Chuyện hoàn lương của một nữ mại dâm: Làm lại từ đầu vì con
Hà, 29 tuổi, liên tục hỏi tôi 3 hay 4 lần gì đó “chị đã gặp nhiều người như em chưa?”. Tôi nói thật là chưa bao giờ. Đây là lần đầu tiên tôi nói chuyện với một người từng làm gái mại dâm.
Tôi hơi lo lắng một chút khi Hà ngồi trước mặt. Trái ngược với giọng nói nhẹ, trẻ và khá ngọt khi hẹn qua điện thoại, cô trông già hơn chục tuổi, khuôn mặt gầy sát, đen sạm, má rỗ, đôi mắt nhìn chằm chằm vào người đối diện. Cô đang hút thuốc, mắt nhìn thẳng vào tôi, còn tôi tự hỏi không biết chúng tôi có thể nói chuyện với nhau không.
Tôi đành bắt đầu bằng những câu hỏi xã giao, kiểu sống ở đâu, với ai, nhà có gần đây không… Khi Hà bắt đầu nói chuyện, tôi thấy dễ chịu hơn. Người đàn bà có vẻ ngoài bất cần đời này không phải là một bức tường đóng kín, cô ấy là cánh cửa đang từ từ mở ra. Và tôi thấy một thế giới khác.
Cô đơn trong gia đình
“ Sao mẹ không ăn cơm? Mẹ ăn cơm đi chứ!” – đứa con trai 7 tuổi của Hà tròn mắt hỏi, khi cả nhà đang ăn cơm thì Hà về. Như mọi lần, bố mẹ Hà im lặng, tiếp tục bữa ăn của mình, không nói lời nào.
Hà sống cùng trong ngôi nhà này, nhưng là “sống cùng” theo nghĩa như vậy. Hà ăn riêng, ngủ riêng, hầu như không nói chuyện. Đi đi về về một phòng trên gác hai, nếu có ốm bệnh nằm đó thì mẹ Hà cũng mặc kệ. Kể cả con trai Hà, mọi việc ăn uống, chăm sóc, đưa đón… cũng đều do bố mẹ Hà đảm nhiệm. Hà không được ngủ với con, không được đưa con đi chơi. Có lần, Hà thèm tắm cho con quá, bảo con vào mẹ tắm cho, nhưng cô bị ngăn lại. Mẹ Hà bảo với cháu: “Không được để mẹ đụng vào người, lây bệnh!”.
Hà bị nhiễm HIV, chắc là do một lần dùng chung kim tiêm nào đó mà cô cũng không nhớ rõ.”Không thể trách bố mẹ được. Ông bà là dân lao động, hiểu biết có hạn, với lại, ông bà đã già rồi vẫn phải nuôi con cho em”, cô nói.
Anh minh hoa
“Lấy chồng đã hại cuộc đời em!”, Hà kể. Hà lấy chồng năm 16 tuổi, một chàng trai hơn 2 tuổi, đã được bố mẹ cảnh báo trước là nghiện ngập. Trong một lần chồng thách thức “chơi không”, sẵn tính hiếu thắng trẻ con, cô chặc lưỡi “chơi thì chơi, sợ gì!”. Hà nghiện, chồng bị bắt đi cai, bố mẹ chồng đuổi cô ra khỏi nhà và cô bắt đầu đi làm gái. Mười năm sám hối trong tù của đứa con nghịch tử
Hà cười cười và gật gật đầu khi tôi hỏi về việc lên giường với một người xa lạ, làm sao để chấp nhận và vượt qua cảm giác đó. “Đúng là rất ghê! Nhưng với một con nghiện thì mỗi sáng thức dậy điều đầu tiên xuất hiện trong đầu là “làm sao để có tiền mua thuốc? – cô giải thích- một ngày trung bình hết 500 nghìn tiền thuốc, lấy đâu ra, bằng cách nào?”.
Video đang HOT
Tôi hỏi quãng thời gian đó, có lúc nào Hà nghĩ đến việc bỏ công việc này không. Hà lắc đầu, làm gì có lúc nào mà nghĩ! Nói ngắn gọn, cô chìm trong phê để quên đi cảm giác ghê và vượt qua cảm giác ghê để có tiền phê, trong 8 năm liền.
Đàn ông tìm đến Hà họa hoằn mới có người hỏi chuyện, đó là những giây phút tủi thân hiếm hoi. Hà thấy cuộc đời mình sao đến nông nỗi này và muốn thay đổi. Nhưng cảm giác đó đi qua rất nhanh, bởi: “Làm sao để thay đổi, muốn bắt đầu lại phải có tiền và có vốn. Ai giúp mình? Không ai giúp cả!”.
