Chuyện “giải cứu” nông sản ở Mê Linh và những thông tin “nói lấy được”
Chỉ một vài tấm hình rau củ quả rơi rụng, bỏ đi ở một vài khu ruộng và thông tin thu thập trên phạm vi rất hẹp, một số trang mạng xã hội, một số bài báo đã “phán bừa” rằng “dân khóc ròng” hay nông sản ở huyện Mê Linh (Hà Nội) đang cần “giải cứu”.
Những thông tin “nói lấy được”, thậm chí cố tình đưa theo kiểu “câu view” như vậy mới chỉ “nhìn cây mà không thấy rừng”, thậm chí gây tác dụng ngược khiến giá nông sản bị ảnh hưởng.
Trong những ngày qua, hình ảnh một số hộ nông dân ở các xã Tráng Việt, Liên Mạc, huyện Mê Linh… bỏ rau, củ quả thối trên đồng ruộng được đăng tải trên mạng xã hội và một số cơ quan báo chí với thông tin đi kèm là “nông sản Hà Nội cũng cần giải cứu”. Vùng trồng rau chuyên canh quy mô lớn này của Hà Nội được phản ánh với thực trạng khá buồn rằng nhiều tấn củ cải, cà chua bị bỏ phí ngoài đồng ruộng, nông dân không thu hoạch do giá rẻ và không có người thu mua…
Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là hiện trạng của khoảng 700ha rau, củ các loại trên địa bàn huyện Mê Linh mà chỉ là hiện tượng nhỏ, mang tính cục bộ của một số thửa ruộng trồng củ cải, cà chua quá lứa người dân để lại. Trên thực tế, từ đầu năm 2021 đến nay, hơn 14.500 tấn nông sản của huyện Mê Linh vẫn đang được các thương lái, doanh nghiệp thu mua bình thường.
Trên 14.500 tấn nông sản Mê Linh vẫn được các thương lái, doanh nghiệp thu mua.
Nhiều hộ trồng củ cải tại xã Tráng Việt phân trần, cùng với việc khẩn trương thu hoạch lứa rau, củ quả cũ, họ cũng đang tất bật chăm sóc cho vụ mới. Hằng năm, vào vụ xuân, chính quyền xã đều khuyến cáo nông dân hạn chế xuống giống vụ củ cải ra Tết nhưng đây lại là vụ “nhàn” nhất, chỉ cần xuống giống, không cần chăm sóc nhiều rau, củ cũng phát triển tốt nên nhiều hộ có tâm lý “được thì ăn không thì thôi”.
“Việc củ cải bị đổ bỏ thời gian gần đây tại địa phương chỉ là hiện tượng nhỏ. Thực tế bà con canh tác được tối đa 5-6 vụ mỗi năm và hầu hết các vụ đều cho thu hoạch tốt. Việc tiêu thụ khá dễ dàng nên bà con cũng đang khẩn trương thu hoạch củ cải đến lứa và chuẩn bị cho vụ sản xuất mới”, ông Đàm Văn Đua, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt) huyện Mê Linh nêu thêm.
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên rau màu phát triển. Riêng củ cải, bình thường cho năng suất 1-1,5 tấn/ha, nhưng vụ này đạt 2,5-3 tấn/ha. Đây lại là vụ gối, người nông dân không muốn bỏ không đồng ruộng nên tranh thủ trồng thêm.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ rau thông qua các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ truyền thống đã giảm sút. Và riêng với củ cải, dù giá bán từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg như hiện nay thì người dân vẫn không mất công, vì sản lượng tăng gấp đôi.
Đến thời điểm này, toàn huyện còn khoảng 600 tấn củ cải cần tiêu thụ, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Tráng Việt. Trước tình hình đó, huyện Mê Linh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân và không có chuyện thừa hay cần giải cứu…
Thông tin không đúng về nông sản Mê Linh làm giảm giá thành một số loại rau củ.
“UBND huyện Mê Linh đề nghị các sở, ngành, doanh nghiệp phân phối vào cuộc đẩy nhanh tiêu thụ rau, củ cho bà con nông dân, chứ không phải “giải cứu” rau, củ thừa ế. Thậm chí, việc thông tin không đúng còn làm giảm giá thành nông sản của bà con”, ông Tuấn đề xuất.
Theo ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, thực tế cho thấy giá rau thời gian qua có giảm mạnh. Nguyên nhân là do phần lớn diện tích rau vụ đông xuân tại các địa phương đạt năng suất cao, nông dân tập trung thu hoạch ồ ạt để giải phóng đất chuyển sang cây trồng vụ xuân, đặc biệt là cấy lúa cho kịp khung thời vụ và do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 khiến giao thương bị đứt gãy ở một số nơi.
