Chuyên gia y tế Mỹ khuyến nghị sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Novavax
Một ủy ban gồm các chuyên gia y tế Mỹ ngày 7/6 đã khuyến nghị sử dụng vaccine của hãng Novavax phòng ngừa bệnh COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của Novavax (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) triệu tập, tất cả các chuyên gia đã bỏ phiếu ủng hộ sử dụng vaccine của hãng Novavax mặc dù có một số ý kiến lo ngại vaccine này có thể liên quan tới các ca viêm cơ tim hiếm gặp.
FDA dự định sẽ sớm cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine này trong khi Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ sẽ cân nhắc cách thức sử dụng vaccine này một cách tốt nhất trong hướng dẫn ban hành.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Novavax từng là một trong những ứng cử viên tiềm năng trong cuộc đua vaccine toàn cầu. Tuy nhiên, vaccine này “chậm chân” hơn các vaccine khác do nhiều tháng chậm trễ liên quan vấn đề phát triển và sản xuất vaccine.
Video đang HOT
Mỹ vẫn chưa cấp phép sử dụng vaccine của Novavax trong khi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada và Australia và nhiều nước khác đã “bật đèn xanh” cho sử dụng vaccine này. Giới chức Mỹ hy vọng vaccine này được bào chế theo công nghệ truyền thống, không giống vaccine của các hãng hãng Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA, có thể là sự lựa chọn đối với những người vẫn do dự tiêm vaccine công nghệ mRNA. Ngoài ra, loại vaccine này có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, nghĩa là chỉ cần làm lạnh bình thường và vận chuyển đến bệnh nhân dễ dàng hơn.
Hiện có 3 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được sử dụng tại Mỹ, gồm các vaccine của hãng Pfizer, Moderna được bào chế dựa trên công nghệ RNA và vaccine của hãng Johnson&Johnson, mới đây được khuyến nghị không sử dụng rộng rãi bởi có liên quan tới một dạng cục đông máu nghiêm trọng.
Vaccine của Novavax được chứng minh có hiệu quả tới 90% trong việc ngăn ngừa COVID-19 trong các thử nghiệm được tiến hành trước khi xuất hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên, trong số những người được tiêm vaccine này đã có 6 trường hợp gặp biến chứng viêm cơ tim, trong đó có 5 người xuất hiện triệu chứng này hai tuần sau khi được tiêm. Ở nhóm được tiêm giả dược chỉ phát hiện một trường hợp viêm cơ tim. Novavax cho rằng chưa đủ bằng chứng để khẳng định vaccine của hãng là nguyên nhân gây ra các ca viêm cơ tim này.
Hãng dược phẩm J&J công bố hiệu quả của vaccine liều thứ hai
Một mũi tiêm thứ hai của vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson (J&J) sản xuất sẽ giúp làm gia tăng mạnh mẽ kháng thể trong cơ thể người được tiêm.
Đó là những kết quả sơ bộ thu được từ hai giai đoạn thử nghiệm ban đầu đối với vaccine ngừa COVID-19 của J&J, công bố trong ngày 25/8.
Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của J&J nêu rõ, mũi tăng cường của vaccine đơn liều do hãng này sản xuất có thể giúp cơ thể người được tiêm sản sinh lượng kháng thể cao hơn gấp 9 lần so với mức độ kháng thể được ghi nhận sau khi tiêm mũi thứ nhất 28 ngày.
Tuy nhiên, không giống như các kháng thể trung hòa - vốn có thể tiêu diệt virus, gắn các kháng thể vào virus nhưng không tiêu diệt virus hoặc ngăn cơ thể nhiễm bệnh - các kháng thể sản sinh từ vaccine của J&J cảnh báo hệ thống miễn dịch của cơ thể người được tiêm về sự hiện diện của virus để các tế bào bạch cầu có thể tập hợp lại và tiêu diệt virus.
Đây là lần đầu tiên những bằng chứng về hiệu quả của liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của J&J được công bố. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đang chờ đợi để tư vấn về liều tăng cường cho những người bị suy giảm miễn dịch trước đó đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của J&J.
Theo J&J, các nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể trong các phản ứng kháng thể liên kết ở những người tham gia thử nghiệm trong độ tuổi từ 18-55, trong khi hiệu quả của liều tăng cường này đối với những người từ 65 tuổi trở lên lại cho thấy hiệu quả thấp hơn.
Trước đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine hồi tháng 7 vừa qua, cho thấy các kháng thể trung hòa do vaccine đơn liều ngừa COVID-19 của J&J tạo ra vẫn duy trì ở mức ổn định trong vòng 8 tháng kể từ khi được tiêm.
Trong khi đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học New York thực hiện đối với "một số lượng đáng kể" các mẫu máu của những người đã được tiêm vaccine của J&J lại cho thấy loại chế phẩm không có hiệu quả cao trong việc tạo ra các kháng thể trung hòa chống lại Delta và một số biến thể khác của virus SARS-CoV-2.
Theo J&J, hãng dược phẩm này đang phối hợp với CDC Mỹ, Cơ quan quản lý dược phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan y tế khác về liều tiêm tăng cường của vaccine ngừa COVID-19 do hãng này sản xuất.
Do là vaccine đơn liều và không yêu cầu công tác bảo quản và vận chuyển phức tạp, vaccine J&J từng được xem là "bảo bối" để tiêm chủng ở những khu vực khó tiếp cận. Tuy nhiên, sau những lo ngại về tính an toàn của chế phẩm này và một số trục trặc trong khâu sản xuất, vaccine của J&J trở thành vaccine được tiêu thụ ít nhất tại châu Âu, so với tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 còn lại được châu lục này cấp phép sử dụng.
Mỹ cấp phép đầy đủ cho vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech Ngày 23/8, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép đầy đủ cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech, quyết định được chờ đợi nhằm đẩy nhanh quá trình tiêm chủng ở Mỹ. Đây cũng là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được FDA cấp phép đầy đủ trong bối cảnh các vaccine phòng COVID-19 khác...