Chuyển giao kỹ thuật tim mạch để tuyến dưới “giữ chân” bệnh nhân
Bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt có sự trẻ hóa, tạo sức ép lên hệ thống y tế. Trong khi đó, tại nhiều nơi tuyến tỉnh chưa thành lập khoa tim mạch để chăm sóc sức khỏe của người dân.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết chỉ đạo tuyến, đề án bệnh vệ tinh và hội nghị khoa học của Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2020 diễn ra tại Hà Nội chiều 18/12.
Trong giai đoạn 2016-2020, Bệnh viện Tim Hà Nội đã triển khai đề án Bệnh viện Vệ tinh tại 16 bệnh viện vệ tinh. Mục tiêu là hình thành, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành tim mạch ở miền Bắc, miền Trung, nâng cao năng lực quản lý và điều trị bệnh tim mạch qua đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, giảm thiểu tỷ lệ chuyển tuyến các bệnh lý tim mạch từ 16 bệnh viện vệ tinh lên tuyến trên.
Hơn 1.000 học viên đã được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về nội-ngoại tim mạch, can thiệp tim mạch, các bệnh tim mạch cơ bản ở tuyến dưới… Đồng thời, Bệnh viện cũng chuyển giao 11 gói kỹ thuật gồm tim mạch cơ bản, cấp cứu tim mạch, siêu âm Doppler tim cơ bản, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm tim bẩm sinh, siêu âm mạch máu…
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cũng cho biết trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, luân phiên người hành nghề hỗ trợ tuyến dưới, duy trì, mở rộng hợp tác với các đơn vị y tế từ tuyến quận, huyện đến trung ương… Qua đó giúp nhiều bệnh viện tuyến tỉnh nâng cao năng lực điều trị nội khoa, thực hiện thường quy siêu âm tim, triển khai kỹ thuật can thiệp tim mạch… Đồng thời, các bệnh viện “giữ chân” được bệnh nhân tim mạch không phải chuyển lên tuyến trên.
“Thời gian tới, bệnh viện sẽ thay đổi về hình thức liên kết không chỉ nhận bệnh nhân một chiều, đồng thời khắc phục tình trạng bệnh nhân nằm ‘nhầm’ giường. Trường hợp có mặt bệnh tương đối đơn giản lẽ ra điều trị ở tuyến dưới lại nằm tuyến trên, bệnh nhân nặng đáng nhẽ ở tuyến trên lại nằm tuyến dưới. Bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Tim Hà Nội khi đã ổn định sẽ được chuyển về tuyến dưới”, TS Hiền nhấn mạnh.
Theo TS Hiền nhiều tuyến tỉnh chưa thành lập khoa tim mạch để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì thế, khả năng hỗ trợ của Bệnh viện vẫn còn. Qua năm 2020, đề án bệnh viện vệ tinh sẽ kết thúc song Bệnh viện sẽ đề bạt để đề án tiếp tục kéo dài, tăng trình độ chuyên môn của tuyến dưới, nâng cao năng lực điều trị bệnh tim mạch…
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong những năm gần đây ngành y tế không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Bệnh viện Tim Hà Nội được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện hạt nhân, bệnh viện tuyến cuối về chuyên ngành tim mạch để hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới (bệnh viện vệ tinh) nâng cao trình độ chuyên môn. Bệnh viện cũng được giao hướng dẫn các tuyến dưới thông qua đề án Khám, chữa bệnh từ xa.
Trong thời gian tới PGS Khuê đề nghị bệnh viện tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới. Đồng thời, bệnh viện cũng cần tiếp tục thực hiện Tiêu chí bệnh viện an toàn chống dịch Covid-19 vì bệnh viện có an toàn mới chất lượng.
Hiện tại bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch cũng chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong.
Số lượng bệnh nhân đến với Bệnh viện Tim Hà Nội ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2005, bệnh viện mới tiếp nhận 11.370 lượt bệnh nhân đến khám, thì đến năm 2020 đã tăng lên gần 355.000 lượt bệnh nhân (gấp 30 lần) và số người điều trị nội trú cũng tăng gấp gần 14 lần so với trước.
Hội nghị khoa học về chuyên ngành tim mạch có sự tham gia của gần 300 đại biểu là các y bác sĩ chuyên ngành tim mạch của 205 đơn vị bao gồm: bệnh viện vệ tinh, trung tâm y tế thuộc Hà Nội, đơn vị mạng lưới khám chữa bệnh từ xa… Các báo cáo được trình bày tại hội nghị là vấn đề nổi cộm trong chuyên ngành tim mạch hiện nay: quan điểm mới trong các kĩ thuật phẫu thuật tim mạch, các phẫu thuật ít xâm lấn trong mổ tim, các kỹ thuật tim mạch can thiệp trong điều trị các bệnh tim mạch chuyển hóa…
Trời rét đậm, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ tăng từ 15-30%
Mấy ngày qua, tại miền Bắc, nhiệt độ giảm sâu, nhất là về đêm và sáng sớm trời rét đậm, rét hại, khiến người cao tuổi, bệnh nhân huyết áp cao dễ sinh biến chứng tim mạch, đột quỵ.
Theo ghi nhận của phóng viên VOV, tại một số bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15 đến 30%, trong đó có cả những người trẻ tuổi.
Trời lạnh, số người đến khám bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội có phần giảm nhưng số bệnh nhân đột quỵ lại tăng lên 20%. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: "Trời lạnh gây co mạch. Co mạch sẽ gây tăng huyết áp, gây nguy cơ tăng đột quỵ. Trời lạnh, người dân ngại đi khám nên số trường hợp bị đột quỵ tăng lên rất nhiều. Chúng ta biết rằng cứ tăng 5 mm thủy ngân thì sẽ tăng 7% tỷ lệ đột quỵ, tai biến, tử vong".
Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng tăng trên 15%. Đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai, nơi có Trung tâm điều trị đột quỵ lớn nhất cả nước, tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu tại đây tăng khoảng 30%, khiến số bệnh nhân đột quỵ hơn 1 tháng qua đã chạm ngưỡng 1000 ca. Riêng ngày 17/12, tiếp nhận gần 50 trường hợp đột quỵ. Đáng chú ý là có tới 10% bệnh nhân dưới 44 tuổi.
Trời rét đậm, bệnh nhân nhập viện do đột quỵ tăng từ 15-30%. (Ảnh: KT)
"Hiện nay bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa, nhiều bệnh nhân dưới 18 tuổi đã bị bệnh này liên quan đến các nguy cơ tăng huyết áp, hút thuốc béo phì. Ở Bệnh viện Bạch Mai có tới 30% bệnh nhân cấp cứu liên quan đến đột quỵ" - PGS. TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Tương tự như vậy, trong số hàng chục bệnh nhân đột quỵ nhập viện, ngày 15/12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận 2 trường hợp chỉ hơn 40 tuổi. Cả 2 đều có tiền sử nghiện thuốc lá lâu năm, hút tới 1,5 bao thuốc lá/1 ngày.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bên cạnh việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, để phòng tránh đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh, mọi người cần mặc đủ ấm ngay cả khi ở trong nhà. Nơi ở phải đảm bảo ấm áp, tránh bị gió lùa. Đặc biệt, người cao tuổi cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột./.
Cứu sống cụ ông 90 tuổi suy tim Cụ ông 90 tuổi đột ngột bị khó thở, đau tức ngực, được đưa vào Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu. Bệnh án ghi cụ ông có tiền sử suy tim, đã nhiều lần nhập viện kể từ tháng 6. Giữa tháng 11, bệnh tim tái phát khiến cụ ông khó thở, mệt mỏi tăng dần. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội,...