Chuyển giao kỹ thuật vi phẫu chỉnh hình cho BV Khánh Hòa
Bệnh nhân không tốn kém chi phí vào TP.HCM mà vẫn được hưởng những phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Sáng 1-7, bác sĩ (BS) Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện (BV) Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho biết cuối tháng 6-2020 BV đã phối hợp với Khoa Chấn thương chỉnh hình-Bỏng của BV đa khoa Khánh Hòa điều trị thành công một số ca phức tạp.
Cũng trong thời gian này, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã chuyển giao kỹ thuật vi phẫu cho BV đa khoa Khánh Hòa.
Hiện BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM là BV chuyên khoa hạng nhất, cũng là BV tuyến cuối của các tỉnh phía Nam. Do vậy, BV luôn chú trọng chuyển giao kỹ thuật cho các BV bạn để giúp đỡ chuyên môn các BS vùng xa, giúp bệnh nhân giảm chi phí điều trị và cũng để giảm tải BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
Video đang HOT
Bác sĩ 2 bệnh viện đang thực hiện ca phẫu thuật chỉnh hình cho một bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo BS Phạm Đình Thành, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình-Bỏng BV đa khoa Khánh Hòa, sau khi khám sàng lọc hơn 100 ca trong đợt này, BS hai BV đã chọn 42 ca khó, có nhiều chấn thương phức tạp để điều trị.
BS Phan Hữu Chính, Giám đốc BV đa khoa Khánh Hòa, cho biết chuyển giao kỹ thuật điều trị theo đề án “Bệnh viện vệ tinh” là hoạt động thường niên giữa 2 BV.
Hơn 10 năm tiếp nhận các kỹ thuật từ BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, BV đa khoa Khánh Hòa đã phẫu thuật thay khớp thành công hơn 1.100 ca, điều trị nội soi một số bệnh lý về khớp cho hơn 320 người, thực hiện gần 400 ca vi phẫu.
“2 BV đã phối hợp phẫu thuật hơn 450 ca mắc các bệnh lý khó về cơ, xương, khớp cho người dân ngay tại BV đa khoa Khánh Hòa. Các BS của BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã “cầm tay chỉ việc” và truyền đạt nhiều kinh nghiệm chuyên môn quý báo cho BS của BV đa khoa Khánh Hóa. Do đó, bệnh nhân không tốn kém chi phí vào TP.HCM mà vẫn được hưởng những phương pháp điều trị tối ưu nhất” – BS Chính nói.
7 giờ căng thẳng nối bàn tay đứt lìa phức tạp
Do bị cưa cắt nên vết thương nham nhở, dập nhiều mô mềm, gân cơ, mạch máu.
Sáng 14-5, bác sĩ (BS) Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện (BV) Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho biết BV vừa nối thành công bàn tay đứt lìa phức tạp cho bệnh nhân NVĐ (52 tuổi, ở Đồng Nai).
Trước đó, bệnh nhân đã được đưa vào BV địa phương sơ cứu trong tình trạng bàn tay phải đứt lìa hoàn toàn do máy cưa cắt, sau đó được đưa tới BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM kèm phần đứt lìa được bảo quản đúng cách.
Kết quả chụp X quang cho tay bàn tay phải ông Đ. bị đứt ngang hoàn toàn. Ảnh: BVCC
Kết quả chẩn đoán ghi nhận đây là trường hợp phức tạp bởi vị trí vết thương cắt lìa bàn tay ở mức ngang chỏm các xương bàn có các mạch máu rất nhỏ. Bệnh nhân lại lớn tuổi, thành mạch có dấu hiệu xơ hóa nên việc khâu nối vi phẫu mạch máu nhỏ rất khó khăn. Chưa hết, bệnh nhân còn bị cưa cắt nên vết thương nham nhở, dập nhiều mô mềm gân cơ mạch máu.
Hai BS Nguyễn Ngọc Thạch và Nguyễn Ngọc Tú tiến hành khâu nối lại bàn tay đứt lìa, cắt lọc sạch vết thương, cắt gọn gàng các mép vết thương mô mềm.
Tiếp theo, các BS tìm dưới kính hiển vi và đánh dấu sẵn các cấu trúc quan trọng để khâu nối vi phẫu (bao gồm 5 động mạch cho 5 ngón tay, 10 thần kinh cho các ngón tay, 7 tĩnh mạch, 5 gân gấp sâu, 5 gân duỗi, bộc lộ xương để kết hợp xương lại).
Sau 7 tiếng căng thẳng, ca phẫu thuật hoàn thành. Hiện bàn tay bệnh nhân đã cử động được và có thể cầm nắm.
Hiệu quả từ thực hiện quy trình "báo động đỏ" Tại BVĐK Khánh Hòa, công tác thực hiện cấp cứu khẩn cấp theo quy trình "báo động đỏ" nội viện và liên bệnh viện luôn được tập thể y, bác sĩ thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Bệnh nhân Nguyễn Văn T. sinh năm 1988, thường trú tại Vĩnh Lương, Nha Trang từng được cứu sống nhờ BVĐK Khánh Hòa thực hiện...