Thế nhưng, cách đây 6 năm, Hà đã tự nguyện đi cai nghiện. Hà muốn bỏ ma túy, bỏ nghề làm gái, bắt đầu lại từ đầu.
Bởi vì có con Con đường lầm lỡ của má mì ‘buôn’ trinh thiếu nữ
Khi nhìn vào con, lần đầu tiên trong đời Hà muốn thay đổi. Hà nghĩ con mình bé dại, ông bà già không sống được bao lâu nữa, rồi con Hà cũng lớn lên và nhìn vào mẹ. Hà muốn con thấy mình là một bà mẹ bình thường, đi làm một công việc bình thường kiếm tiền nuôi con.
Hà phát hiện mình nhiễm HIV chính vào lúc cô ở trại cai nghiện, quyết tâm từ bỏ tất cả, làm lại cuộc đời. Bố mẹ Hà muốn cô không bao giờ quay trở về nhà nữa, không được lại gần con nữa. Giây phút ấy, là lúc Hà cảm thấy thương chính mình nhất. Mọi thứ như đóng sập lại đúng lúc cô muốn bắt đầu, cô cảm thấy mình mất tất cả.
Người đàn bà mà lúc mới gặp tôi nghĩ là đầu gấu, bây giờ mắt ươn ướt. Cô bảo khóc nhiều quá rồi nên bây giờ xúc động cũng không thấy nước mắt nữa, cho dù nhiều đêm tỉnh dậy thấy hai dòng nước lăn dài trên má.
Ba năm nay, sau khi rời khỏi trại cai nghiện, Hà bỏ nghề cũ, đi bán trà đá buổi tối ở vỉa hè. Hà nghĩ, đằng nào thì cũng chết trước bố mẹ mình, may ra ở cùng con vài năm nữa, nhưng còn ngày nào thì sẽ cố gắng làm lụng, tích cóp, lo cho con được từng nào hay từng đó. “Mỗi ngày, em kiếm được khoảng 50 nghìn đồng. Những ngày đi làm đầu tiên sau 8 năm làm gái, em nhận ra rằng kiếm tiền khó khăn như thế nào. Trước đó, mỗi lần “đi khách” em cũng được 300 – 500 nghìn”, Hà nói. Nhưng cảm giác cầm trên tay đồng tiền đó, mua quần áo, đồ dùng học tập cho con bằng đồng tiền đó, với Hà rất khác trước. Hà cười rất tươi: “Ba tháng sau khi đi làm, em dẫn con đi tới nhà sách, mua cho con món đồ chơi đầu tiên. Hạnh phúc lắm. Đó là đồ chơi xếp hình giá 70 nghìn đồng”.
Sau một buổi nói chuyện dài và buồn về quá khứ, tôi muốn hỏi một câu khiến cô vui lên: Hình ảnh nào, hay khoảnh khắc nào đó về con khiến em cảm thấy mạnh mẽ hơn, có động lực sống tiếp hơn? Hà mỉm cười: “Khi nhìn con học bài, em thấy tương lai của con còn phía trước, rằng ông bà đã già rồi, em phải kèm con học”.
Hà nói, bây giờ không buồn nữa, cô đang đăng ký một lớp học nghề ở CSAGA, ước mong có một nghề ổn định để kiếm tiền nuôi con trong thời gian còn lại. Tôi nhìn khuôn mặt hi vọng của Hà lúc đó và nghĩ rằng thực ra chúng tôi không có gì xa lạ, chúng tôi đều giống nhau và giống tất cả những người làm cha làm mẹ trên thế gian này, đều có thể thay đổi vì con và cố gắng làm việc mỗi ngày để con mình có một tương lai tốt hơn.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Theo Gia đình Xã hội
Bi kịch mang tên "sống thử" ở khu công nghiệp
Họ là những nữ công nhân sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, dễ bị cuốn vào các cuộc tình chớp nhoáng. Trong quan hệ yêu đương, họ quá dễ dãi hoặc chưa có kỹ năng tự bảo vệ mình nên có thể trở thành nạn nhân của nạn nạo phá thai, bị bạo lực cả tinh thần lẫn thể xác và có thể nhiễm HIV.
Ngôi mộ được cho là nơi chôn cất thai nhi của công nhân?
