ nữ Việt có học vấn cao dường như đã là “thì quá khứ”. Ở “thì hiện tại”, nhiều người nổi tiếng trẻ đẹp lại bị ghi vào “sổ đen” khi trình độ học vấn kém và tất nhiên họ bị dư luận “ném đá” không ít.
Tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2008, sau khi Trần Thị Thùy Dung đăng quang ngôi hoa hậu, hàng loạt bài báo phanh phui chuyện người đẹp này chưa tốt nghiệp THPT được tung ra cùng nghi vấn về việc cô vi phạm quy chế cuộc thi. Sau này khi xác minh, được biết hoa hậu học trung học tại một trường tư thục và đã nghỉ học từ học kỳ 2 của lớp 12. Trước áp lực dư luận, Thùy Dung phải quay trở lại trường hoàn thành việc học và thi tốt nghiệp nhưng điểm số thi của cô cũng rất thấp, chỉ đạt 33 điểm trong đó môn văn chỉ được 3 điểm.
Chuyện về một hoa hậu chưa đỗ tốt nghiệp và có điểm thấp như vậy từng trở thành sự kiện “đình đám” lúc đó khiến người trong cuộc cảm thấy bẽ bàng. Thùy Dung từng chia sẻ sau đó trong một bài phỏng vấn: “Học là chuyện cả đời, chẳng lẽ giờ tôi học gì cũng phải hô lên cho thiên hạ biết sao”. Sau này được biết hoa hậu đang theo học tại Đại học RMIT. Vừa qua Thùy Dung ngồi “ghế nóng” tại cuộc thi Hoa hậu VN năm 2012 ở vòng chung khảo khu vực phía nam và có thể cô sẽ tiếp tục vai trò này trong đêm chung kết nhưng cũng có người không đồng tình vì cho rằng cô không xứng đáng để ngồi vào vị trí đó.
Chung cảnh ngộ với Thùy Dung là Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 – Diễm Hương. Sở hữu sắc vóc đẹp nhưng sau khi đăng quang cô cũng bị “lật tẩy” bởi bảng điểm học tập hệ cao đẳng ở Đại học Hoa Sen cực kỳ “bết” khi trượt đến 7 môn và 11 môn có điểm xếp loại D và C. Dù đã lên tiếng thanh minh cho thành tích học tập của mình là vì lý do sức khỏe nên học kỳ 2 cô mới có điểm thi thấp như vậy, nhưng dư luận không mấy đồng tình và cho rằng việc học của cô không “đẹp” so với ngôi vị của một hoa hậu.
Hoàng Thùy Linh được biết đến là một hotgirl không chỉ xinh đẹp, tài năng mà còn vang tiếng thơm khi đỗ thủ khoa Trường đại học Sân khấu – điện ảnh năm 2006. Nhưng sau đó lấy lý do vì đam mê nghệ thuật, phải đóng phim, đi hát nhiều nên cô bỏ bê chuyện học hành và “tuột dốc không phanh” khi thành tích học bê bét ở trường của cô được tung lên mạng với 10 môn nhưng có 2 môn thi lại và 8 môn phải học lại. “Vàng Anh” đã tốt nghiệp Đại học Sân khấu – điện ảnh Hà Nội nhưng cô vẫn bị liệt vào hàng những người đẹp không ý thức chuyện học.
Nếu như Hồng Quế là một cái tên “đình đám” trong làng thời trang VN khi mới 18 tuổi đã có vị trí nhất định nhưng việc học của chân dài này không có gì là xán lạn khi từng bị soi và cho là bết bát khi cô khoe điểm thi tốt nghiệp trên Facebook với điểm số 39/60. Dù đây là điểm số an toàn để “vượt vũ môn” nhưng người đẹp vẫn bị cho là “lép vế” về tinh thần học tập.
Còn người đẹp Lý Nhã Kỳ, ngay sau khi được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Việt Nam, bị “vồ” ngay nghi án tốt nghiệp đại học ngành kinh tế tại Trường đại học Real (Đức). Cư dân mạng mổ xẻ rằng ở Đức không có trường đại học nào tên là Real mà đó là tên của một phân cấp của trường phổ thông bên Đức và tên của một hệ thống siêu thị nổi tiếng của quốc gia này. “Phản pháo” lại dư luận, người đẹp đã đưa ra những lập luận rõ ràng để chứng minh cho chuyện học của mình và cô giải thích đó là do sự nhầm lẫn khi chia sẻ thông tin khiến báo chí hiểu không rõ ràng và ghi không chính xác tên trường đại học mà cô đã tốt nghiệp nên mới bị mổ xẻ như thế.