“Đối với hơn 5.000ha rau an toàn chuyên canh của Hà Nội, không phải vùng nào giá rau, củ quả cũng rẻ hoặc phải bỏ, nhiều nơi vẫn tiêu thụ ổn định điển hình như rau cần Khai Thái (huyện Phú Xuyên), rau gia vị tại Tân Minh (huyện Thường Tín)… Với tình hình sản xuất rau màu như hiện nay, Hà Nội mới chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu và số còn lại vẫn phải nhập của các địa phương khác”, ông Phương khẳng định.
Nông sản tại huyện Mê Linh đang được đẩy mạnh kết nối tiêu thụ.
Nhìn rộng ra trong cả năm 2020 vừa qua, sản xuất rau của Hà Nội vẫn là một lĩnh vực cho thu nhập cao. Hà Nội có hàng nghìn héc ta rau sản xuất cho thu nhập từ 300 triệu đồng đến 700 triệu đồng/ha/năm; thậm chí có nơi đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều vùng quê sung túc, đời sống khấm khá nhờ chuyên canh rau như Văn Phú, Tân Minh (huyện Thường Tín); Đặng Xá, Văn Đức (huyện Gia Lâm); Thanh Đa, Vân Phúc, Vân Nam (huyện Phúc Thọ)…
Như vậy, với cách đưa thông tin phản ánh một chiều, từ những vụ việc nhỏ lẻ kiểu “nhìn cây không nhìn rừng” của một số trang mạng xã hội, bài báo như thời gian qua đã làm méo mó “bức tranh” sản xuất rau của Hà Nội.
Thực tế, không có sự khác biệt nào giữa việc tiêu thụ nông sản của người dân Mê Linh với cách nhìn nhận, đánh giá của lãnh đạo địa phương cũng như các sở, ngành như một số thông tin “quy chụp”.
Hơn 5.000ha rau an toàn chuyên canh cũng như hàng nghìn héc ta rau, củ quả của huyện Mê Linh đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao, may mắn chưa cần đến sự “giải cứu” như những thông tin thất thiệt đã nêu.
Sản xuất vụ xuân 2021 tại Hà Nội: Nỗ lực đạt thắng lợi
Hiện chỉ còn khoảng 15 ngày nữa là kết thúc thời vụ tốt nhất gieo cấy lúa vụ xuân 2021 - vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm của ngành Nông nghiệp Thủ đô.
Để vụ xuân thắng lợi, ngay từ những ngày đầu năm mới Tân Sửu, cùng với các doanh nghiệp thủy lợi đang nỗ lực cung cấp nguồn nước phục vụ, nông dân Thủ đô đã khẩn trương xuống đồng làm đất, gieo cấy lúa...
Nông dân xã Nam Triều (huyện Phú Xuyên) áp dụng mạ khay, cấy máy để đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân 2021.
Khẩn trương xuống đồng ngày xuân
Sáng 18-2, tại nhiều xứ đồng thuộc các xã: Phong Vân, Cổ Đô, Thái Hòa... (huyện Ba Vì), tiếng trò chuyện xen lẫn tiếng máy làm đất, gieo cấy rộn ràng. Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp đã phủ kín lúa xuân. Trò chuyện với phóng viên Báo Hànộimới, bà Nguyễn Thị Lan, người dân xã Thái Hòa cho biết, vụ xuân năm nay, gia đình cấy 6 sào. Ngay từ trưa mùng 3 Tết Nguyên đán, bà Lan và mọi người trong gia đình đã xuống đồng làm đất, gieo cấy. Tương tự, trên nhiều xứ đồng thuộc các xã: Phú Túc, Hoàng Long, Nam Triều... của huyện Phú Xuyên; Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiên, thị trấn Xuân Mai... của huyện Chương Mỹ, không khí sản xuất đầu xuân cũng rất sôi động.
Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, tính đến 15h ngày 18-2, nông dân Hà Nội đã gieo cấy xong 24.385ha, đạt 28,7% tổng diện tích vụ xuân 2021. Các huyện có nhiều diện tích gieo cấy là: Ba Vì 5.723ha, đạt gần 88% tổng diện tích gieo cấy vụ xuân 2021; Sóc Sơn 4.099ha, đạt 43,1%; Ứng Hòa 3.974ha, đạt 47,9%... Tuy nhiên, một số huyện có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhưng tỷ lệ gieo cấy chưa cao, như: Hoài Đức mới cấy được 23ha, đạt 1,6% tổng diện tích; Gia Lâm 20ha, đạt 1,7%; Thanh Oai 360ha, đạt 5,8%... Về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do hơn 30% nhân lực sản xuất nông nghiệp của huyện đã chuyển sang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, làm nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Huyện đang tập trung chỉ đạo để gieo cấy lúa xuân bảo đảm đúng khung thời vụ.