Mất việc vì mang thai
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số các nữ công nhân tại nhiều khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội là những cô gái đều xuất thân ở các vùng quê nghèo. Công việc của họ thường kéo dài từ sáng tới chiều tối, nhiều người còn chấp nhận làm tăng ca để kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống của họ chỉ bó hẹp từ phòng trọ đến nhà máy nên rất thiếu thốn tình cảm. Họ dễ chấp nhận với các cuộc tình ong bướm để vơi bớt sự tẻ nhạt. Và, sẽ không có điều gì đáng chê trách nếu họ không quá dễ dãi trong chuyện yêu đương. Chính sự dễ dãi ấy đã nảy sinh ra những bi kịch trớ trêu.
Trên địa bàn khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), các dãy nhà trọ cho công nhân thuê mọc lên nhan nhản. Theo đó, chủ nhà trọ nào cấm công nhân dẫn bạn khác giới về phòng thì sẽ bị "tẩy chay". Để giữ được khách, chủ nhà trọ đành làm ngơ với các quy định đã cam kết theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Chị Nguyễn Thị Thu, công nhân của công ty Panasonic cho biết, phòng trọ nào có con trai ở cùng thì như y rằng, đó là trường hợp "góp gạo thổi cơm chung". Việc công nhân nữ dẫn bạn trai về phòng sống thử, quan hệ tình dục đã trở thành chuyện bình thường của đời sống công nhân. Tuy nhiên, điều bất bình thường là họ không chú ý đến các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
Đó là trường hợp chị Vi Thị L. ở huyện Phổ Yên, Thái Nguyên bị sa thải vì mang bầu. Chị L. là một nữ công nhân rất chăm chỉ. Thời gian đầu, chị còn tích cóp được những đồng tiền lương ít ỏi gửi về quê cho mẹ. Tuy nhiên, từ khi chị yêu Quân (công nhân cơ khí trên địa bàn), hai người đã tính đến chuyện tương lai. Họ chuyển về "góp gạo thổi cơm chung" tại căn phòng nhỏ gần công ty L.. Cứ tưởng chuyện tình của họ sẽ nên vợ thành chồng, nhưng bỗng một hôm, Quân bị đuổi việc, phải sống bám vào người yêu. Số tiền lương L. kiếm được không thể đủ trang trải cuộc sống. L. trách móc người yêu suốt ngày chỉ ăn với ngủ mà chẳng chịu đi tìm việc làm. Họ bắt đầu to tiếng với nhau. L. đã bị Quân đánh đập nhiều lần. Cuối cùng họ chia tay, Quân vào Bình Dương làm việc, còn L. ở lại với cái bụng bầu. Khi phát hiện cô mang bầu, công ty đã tạo ra cái cớ "không làm được việc" để kết thúc hợp đồng. Thấy cái thai đã 4 tháng tuổi, cô không nỡ bỏ đi. Cuối cùng cô đành phải bụng mang dạ chửa trở về quê.
Đáng buồn hơn, các nữ công nhân còn bị bạo hành về tinh thần, thể xác. Công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long còn nhắc đến trường hợp chị H. quê ở Bắc Giang bị đánh ghen bằng dao lam rất thương tâm. Hay trường hợp của chị N. đã từng làm tại công ty Panasonic. Chị N. có quen một anh lái xe. Tuy nhiên, chị N. không hề hay biết người yêu mình mắc bệnh xã hội. Sau một thời gian sống chung cùng người yêu, chị N. đã bị lây nhiễm HIV. Trường hợp chị N. bị mắc căn bệnh thế kỷ đã báo động về vấn đề an toàn tình dục của các nữ công nhân.
Rộ chuyện "phá thai bằng thuốc"
Chị Mơ, công nhân của công ty HOYA cho rằng, nạn nạo phá thai chui tại đây rất nhức nhối. Tại khu vực này có hàng loạt các nhà nghỉ mọc lên chủ yếu là để phục vụ công nhân. Sau giờ tan ca, các đôi nam nữ từ các công ty lại dẫn nhau đến nơi "hò hẹn" chớp nhoáng, thậm chí có đôi còn mặc nguyên bộ đồ lao động đi vào nhà nghỉ để tâm sự.
Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện những điều bất thường ở các phòng khám tại địa phương này. Anh Nguyễn Minh Quân, công nhân công ty cơ khí Đông Anh cho rằng: "Chẳng ai lạ gì mấy phòng khám đó. Bình thường anh vào hỏi có dịch vụ phá thai không thì chẳng ai dại gì nhận. Tuy nhiên, khi dẫn theo một bạn nữ đi cùng thì họ sẽ "mở lời" ngay. Dịch vụ phá thai chui này đã diễn ra từ rất lâu rồi. Chi phí cho một lần phá thai cũng chỉ khoảng 200.000 - 500.000 đồng. Tuy nhiên, với dịch vụ giá rẻ như vậy thì chắc chắn sẽ không thể an toàn như các cơ sở uy tín", anh Quân nói.