Hoa hậu chăm học
Video đang HOT
Nói chuyện trình độ học vấn, những gương mặt đại diện cho sắc đẹp VN những năm gần đây có phần “lép vế” so với những hoa hậu đàn chị như Bích Phương, Diệu Hoa, Ngọc Khánh đến Mai Phương, Ngô Phương Lan, Nguyễn Thị Huyền…
Mai Phương Thúy đăng quang Hoa hậu năm 2006, sau khi giành vương miện cô mới thi vào Trường đại học RMIT còn Ngọc Hân thì cũng chỉ vừa tốt nghiệp đại học ngành thiết kế thời trang hay Hoa hậu đẹp nhất châu Á Hương Giang, tốt nghiệp Khoa Báo chí – đại học KHXH và Nhân văn.
Điển hình của sự thành đạt, tài sắc vẹn toàn và được nhiều người công nhận là Hoa hậu VN năm 1988 – Bùi Bích Phương. Chị đã tốt nghiệp xuất sắc chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh và xây dựng nhiều dự án dành cho cộng đồng VN và các nước Đông Nam Á. Hay Hoa hậu VN Diệu Hoa đăng quang khi chị đang là sinh viên năm thứ 4 đại học ngoại ngữ nhưng đến nay chị đã có bằng thạc sĩ kinh tế và là một doanh nhân thành đạt. Chị chia sẻ: “Dù có thành hoa hậu hay không, tôi vẫn tiếp tục học, vẫn lấy bằng thạc sĩ, chuyện đó cũng đâu có gì quá khó”.
Trong số những người đẹp trẻ tuổi, Hoa hậu Thế giới người Việt – Ngô Phương Lan được xem là hình mẫu cho sắc đẹp và học vấn bởi người đẹp này đã từng nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi có thành tích học tập xuất sắc tại Trường tiểu học New York. Nay cô đã tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Genève (Thụy Sĩ) và đang tiếp tục học tập ở nước ngoài song song với việc thực hiện nhiều dự án dành cho cộng đồng. Nói về việc học hoa hậu cho biết: “Học mãi cả đời, dường như đó là điều mà các bậc phụ huynh dù ở bất cứ quốc gia, vùng đất nào đều mong muốn con cháu họ phải hiểu điều đó. Càng được học, tôi thấy mình càng phải học nữa để tự rèn luyện bản thân mình”.
Cũng có nhiều người đẹp chọn con đường du học tự túc như Hoa hậu VN Ngọc Khánh. Cô từng có bằng đại học luật nhưng sau những sóng gió của cuộc sống riêng, cô chọn con đường du học ngành thời trang ở Mỹ. Nguyễn Thị Huyền cũng du học ở Anh 5 năm về ngành truyền hình sau khi đăng quang hoa hậu VN. Hoa hậu VN 2002 – Mai Phương cũng từng có ý định sang Úc học thạc sĩ sau khi hoàn tất 3 năm học ở Đại học Luton (Anh) nhưng rồi người đẹp “lấy chồng bỏ cuộc chơi” và không thể hoàn thành giấc mơ học vấn của mình.
Gần đây, một số người đẹp của showbiz Việt cũng từng chia sẻ mong muốn đi du học như “Nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh muốn trau dồi ngoại ngữ ở Singapore hay Top 10 Hoa hậu Thế giới người Việt Phan Như Thảo cũng muốn xếp lại công việc để đi du học. Và cũng ít ai biết Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế Vũ Hoàng Điệp hiện cũng đã đi du học được một thời gian. Cô bộc bạch: “Tôi muốn du học để học thêm về quản trị kinh doanh, sau này có thể phát triển hướng kinh doanh của mình và gia đình chứ không đơn thuần chỉ là công việc trong nghệ thuật”.
Ai cũng biết, học vấn cũng là một trong những yếu tố để đo giá trị bản thân. Trong giới showbiz có đôi khi không cần học vấn cũng có thể nổi tiếng bởi một cơ hội vàng, một phút tỏa sáng đúng lúc. Và đương nhiên có nhiều người như con thiêu thân lao vào những thị phi, chiêu trò… mà không cần phải đầu tư chuyện học vấn. Có lẽ vì vậy mà showbiz Việt gần đây “nhiễu loạn” vì điều tiếng.
