Chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước có ít nhất 2 cảnh sát hộ tống
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng cảnh sát có trách nhiệm vũ trang bảo vệ. Theo đó, tiền mặt, ngoại tệ, bảo vật quốc gia… khi vận chuyển phải tuyệt đối bí mật, dùng xe chuyên dụng, có ít nhất 2 cảnh sát hộ tống…
Theo quy định, hàng đặc biệt do lực lượng cảnh sát có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển gồm: 1- Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; 2- Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; 3-Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.
Lực lượng vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm: Đơn vị cảnh sát trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở trung ương yêu cầu; Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu.
Những chuyến hàng đặc biệt của nhà nước như tiền mặt, bảo vật quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khi vận chuyển
Công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc: Tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng đặc biệt; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Bảo đảm tuyệt đối bí mật kế hoạch, quá trình vận chuyển và các thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm hàng đặc biệt hoặc cản trở quá trình vận chuyển; Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với cơ quan quản lý hàng đặc biệt và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Gắn công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt với việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến vận chuyển.
Video đang HOT
Theo quy định, phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt bằng xe chuyên dùng trên đường bộ hoặc phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghị định nêu rõ, việc bố trí cán bộ, cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt phải bảo đảm ít nhất 2 cán bộ, cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không.
Đối với các chuyến vận chuyển nhiều ngày trên phương tiện đường sắt thì việc bố trí cán bộ, chiến sĩ được tổ chức thực hiện theo các ca làm nhiệm vụ và phải bảo đảm thời gian làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Nghị định cũng nhấn mạnh nguyên tắc không chở người không có nhiệm vụ và bất cứ thứ gì khác không phải là hàng đặc biệt trên phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt, trừ trường hợp gửi vận chuyển hàng đặc biệt trên phương tiện đường thủy nội địa, đường hàng không.
Các phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt được ưu tiên khi đi qua các ga, cầu, phà, hầm, đèo, các trạm thu phí và được đi trong giờ cao điểm.
TP HCM đề xuất ấn Tả quân Lê Văn Duyệt là bảo vật quốc gia
Ấn đồng có khắc chữ "Tả quân chi ấn" được người dân phát hiện ở Huế năm 1981.
14 hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng TP HCM vừa được UBND TP HCM đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó có ấn Tả quân chi ấn của đô thống chế tả quân Dinh Thần sách Lê Văn Duyệt, được đúc bằng đồng năm 1802.
Ấn nặng 1,82 kg; cao 7,2 cm gồm phần để cầm và bệ ấn trên lưng có khắc 4 chữ Hán Tả quân chi ấn với nét chữ chân phương. Ấn được người dân phát hiện khi đào vườn nhà ở xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, TP Huế năm 1981...
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, năm 2001 chiếc ấn được đưa về Bảo tàng TP HCM.
Ấn này của khâm sai chưởng tả quân Bình Tây tướng quân Lê Văn Duyệt, là một trong 5 ấn được vua Gia Long đúc để ban tặng 5 vị chưởng quân đứng đầu ngũ quân thời bấy giờ là tiền quân - tả quân - hữu quân - trung quân - hậu quân. Hiện, chỉ chiếc ấn này được tìm thấy.
Ấn đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: Bảo tàng TP HCM.
Lê Văn Duyệt (1764-1832) có công lớn trong việc xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ. Tổng trấn Gia Định Thành đã cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy. Dưới sự cai trị của ông, thành phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên.
Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính, coi ông như một vị thần.
Những hiện vật còn lại được TP HCM đề nghị công nhận bảo vật quốc gia trong đợt này gồm: bộ sưu tập khuôn in tín phiếu, tiền giấy (gồm 12 hiện vật) đang lưu giữ tại Bảo tàng TP HCM và tranh sơn mài Thanh niên thành đồng của họa sĩ Nguyễn Sáng.
Hiện Việt Nam co 118 hiên vât đươc công nhân la bao vât quôc gia. Trong đó co rât nhiêu hiên vât đươc phat hiên tinh cơ, chu yêu do ngươi dân đao đươc trong đât hoăc truc vơt dươi nươc.
Hâu hêt bao vât quôc gia đươc công nhân đêu đang thuôc sơ hưu cua nha nươc, nhât la cac bao tang va môt sô it thuôc cac di tich lich sư văn hoa.
Trung Sơn
Theo VNE
Làng nghề tạo nên những bảo vật Quốc gia ở Huế Những bảo vật quốc gia như vạc đồng thời chúa Nguyễn, đại hồng chung chùa Thiên Mụ, cửu vị thần công, cửu đỉnh đều do một làng nghề ở Huế tạo nên. Phường Đúc (TP Huế) nổi tiếng với nghề đúc đồng có truyền thống hơn 400 năm. Nhiều cá nhân, tổ chức trên mọi miền tổ quốc muốn đúc tượng phật, chuông...