Sau nhiều ngày quan sát các phòng khám này, chúng tôi đã phát hiện nhiều cô gái là công nhân đến phòng khám. Có những cô gái khi bước vào phòng khám thì bước đi rất bình thường, nhưng khi bước ra thì có vẻ mệt mỏi và cần người yêu dìu đi. Để thâm nhập, chúng tôi giả là cặp tình nhân đi phá thai. Khi chúng tôi đề xuất nguyện vọng muốn phá thai, người phụ nữ chừng 30 tuổi tự xưng là bác sỹ hỏi: "Cái thai trong bụng đã mấy tháng rồi, muốn phá bằng cách nào? Ở đây có phá thai bằng thuốc, chỉ cần uống đúng cách thì cái thai sẽ bị hủy và thải ra ngoài khi đi vệ sinh". Vị bác sỹ khẳng định rằng, phá thai bằng cách này không đau mà lại nhanh gọn và giá rẻ, giá chỉ 400.000 đồng.
Thấy chúng tôi băn khoăn về thuốc, người này trấn an: "Đây là loại thuốc phá thai rất tốt lại an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cô gái và không để lại di chứng sau này. Chúng tôi đã giúp cho hàng trăm cô gái phá thai an toàn theo cách này". Chúng tôi lấy cớ rằng, chưa tìm hiểu kỹ về thuốc này nên hẹn lần sau đến phá. Vị bác sỹ nói: "Chúng tôi đã giúp cho hàng trăm nữ công nhân khác có thấy việc gì đâu. Nếu không tin thì em cứ hỏi công nhân ở đây xem có phải phòng khám của chị uy tín không". Khi chúng tôi hỏi những công nhân ở đây thì đều nhận được những câu trả lời rằng, tất cả các phòng khám ở đây không phải là nơi được cấp phép về việc phá thai. Tuy nhiên, việc nạo phá thai này lại được thực hiện chui nên rất khó kiểm soát. Hơn nữa, nữ công nhân thì bị hạn chế về thời gian, đến các bệnh viện lớn thì thủ tục rất phức tạp và kinh phí lại rất lớn nên họ đành đến nhờ cậy các phòng khám phá thai chui này.
Theo ông Trần Văn Thế, thôn Tây Bầu, xã Kim Chung (Đông Anh - Hà Nội), khu này có rất nhiều công nhân, trong số đó chủ yếu là nữ công nhân. Trước đây, nhiều trường hợp nạo phá thai xong còn vứt ra thùng rác, dân làng nhặt được đã đem ra nghĩa trang chôn tập thể tại một cái hố. Bây giờ thì "đất chật người đông", nghĩa trang cũng không còn đất để chôn những thai nhi bỏ rơi. Hơn nữa, y học phát triển, các phòng khám đa khoa mọc lên nhan nhản nên việc phá thai cũng trở nên nhanh gọn.
Ông Trần Văn Thế, thôn Tây Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
"Hiện nay, đã có những công nhân không có điều kiện để nuôi con hoặc vì lý do nào đó mà họ đành phải bỏ rơi hoặc bán con. Nhiều người dân trong làng đã tình nguyện nuôi những đứa trẻ tội nghiệp này. Đó là các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc thiếu con trai hai hay con gái. Họ coi đó là những đứa con trong gia đình và giữ kín về bố mẹ đẻ của chúng", ông Thế nói.
Những con số báo động
Tiến sỹ Nguyễn Thị Vân Anh, Phó phòng Kế hoạch sở Y tế Hà Nội cho biết: "Theo kết quả khảo sát mới đây được thực hiện trên 1.000 nữ lao động của hơn 10 nhà máy trên địa bàn Hà Nội, hơn 13% phụ nữ từng nạo phá thai, trong số đó, trên 4% nạo phá thai hai lần trở lên. Tỷ lệ người dùng các biện pháp tránh thai chưa tới 50%".
Theo Đời Sống Pháp Luật
Hận chồng, ác mẫu giết con Sự cùng quẫn đã khiến người mẹ thành ác mẫu tước đoạt mạng sống của con mình. Phẫn uất hơn, dù biết mình mang căn bệnh thế kỷ, người đàn bà đó vẫn tiếp tục lấy chồng, sinh con trong thời gian trốn nã. Lấy nhầm chồng nghiện Theo hồ sơ, năm 1995 Lâm Thị Ngọc Sương (SN 1975, quê ở Hồng Ngự,...