Chuyên gia y tế: Người dân đừng vội bỏ khẩu trang
Hiện nay, Việt Nam đang muốn cân bằng cả về phòng chống dịch và phát triển kinh tế nên sẽ đòi hỏi phải mở cửa, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế mở cửa cũng phải hết sức cẩn trọng, người dân đừng vội bỏ khẩu trang.
Chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tụ tập đông người
GS Nguyễn Văn Kính – nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết hiện tại chúng ta đang phải đặt ra hai mục tiêu đó là tăng trưởng kinh tế và phòng chống dịch.
Mặc dù Việt Nam đã trải qua 65 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên, nếu nhìn vào Bắc Kinh, Hàn Quốc thì ta không thể lơ là trong công tác phòng chống dịch. Bởi vì trên thế giới, và ngay các nước trong ASEAN dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp. Vì thế, dù Việt Nam đã khống chế dịch thành công thì cũng chưa thể dừng công tác phòng chống dịch. Trong thời gian tới, chúng ta muốn mở cửa thì vẫn cần phải cân bằng trong chống dịch để tránh làn sóng thứ hai. Người dân đừng vội bỏ khẩu trang
Nguy cơ làn sóng thứ hai có thể xảy ra với bất kỳ quốc gia nào nếu nới lỏng phòng chống dịch. Việc đưa ra ý kiến mở cửa để phát triển kinh tế, GS Kính cho rằng hiện một số nước có ca tử vong rất nhiều vì thế thời điểm này chưa thích hợp để mở cửa các dịch vụ kinh doanh, du lịch. Chúng ta muốn phát triển thì cần phải phòng chống dịch bền vững.
So với các dịch khác, dịch Covid-19 là dịch mới, có tính lan tràn, lây nhiễm nhanh, tỷ lệ tử vong rất cao, càng các nước hiện đại thì số ca tử vong càng cao.
Chính vì thế, ở Trung Quốc, khi Bắc Kinh có dịch quay trở lại thì người ta đã phải xem xét ngay lập tức việc cách ly lại. Dù phải chịu thiệt hại kinh tế họ cũng phải đóng cửa.
Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc rất kỹ việc có mở cửa hay không, mở như thế nào. Việc mở cửa phải dựa trên từng quốc gia đó dịch bệnh của họ như thế nào, không thể mở cửa tràn lan.
Hiện nay dịch bệnh tại Việt Nam lại quay trở về tình huống thứ nhất đó là các ca bệnh xâm nhận từ nước ngoài về và được cách ly ngay. GS Kính cho rằng chúng ta nên sẵn sàng phòng bệnh, chuẩn bị cho tình huống thứ hai đó là xuất hiện các ca trong cộng đồng.
Chính vì vậy, cần sàng lọc rất kỹ các trường hợp sốt, khó thở vào các cơ sở y tế khám và những người đi về bằng đường bộ. Họ chính là những đốm lửa nhỏ có thể lây nhiễm trong cộng đồng.
Video đang HOT
GS Kính cho biết hiện nay người dân đang quay trở lại cuộc sống bình thường, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang vì nghĩ đã qua giai đoạn bệnh và không có ca bệnh trong cộng đồng. Điều này rất nguy hiểm. Theo GS Kính, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải tập trung phòng chống dịch như hạn chế nơi đông người, đeo khẩu trang thường xuyên, rửa tay vệ sinh sạch sẽ. Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn không thể lơ là, vẫn phải nâng cao các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đã được Bộ Y tế đưa ra từ trước đó.
PGS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết việc phát triển kinh tế là đòi hỏi tất yếu nhưng vẫn thận trọng. Hiện nay Bắc Kinh, Trung Quốc có thể trở thành bài học về chống dịch. Những gì đang diễn biến tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy dịch bệnh có thể gây ra làn sóng thứ hai nếu chúng ta quên phòng dịch.
Hiện Bắc Kinh là một nơi chống dịch tốt nhất tại Trung Quốc, họ cũng trải qua 56 ngày không ghi nhận thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhưng giờ họ đang phải đối mặt với một thử thách mới.
Việt Nam cũng đã có 65 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm lây lan trong cộng đồng. Đó là một tín hiệu vui. Nhưng sự lơ là, chủ quan thì đang diễn biến ở rất nhiều nơi, điển hình là dường như chúng ta đã bỏ qua các bước được khuyến cáo như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khử khuẩn, thực hiện việc sống và làm việc trong “điều kiện mới”.
PGS Phu nhấn mạnh “tôi khuyến cáo người dân vẫn cần chú ý đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng tập trung đông người. Rửa tay sát khuẩn cũng phải được thực hiện thường xuyên để giúp cho chính bản thân được bảo vệ trước virus SARS-CoV-2″.
Ngưng cách ly không có nghĩa là đã hết dịch: Đây là 5 điều bạn cần tránh tuyệt đối khi vừa mới hết giãn cách xã hội
"Điều tồi tệ nhất là khi chúng ta để cảm xúc lấn át thực tế, đưa ra những bước đi sai và rốt cục mọi thứ lại đâu hoàn đấy," - thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo từng phát biểu như vậy. Thế nên, cần hiểu rằng cuộc sống của bạn sẽ chưa thể sớm trở lại bình thường như lúc trước dịch được đâu.
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải ra lệnh phong tỏa các thành phố, nhằm giảm thiểu khả năng lây lan của virus.
Rồi thời tiết ấm dần lên, thời hạn phong tỏa, cách ly xã hội cũng dần chấm dứt. Hàng triệu người vui mừng, phần vì họ đã quá chán khi phải ở nhà, phần do mối lo cơm gạo trước mắt, vốn đã rất căng thẳng kể từ khi kinh tế bị đóng băng.