Theo Thanh Niên
Khi Hoa hậu Việt 'đứt gánh' học giữa chừng
Có những Hoa hậu sau khi đăng quang vẫn tiếp tục con đường học vấn nhưng cũng chẳng hiếm người đẹp sau khi đội lên đầu chiếc vương miện quý giá lại bỏ dở, lơ là việc học tập, dùng danh hiệu để hành nghề... dự tiệc là chính.
Những cái tên ghi dấu ấn...
Kín tiếng, xa rời hào quang và danh tiếng hơn cả có lẽ còn phải kể đến trường hợp của Hoa hậu Việt Nam 1996 Thiên Nga. Từng 2 lần dành danh hiệu hoa hậu (Thiên Nga từng đoạt dành vương miện Hoa hậu Hữu nghị tổ chức tại Việt Nam), nhưng người đẹp vẫn hoàn tất việc học tập tại ĐH Ngoại thương TP.HCM.
Sau đó, cô nhanh chóng rời Việt Nam sang Mỹ du học và nhận bằng thạc sĩ. Thiên Nga xây dựng gia đình với một giáo sư dạy ĐH tại Mỹ bên cạnh việc vun vén cho hạnh phúc riêng cô còn thầm lặng phụng dưỡng trọn đời hai mẹ Việt Nam anh hùng bằng công sức mà mình kiếm được.
So với các hoa hậu trước mình, Ngọc Khánh là một sự lựa chọn đầy bất ngờ từ phía BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam (HHVN) năm 1998. Thời điểm đó trong mắt những người Việt yêu vẻ đẹp "phổ thông" như mắt đen, môi đỏ, da trắng, khuôn mặt bầu bĩnh thì Ngọc Khánh không đẹp chút nào, thậm chí bị chê là... xấu. Cô sở hữu một gương mặt góc cạnh, có phần xương xẩu với khuôn miệng rộng. Bởi thế sau khi khi chiếc vương miện đội lên đầu cô có người than rằng: "Vẻ đẹp đó cũng là Hoa hậu sao?". Nhưng khi Việt Nam ngập tràn văn hóa ngoại lai thì Ngọc Khánh lại được coi là một Hoa hậu đặc biệt.
Vẻ đẹp ấy thêm phần ấn tượng ở chỗ người ta không thấy sự thay đổi của một Hoa hậu với trang phục lộng lẫy, rườm ra phụ kiện, lòe loẹt son phấn mà cô mặc và "đắp" lên người như những người đẹp đồng lứa, mà là sự giản dị, tinh tế mà cô nữ sinh ĐH Luật TP.HCM khi đó.
Ngọc Khánh là một trong những Hoa hậu tiêu biểu cho sự cố gắng trau dồi kiến thức.
Sau khi tốt nghiệp ĐH, Ngọc Khánh tham gia nhiều lĩnh vực: người mẫu, kinh doanh, marketing, làm MC và ở công việc nào cô cũng có được những dấu ấn riêng. Tuy nhiên, khi hôn nhân gặp rắc rối, người chồng rơi vào vòng lao lý, Ngọc Khánh lại quyết định du học. Bóng hồng này quan niệm, khi cuộc đời đóng đi một cánh cửa thì phải tự mở đường đi cho mình và chuyện học là một cánh cửa mới. Bởi vậy cô chọn Fashion Merchandising (Mỹ) - ngành học tốn tiền kinh khủng nhưng xác định "mình là đại gia, tự đầu tư cho mình".
Trước Thiên Nga, Ngọc Khánh, những Bùi Bích Phương, Diệu Hoa, Giáng My... cũng là các Hoa hậu tiêu biểu cho sự cố gắng trau dồi kiến thức. Có thể ai đó sẽ nguỵ biện mà nói rằng tại vì thời của họ đồ hiệu chưa thịnh hành hay chưa có những mời từ tham dự các sự kiện giải trí được trả cát xê lên đến hàng nghìn đô. Điều đó cũng có lý nhưng rõ ràng không khó để điểm mặt ra những Mai Phương, Ngô Phương Lan sau khi đăng quang cơ hội để toả sáng, để kiếm tiền đâu quá khó nhưng họ vẫn chọn con đường học vấn cho trọn vẹn ở xứ người.
