Chuyển giao kiến thức về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Chương trình đào tạo chuyển giao kiến thức về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Chương trình đào tạo chuyển giao kiến thức về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN
Chương trình đào tạo chuyển giao kiến thức về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030″ do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thông qua KOICA.
Bà Phạm Hồng My – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Bộ Xây dựng cho biết, Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện dự án. Chương trình đạo tạo này là một trong những hoạt động quan trọng của dự án nhằm thực hiện mục tiêu chính là hỗ trợ nghiên cứu xây dựng khung chính sách và bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, hướng tới bảo đảm an sinh xã hội.
“Dự án còn hướng tới việc giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp, cải thiện điều kiện sống của người có thu nhập thấp và trung bình, giúp thị trường nhà ở Việt Nam phát triển, lành mạnh” – bà Phạm Hồng My nhấn mạnh.
Theo đó, dự án gồm 5 phần: nghiên cứu các hiện chính sách của Việt Nam; khảo sát, khảo sát các yêu cầu từ các đối tượng của nhà ở xã hội; đào tạo, nâng cao năng lực cho bộ quản lý; xây dựng chiến lược phát triển tại quốc gia giai đoạn 2021 – 2030; đề xuất nội dung sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014.
Video đang HOT
Thông qua triển khai 5 hợp phần, dự án sẽ đưa ra các đề xuất tổng thể nhằm mục đích cải thiện chính sách tại xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nghiên cứu, tham khảo trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà cho thuê; nâng cao năng lực chuyên môn cho bộ quản lý, chuyên viên của cơ quan có liên quan về định hướng chính sách trong giai đoạn tiếp theo.
Ông Moon Hyogon, Giám đốc dự án phía Hàn Quốc chia sẻ, các chuyên gia đã phân tích những nguyên nhân khiến nguồn cung nhà ở xã hội không được cung ứng tốt tại Việt Nam và đưa ra các phương án chính sách dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Bộ Xây dựng phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Chương trình đào tạo chuyển giao kiến thức về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN
Các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra ước tính về nhu cầu nhà ở xã hội từ năm 2021 đến năm 2030 và đề xuất mục tiêu về nguồn cung. Theo tính toán, trong 10 năm từ 2021 đến 2030, mục tiêu cung cấp nhà ở xã hội cho hộ thu nhập thấp tại các đô thị trên toàn quốc là 31.008.000m2 tính theo diện tích sàn, tương đương 465.467 căn. Chỉ tiêu cung cấp nhà ở xã hội cho công nhân tại các cụm công nghiệp trên toàn quốc là 21.930.000m2, tương đương 520.073 căn.
“Từ đó, chúng tôi đưa ra các chính sách cần thiết để đạt được các mục tiêu này trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn như đất đai, tài chính nhà ở, mô hình cung ứng và hy vọng dự án này sẽ mang lại cho Việt Nam những thay đổi cơ bản nhằm cung cấp nhà ở xã hội liên tục và ổn định” – ông Moon Hyogon nhấn mạnh.
Tại buổi tập huấn, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm phong phú từ các dự án phát triển nhà ở xã hội tại Hàn Quốc và tại nhiều nước trên thế giới, giúp nhân rộng các kiến thức, kinh nghiệm tốt từ những điểm khác nhau mà chương trình đã thực hiện và ứng dụng thành công để có thể vận dụng vào thực tế tại Việt Nam. Qua đó, đưa ra các phân tích, đánh giá, đề xuất giúp Bộ Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách, lồng ghép các cách tiếp cận phát triển nhà ở xã hội tiên tiến trên thế giới vào phát triển chương trình nhà ở xã hội tại Việt Nam./.
Phát triển bền vững ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu
Chiều 30/3, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức Hội nghị quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề: "Nông nghiệp, Thủy sản và Môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu".
Quang cảnh hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Văn phòng JICA Việt Nam); đại diện lãnh đạo các địa phương ĐBSCL; các nhà khoa học và doanh nghiệp.
Hội nghị quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long nằm trong sự kiện kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường ĐH Cần Thơ (31/3/1966 - 31/3/2021).
Hội nghị nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu của Dự án nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ. Tăng cường hợp tác giữa Trường ĐH Cần Thơ, công ty và chính quyền địa phương. Thảo luận các nghiên cứu, hướng tiếp cận trong tương lai để áp dụng cho các cộng đồng địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, có những thách thức mà vùng ĐBSCL phải đối mặt do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, việc huy động, sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu, nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dịch chuyển sang các địa phương khác...
Theo GS Hà Thanh Toàn, để giải quyết những thách thức nêu trên, góp phần giúp vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển. Bảo đảm được cuộc sống ổn định, khá giả của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng.
Việc đầu tư, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) được thực hiện trong 7 năm (từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2022) với tổng kinh phí 2.250 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng thể của Dự án là "Nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ thành trường đại học xuất sắc, đạt chuẩn quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và quản trị đại học". Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản, Môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị nông nghiệp và thủy sản ở vùng ĐBSCL.
Dự án này có 5 hợp phần chính: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển cơ sở vật chất; Đầu tư thiết bị nghiên cứu; Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học; Dịch vụ tư vấn.
Trong đó, hợp phần nghiên cứu khoa học gồm 36 chương trình, được chia thành 3 đợt, mỗi chương trình kéo dài 3 năm, được đầu tư tổng kinh phí vay lại là 81,72 tỷ đồng (do Trường ĐH Cần Thơ chi trả vốn và lãi). Từ khi bắt đầu thực hiện vào tháng 5/2017 đến nay, các chương trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định.
Hàn Quốc viện trợ gần 7 tỷ đồng giúp Quảng Trị khắc phục thiên tai Tổ chức KOICA (Hàn Quốc) viện trợ không hoàn lại gần 7 tỷ đồng hỗ trợ sửa chữa một số công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng bởi thiên tai ở Quảng Trị. Trạm Y tế xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ) bị ngập trong các đợt mưa lũ cuối tháng 10/2020 vừa qua. Ảnh: CĐ. UBND tỉnh Quảng Trị vừa...