Nhưng dù vui mừng đến cỡ nào, thì tất cả chúng ta vẫn cần phải nhớ rằng hết cách ly, không có nghĩa là dịch đã chấm dứt. Sự lây lan của virus vẫn đang xảy ra, số người tử vong vẫn tăng từng ngày, nghĩa là mối nguy vẫn còn. Thực tế thì một số quốc gia có nền kinh tế không đủ mạnh, dù muốn hay không cũng buộc phải nới lỏng cách li xã hội.
"Điều tồi tệ nhất là khi chúng ta để cảm xúc lấn át thực tế, đưa ra những bước đi sai và rốt cục mọi thứ lại đâu hoàn đấy," - thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo từng phát biểu như vậy vào ngày 11/4. Vậy nên, cần hiểu rằng cuộc sống của bạn sẽ chưa thể sớm trở lại bình thường như lúc trước dịch được đâu. Và dưới đây là những việc chắc chắn bạn không nên làm sau khi lệnh giãn cách được gỡ bỏ, để bảo vệ đất nước và cho chính bản thân mình.
1. Đừng tụ tập, không tiệc tùng hay "quẩy" bar sàn
Lệnh cách ly - giãn cách xã hội đưa ra không phải để chơi. Mục đích của nó là làm chậm quá trình virus lây lan giữa người với người, thông qua hạn chế tiếp xúc.
Việc ngay lập tức tổ chức tiệc tùng nhậu nhẹt, dù là tại gia hay ngoài quán cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra một môi trường hoàn hảo cho virus lây lan, nhất là trong bối cảnh khoa học xác định có những người nhiễm bệnh nhưng không mang triệu chứng.
"Để tôi nhắc cho bạn nhớ, đây là một virus có khả năng lây lan cao," - trích lời bác sĩ Deborah Birx, thuộc đội phản ứng với virus corona tại Nhà Trắng (Mỹ). "Tụ họp đông người sẽ làm tăng khả năng những người không mang triệu chứng khiến virus lây lan."
Biết rằng ai cũng muốn "xoã", nhưng quả thực giờ vẫn chưa phải lúc làm điều đó đâu.
2. Đừng quên rửa tay
Rửa tay đã là một trong những tiêu chuẩn cần thiết bậc nhất mùa dịch. Và như đã nêu, ngưng giãn cách không có nghĩa là hết dịch. Thế nên đừng chủ quan, mà hãy xem việc rửa tay thường xuyên là một thói quen thường ngày, để hạn chế khả năng lây lan của virus.
3. Đừng vội vàng đến thăm những người có rủi ro cao
Hết lệnh giãn cách, ai cũng tỏ ra háo hức muốn gặp gỡ người thân. Tuy nhiên, việc vội vã đi gặp ông, bà, bố mẹ hay người cao tuổi nói chung vào lúc này vẫn là không nên.
WHO xác nhận, người già là đối tượng gặp rủi ro lớn nhất từ đại dịch Covid-19, không phải vì họ dễ nhiễm bệnh hơn, mà là do các biến chứng để lại có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu vội vã thăm hỏi, hoàn toàn có nguy cơ bạn sẽ lây bệnh cho họ mà không hay, rồi để lại hậu quả lớn hơn rất nhiều.
Hiện tại, công tác điều chế và thử nghiệm vaccine vẫn đang gấp rút được triển khai trên thế giới, nhưng nhiều khả năng phải đến năm sau mới chính thức xuất hiện. Điều này không có nghĩa bạn không được gặp ông bà trong suốt một năm tới, nhưng chí ít hãy cân nhắc những tiêu chuẩn an toàn để hạn chế rủi ro.
4. Đừng vội đi du lịch
Hẳn rồi, chúng ta đều đang rất nóng lòng ra đường, nóng lòng xách ba lô và đi lắm đúng không? Nhưng chớ vội mất kiên nhẫn vào lúc này.
Hãy nhớ, các phương tiện vận chuyển xuyên quốc gia (máy bay, tàu điện) là một trong những tác nhân khiến virus corona trở thành một đại dịch của toàn thế giới. Hơn nữa đi du lịch trong giai đoạn này, nếu chẳng may đến một địa điểm đúng lúc dịch bùng phát, bạn có nguy cơ mắc kẹt ở đó một khoảng thời gian không nhỏ, thậm chí là bản thân cũng bị nhiễm bệnh. Đó là chưa kể đến chuyện khi quay về, bạn cũng sẽ tiếp tục bị cách ly nữa.
5. Và đừng vội từ bỏ khẩu trang
Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất vẫn là giữ thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Các nước phương Tây, thậm chí cả WHO từng cho rằng khẩu trang chỉ nên dành cho nhân viên y tế và những người có triệu chứng, thì nay tất cả đã thay đổi quan điểm. Khẩu trang được chứng minh là phương tiện giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh một cách hiệu quả, vậy nên đừng vội từ bỏ nó, dù giãn cách xã hội đã chấm dứt.
J.D
Nghiên cứu của WHO: Đeo khẩu trang giảm 85% nguy cơ nhiễm Covid-19 Theo đánh giá mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẩu trang và kính bảo vệ mắt làm giảm sự lây lan của Covid-19, trong cả môi trường chăm sóc y tế và cộng đồng nói chung. Thiết bị bảo vệ cá nhân, bao gồm khẩu trang, kính bảo hộ và găng tay. Ảnh: Shutterstock. Số liệu tổng quan cho thấy,...