Thông tin thêm về tình hình sản xuất vụ xuân 2021, Chủ tịch UBND xã Cao Dương (huyện Thanh Oai) Trần Thế Anh cho biết, xã Cao Dương đã vận động nông dân ưu tiên nhân lực, thời gian gieo cấy. Xã đã liên hệ với các đơn vị, cá nhân để cung cấp dịch vụ cấy máy cho nông dân trên địa bàn.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, để vụ lúa xuân thắng lợi, các địa phương cần vận động nông dân khẩn trương xuống đồng, hoàn thành việc gieo cấy trước ngày 5-3. Cùng với đó là chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, chủ động triển khai phương án chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân.
Chủ động cấp đủ nước gieo cấy
Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi Hà Nội kiểm tra nguồn nước tại Trạm bơm dã chiến Bá Giang (huyện Đan Phượng) bảo đảm cung cấp đủ nước gieo cấy vụ xuân 2021.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội Đào Quang Khải cho biết, giữa và sau 2 đợt điều tiết từ các hồ thủy điện, mực nước sông Đà, sông Hồng xuống rất thấp khiến nhiều công trình lấy nước của Hà Nội không thể khai thác đủ công suất thiết kế, trong đó có nhiều công trình đầu mối quan trọng, như: Đan Hoài, Phù Sa, Liên Mạc, Cẩm Đình... Về vấn đề này, Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Đan Hoài Nguyễn Hải Trường cho biết: "Để khắc phục tình trạng trên, đơn vị đã chủ động nối dài ống hút Trạm bơm dã chiến Bá Giang; bố trí lực lượng kịp thời vận hành công trình khi thủy triều dâng để tạo nguồn cho các trạm bơm ven sông Đáy, sông Nhuệ hoạt động".
Tương tự, các đơn vị thủy nông đã chủ động lắp đặt 109 trạm bơm dã chiến, bố trí lực lượng trực xuyên Tết Nguyên đán để theo dõi nước sông, kịp thời lấy nước lên đồng ruộng. Nhờ vậy, tính đến 15h ngày 18-2, 4 doanh nghiệp thủy lợi thành phố đã cấp đủ nước cho 70.872ha, đạt 83,5% tổng diện tích gieo cấy vụ xuân 2021; trong đó các huyện: Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Mê Linh, Ứng Hòa, Thanh Trì đã cấp đủ và cơ bản đủ nước cho diện tích gieo cấy lúa xuân. Bên cạnh đó còn một số địa phương có nhiều diện tích lúa nhưng tỷ lệ cấp đủ nước đạt thấp như huyện Gia Lâm mới cấp cho 33,3% tổng diện tích gieo cấy của địa phương, Sóc Sơn 48,9%, Quốc Oai 61,4%...
Giải thích về việc trên, đơn vị thủy nông các huyện cho rằng, ngoài khó khăn về nguồn nước, nông dân nhiều huyện như: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng... chưa thu hoạch rau màu canh tác trên đất trồng lúa. "Chất đất ở huyện Gia Lâm có độ thấm rất cao nên đơn vị chưa thể cấp nước lên ruộng khi nông dân chưa xuống đồng gieo cấy", Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Gia Lâm Phạm Ngọc Hân thông tin.
"Để bảo đảm đủ nước gieo cấy lúa vụ xuân 2021, công ty đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất Bộ NN&PTNT chỉ đạo đơn vị liên quan tiếp tục điều tiết nguồn nước từ các hồ thủy điện bổ sung cho sông Đà, sông Hồng...", Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích Nguyễn Chí Hải nói.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan chuẩn bị cho đợt điều tiết nước lần thứ ba, bắt đầu từ 0h ngày 22-2 đến 24h ngày 27-2. "Đây là đợt lấy nước đặc biệt quan trọng của thành phố Hà Nội. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy lợi cần vận hành tối đa công trình khi mực nước đạt mức cho phép; sử dụng tiết kiệm nguồn nước hồ thủy lợi để phục vụ cho giai đoạn tưới dưỡng lúa xuân. Bên cạnh đó, các địa phương cần vận động nông dân khẩn trương thu hoạch rau màu, xuống đồng làm đất, tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa chống thất thoát, lãng phí nguồn nước", Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị.
Hơn 150 tấn củ cải, cà chua ở Hà Nội được 'giải cứu' Các điểm hỗ trợ người dân đã giúp tiêu thụ gần 150 tấn củ cải, cà chua tại huyện Mê Linh. Hiện trên địa bàn vẫn còn 150 tấn nữa sắp thu hoạch trong 10 ngày tới. Ảnh minh họa Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) cho biết, những ngày qua nhiều người dân đã...