Ngô Phương Lan
"Lột xác" về hình thức nhưng coi nhẹ tri thức?
Có thể nói ở cuộc thi HHVN 2006, ngoài chiều cao, Mai Phương Thúy gần như chẳng có ưu thế gì về ngoại hình: da đen, mặt không chuẩn vẻ đẹp Việt, răng không đều, mắt nhỏ... Thế nhưng, cô vẫn đoạt giải trong sự ủng hộ của nhiều người và đó là Thúy của năm 18 tuổi. Gần đây, Hoa hậu có chiều cao khủng đã thay đổi về ngoại hình. Bên cạnh sự nảy nở của vòng một là sự táo bạo hơn trong ăn mặc. Thuý cũng bị nhắc tới trong các bài báo liên quan đến những nghi vấn tình ái với một người đàn ông ngoại quốc, những scandal trong hành trình làm từ thiện hay những bộ ảnh gây xôn xao.
Những cái đó dù ồn ào cỡ nào theo thời gian rồi cũng chìm đi. Chỉ có một điều không ít người đang đặt câu hỏi là: Tại sao đã gần 6 năm rồi mà Mai Phương Thuý vẫn chưa tốt nghiệp ĐH RMIT? Phải chăng hấp lực của đồng tiền từ việc tham dự các sự kiện, làm đại diện cho nhãn hàng họ, thương hiệu kia quá lớn khiến Thuý lơ là, thậm chí sẵn sàng bỏ học chạy theo những thứ phù du mang tên nhan sắc? Dự định sẽ đi du học ở Mỹ để trau dồi kiến thức, giờ đây với Thuý có quá xa vời?
6 năm rồi mà Mai Phương Thuý vẫn chưa tốt nghiệp ĐH RMIT?
Cũng giống như Mai Phương Thúy, sự thành công của Thùy Dung ở HHVN 2008 cũng được công chúng đánh giá là nhờ ưu thế chiều cao. Nhiều khán giả không hài lòng với cách lựa chọn Hoa hậu của BTC ngay cả khi chuyện bằng cấp của Thùy Dung chưa vỡ lở. Thuỳ Dung chỉ vài tiếng sau khi đội vương miện đã vướng phải một scandal to đùng liên quan đến việc học thức. Nhưng cô đã đứng dậy và khẳng định mình có thể tiếp tục việc học tập và tốt nghiệp cấp 3 cho mọi người thấy.
Nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, khi lên TP.HCM theo học ĐH RMIT, cô đột ngột trở lại và làm bàng hoàng công chúng bởi vẻ đẹp sành điệu của mình. Những bộ cánh cô mặc đa số là hàng hiệu và có không ít lần nó "phản chủ" khiến báo chí lại được dịp giật những cái tít nóng nổi, và cư dân mạng không quên ném đá bởi lối ăn mặc quá phóng khoáng của một cựu Hoa hậu.
Hoa hậu Diễm Hương, Hoa hậu Mai Phương Thuý trong một buổi tiệc.
Một thực tế dễ nhận thấy là có không ít Hoa hậu coi việc đi dự sự kiện giải trí giống như một nghề và hào hứng mỗi khi có lời mời. Bên cạnh đó, lại có một số người suốt ngày trở thành con rối "từ thiện" cho hết doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác để muốn chứng tỏ tôi tích cực làm việc thiện nguyện nhưng thực ra có khi còn được trả tiền từ việc làm này. Vương miện hoặc danh hiệu, có thể làm cho người đẹp nào đó có giá hơn trong các cuộc vui. Nhưng điều đó, không có nghĩa là vương miện hay danh hiệu tạo nên đạo đức, nhân cách một con người mà tri thức mới là "quyền lực" tối ưu để người đẹp mang xưng danh Hoa hậu tỏa sáng mãi mãi....
Theo VietnamNet
Vòng 1 thật giả của mỹ nhân Việt Khi công nghệ thẩm mỹ đã trở nên phổ biến, người hâm mộ thường rơi vào mê hồn trận với "đồ thật", "đồ giả" lẫn lộn. Nhan sắc vốn là một thứ quyền năng khó đánh giá hết được giá trị thật. Người bình thường bản thân đã luôn muốn đẹp, người của công chúng - trách nhiệm làm đẹp càng được đề...